10+ Thuốc Giảm Đau Răng Nhanh + Tốt Nhất (Uống, Chấm)

Các thuốc giảm đau răng hiện này thường được bào chế dưới dạng thuốc uống, thuốc chấm hay thuốc bôi. Dưới đây  là top 10+ loại thuốc trị nhức răng cho tác dụng giảm đau nhanh và đang được sử dụng phổ biến.

11 thuốc giảm đau răng nhanh

Đau răng là triệu chứng thường gặp khi bị sâu răng hoặc nhiễm trùng răng miệng. Nếu cơn đau có tính chất nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc sau:

1. Thuốc bôi giảm đau răng Anbesol Gel

Anbesol Gel là thuốc kê đơn thường được sử dụng trong điều trị đau răng. Thuốc chứa thành phần chính là alcohol, benzocain và phenol. Chúng hoạt động bằng cách gây tê cục bộ ở khu vực nướu răng, ngăn chặn sự truyền phát tín hiệu đau về hệ thần kinh trung ương, giúp bệnh nhân giảm bớt tình trạng đau nhức trong răng. 

thuốc giảm đau răng nhanh
Thuốc giảm đau răng Anbesol được bào chế dưới dạng gel bôi

Đôi khi, thuốc Anbesol Gel còn được chỉ định để điều trị loét miệng và một số bệnh lý khác như Herpes môi hay nướu phát sinh sau khi làm răng giả. Thuốc được chỉ định cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn. Chống chỉ định cho người có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Khi sử dụng Anbesol Gel trị đau răng, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như châm chích, nóng rát nhẹ, đỏ nướu, đóng vảy trắng ở nơi bôi thuốc. Tránh sử dụng thuốc quá liều lượng quy định.

Các dùng thuốc:

  • Mỗi ngày sử dụng 4 lần
  • Sau khi đánh răng sạch sẽ, lấy một lượng thuốc vừa đủ bôi một lớp mỏng vào vùng răng bị đau, tránh bôi quá nhiều.

Giá bán tham khảo: 230.000 VNĐ/tuýp

2. Thuốc uống giảm đau răng do nhiễm trùng Franrogyl

Franrogyl cũng là loại thuốc giảm đau răng được chỉ định rộng rãi. Thuốc hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và chống lại tình trạng nhiễm trùng trong răng, viêm miệng, viêm nướu hay viêm nha chu. Một số trường hợp cũng có thể được bác sĩ chỉ định loại thuốc này để ngăn ngừa nhiễm trùng răng miệng sau khi làm phẫu thuật.

Thuốc Franrogyl được bào chế từ các thành phần gồm Spiramycin, Metronidazol, Titan dioxid, Erythrocin lake kết hợp với một số loại tá dược khác. Thuốc có dạng viên nén bao phim sử dụng theo đường uống. Trẻ em dưới 6 tuổi và người bị dị ứng với một trong các thành phần của Franrogyl không nên dùng loại thuốc này.

Liều dùng:

  • Người trưởng thành: Ngày uống 2 – 3 lần x 2 viên/lần
  • Trẻ 6 – 10 tuổi: Mỗi lần dùng 1 viên x 2 lần/ngày
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần uống 1 viên x 3 lần/ngày

Để tránh gây hại cho dạ dày, bệnh nhân nên dùng thuốc Franrogyl sau khi ăn no khoảng 30 phút. Thuốc hiện đang được bán trên thị trường với giá khoảng 55.000 đồng/ hộp x 20 viên.

3. Thuốc trị đau răng Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt không kê đơn thường được sử dụng để điều trị triệu chứng đau do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm cả chứng đau răng. Bệnh nhân bị đau răng do viêm tủy, sâu răng, mọc răng, áp xe chân răng hoặc viêm nướu đều có thể uống Paracetamol để làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu.

thuốc giảm đau răng nhanh Paracetamol
Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình

Thuốc được bào chế dưới nhiều hình thức như viên nén, viên nang, bột hoặc dung dịch. Thuốc có tác dụng giảm đau nhanh đối với các cơn đau ở mức độ nhẹ đến vừa. Ngoài ra, Paracetamol  còn giúp giảm nóng sốt cho các trường hợp bị nhiễm trùng.

Thận trọng khi dùng thuốc Paracetamol trị đau răng cho phụ nữ mang thai, người bị dị ứng với thuốc. Không sử dụng thuốc quá 5 ngày cho trẻ em và quá 10 ngày đối với người lớn mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Trong quá trình điều trị với thuốc, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tạo máu, nhiễm độc thận, nổi mề đay…

Hướng dẫn cách dùng thuốc:

  • Trẻ em: Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Người trường thành: Liều dùng được khuyến cáo dao động từ 325 – 650 mg, lặp lại sau mỡi 4 – 6 tiếng.

Hiện này, thuốc Paracetamol đang được bày bán rộng rãi tại các tiệm thuốc tây mà không cần kê đơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

4. Thuốc giảm đau răng chứa Lidocaine

Lidocaine là một loại hoạt chất gây tê tại chỗ thường được sử dụng trong phẫu thuật. Chất này cũng được điều chế dưới dạng dàng thuốc xịt, kem, gel bôi hay dung dịch chấm dùng trong điều trị đau răng.

Khi sử dụng, hoạt chất Lidocaine sẽ nhanh chóng thẩm thấu vào lớp niêm mạc và tạm thời gây tê vùng bị đau, giảm cảm giác đau răng cho người bệnh. Thuốc có tác dụng giảm đau khá nhanh nhưng hiệu quả không duy trì được lâu. Do vậy mà người bệnh cần bôi thuốc nhiều lần trong ngày.

Các thuốc chứa Lidocaine có thể gây bỏng rát lợi nếu lạm dụng quá mức. Không dùng thuốc kéo dài trong nhiều ngày dẫn đến các tác dụng phụ bất lợi cho cơ thể.

Cách sử dụng:

  • Trước tiên người bệnh nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Dùng một cái khăn mềm thấm khô khu vực nướu xung quanh răng bị đau
  • Dùng tăm bông để bôi thuốc vào nơi cần điều trị
  • Thoa thuốc lặp lại theo số lần được bác sĩ chỉ định

5. Thuốc Alaxan

Thuốc giảm đau răng Alaxan có sự kết hợp giữa hai thành phần chính là Paracetamol và Ibuprofen nên giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng. Loại thuốc này cũng được chỉ định phổ biến trong điều trị đau đầu, đau lưng, căng cơ và các chứng đau khác trong cơ thể.

thuốc trị đau răng Alaxan
Alaxan có tác dụng giảm đau nhanh cho các trường hợp bị đau răng

Chống chỉ định sử dụng Alaxan cho người bị dị ứng với thuốc, bệnh nhân có tiền sử bị co thắt phế quản, viêm loét dạ dày, suy tim, suy giảm chức năng gan, thận, người mang thai 3 tháng cuối. Bệnh nhân có thể tìm mua thuốc tại các cửa hàng thuốc tây với giá khoảng 100.000 VNĐ/hộp 100 viên.

Cách dùng thuốc:

  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: Mỗi lần uống 1 viên.
  • Nếu răng vẫn còn đau thì dùng liều tiếp theo sau khoảng 6 tiếng
  • Không dùng thuốc Alaxan điều trị đau răng liên tục quá 10 ngày.

6. Thuốc chấm giảm đau răng Dentanalgi

Dentanalgi là cồn thuốc trị đau răng do công ty CP Dược Phẩm OPC sản xuất. Các thành phần chính có trong thuốc bao gồm Camphor, Menthol, Procain hydroclorid, thông bạch, tinh dầu đinh hương, sao đen, tạo giác và một số loại tá dược khác.

Thuốc Dentanalgi được bào chế dưới dạng dung dịch chấm vào răng. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị đau răng, viêm nướu, viêm nha chu. Không sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, , trẻ từng bị sốt cao dẫn đến co giật hoặc động kinh, bệnh nhân dị ứng với các thành phần có trong thuốc.

Cách sử dụng thuốc chữa đau răng Dentanalgi:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Sử dụng một miếng bông gòn tẩm thuốc chấm vào nơi đau 3 – 4 lần mỗi ngày
  • Cách khác có thể pha loãng 1ml dung dịch thuốc với 60 ml nước đun sôi để nguội. Dùng ngậm và súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày.

7. Thuốc Rodogyl

Thuốc Rodogyl được bác sĩ kê đơn để điều trị cho các trường hợp bị đau răng do nhiễm khuẩn răng miệng hoặc do bị viêm nha chu. Chứa thành phần hoạt chất kháng sinh Metronidazole và Spiramycin, thuốc có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn gây  bệnh trong khoang miệng, cải thiện tình trạng sưng viêm, qua đó giảm cơn đau nhức ở răng cho bệnh nhân.

Thuốc chữa đau răng Rodogyl
Rodogyl được chỉ định cho các trường hợp bị đau răng do nhiễm trùng răng miệng

Thuốc chống chỉ định tuyệt đối cho trẻ em dưới 6 tuổi, người không dung nạp gluten hoặc bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc. Thận trọng khi chỉ định Rodogyl cho phụ nữ có thai và người đang nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ.

Cách dùng thuốc:

  • Trẻ từ 6 – 10 tuổi: Mỗi ngày dùng 1 viên x 2 lần/ngày
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: Mỗi lần dùng 1 viên x 3 lần/ngày
  • Người trưởng thành: Mỗi lần dùng 2 viên x 2 – 3 lần/ngày
  • Uống thuốc trực tiếp với nước trong bữa ăn

8. Thảo dược trị đau răng Nam Hoàng

Đây là thảo dược đặc trị đau răng, sâu răng do đông y Nam Hoàng sản xuất. Sản phẩm chứa chiết xuất bạch chỉ, binh lang, uy linh tiên, tế tân và một số thảo dược khác.

Thảo dược trị đau răng Nam Hoàng đã được Sở Y Tế kiểm định và cấp phép lưu hành. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên nên khá an toàn, có thể dùng được cho cả bà bầu và phụ nữ đang cho con bú.

Ngoài tác dụng giảm đau răng, sản phẩm này còn có nhiều tác dụng khác như:

  • Điều trị sâu răng
  • Chữa chảy máu chân răng, tê buốt răng
  • Điều trị viêm nha chu, viêm nướu lợi cấp tính, sưng viêm chân răng, viêm lợi.

Cách sử dụng:

  • Đánh răng sạch sẽ rồi dùng bông gòn chấm thuốc bôi lên răng bị đau
  • Mỗi ngày sử dụng 4 lần sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ
  • Lắc đều chai trước khi sử dụng
  • Chống chỉ định sử dụng thảo dược trị đau răng Nam Hoàng cho trẻ em dưới 5 tuổi

Giá bán tham khảo: Khoảng 350.000 đồng/lọ 20ml

9. Thuốc chữa đau răng Acetaminophen

Tiếp theo trong danh sách các loại thuốc giảm đau răng cấp tốc đang được sử dụng phổ biến hiện nay là Acetaminophen. Thuốc giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau cho các trường hợp bị sâu răng hoặc đau răng do mắc các bệnh lý nha khoa khác. Loại thuốc này cũng có thể được sử dụng để giảm sốt, điều trị đau lưng, đau cơ, đau đầu hay đau nhức xương khớp.

thuốc giảm đau răng Tylenol
Thuốc giảm đau răng Acetaminophen

Thuốc Acetaminophen cho hiệu quả tốt đối với các cơn đau răng từ nhẹ đến vừa. Bệnh nhân có thể chỉ định thuốc ở các dạng viên nén, viên sủi bọt, thuốc bột, siro hay hỗn dịch với các dạng hàm lượng khác nhau tùy theo độ tuổi.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Acetaminophen: Đi ngoài phân đen hoặc phân lẫn máu, nước tiểu đục, nổi mề đay, bầm tím da, vàng da… Không chỉ định thuốc cho bệnh nhân bị dị ứng với Acetaminophen, người đang mắc bệnh suy gan, suy thận, phenylketon niệu hoặc đang mang thai.

Cách dùng thuốc: 

– Ở người lớn:

  • Thuốc dạng phóng thích nhanh: Uống liều 325mg – 1g, lặp lại sau mỗi 4 – 6 tiếng nếu răng vẫn còn đau.
  • Thuốc dạng phóng thích kéo dài: Dùng liều 1300mg sau mỗi 8 tiếng

– Trẻ em:

Liều dùng thuốc Acetaminophen cho trẻ được xác định dựa trên cân nặng của bé. Phụ huynh nên cho con uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

10. Thuốc Dorogyne

Thuốc Dorogyne do Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco sản xuất. Thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng đau răng do mắc các bệnh lý nhiễm trùng ở răng miệng cấp và mãn tính, chẳng hạn như viêm miệng, viêm quanh chân răng, viêm nha chu, viêm dưới hàm…

Dorogyne không được khuyến cáo dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi hay người có tiền sử bị dị ứng với thành phần của thuốc. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Trẻ 5 – 10 tuổi: Ngày uống 2 lần x 1 viên/lần
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: Ngày uống 3 lần x 1 viên/lần
  • Người trưởng thành: Ngày uống 2 – 3 lần x 2 viên/lần

11. Thuốc trị đau răng Naphacogyl

Thuốc Naphacogyl được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà. Chứa thành phần chính là Acetyl Spiramycin và Metronidazol , loại thuốc này có tác dụng điều trị đau nhức trong răng, nhiễm trùng nướu và các chứng nhiễm trùng răng miệng khác trong giai đoạn cấp và mãn tính. Một số trường hợp mới làm phẫu thuật răng miệng cũng có thể được bác sĩ chỉ định loại thuốc này để dự phòng nhiễm khuẩn.

Thuốc trị đau răng Naphacogyl 
Thuốc Naphacogyl được sử dụng phổ biến trong điều trị đau răng

Thuốc Naphacogyl có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, phát ban, rối loạn tiêu hóa, giảm bạch cầu tạm thời, có vị kim loại trong miệng… Bệnh nhân nên sử dụng thuốc trong bữa ăn và uống đúng liều lượng được khuyến cáo để hạn chế phát sinh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Cách dùng thuốc:

  • Trẻ 5 – 10 tuổi: Mỗi ngày uống 2 viên chia làm 2 lần uống
  • Trẻ 10 – 15 tuổi: Ngày uống 3 viên chia làm 3 lần uống
  • Người lớn: Ngày uống từ 4 – 6 viên chia làm 2 lần uống

Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau răng

  • Tình trạng đau nhức trong răng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy người bệnh nên tới các phòng khám nhau khoa để xác định rõ nguyên nhân và được chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau răng nào, bao gồm cả thuốc không cần kê đơn.
  • Các loại thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc đúng theo khuyến cáo trong đơn. Tránh tự ý uống thuốc bừa bãi hoặc sử dụng kéo dài mà không thông qua ý kiến bác sĩ.
  • Trong quá trình dùng thuốc giảm đau răng, người bệnh cần chú ý đánh răng thường xuyên kết hợp súc miệng bằng nước muối để răng miệng luôn sạch sẽ. Hạn chế ăn đồ cứng hay các món quá nóng hoặc quá lạnh.

Bạn nên tham khảo thêm

4.3/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *