Đau nhức răng dẫn đến đau đầu có sao không?

Đau răng dẫn đến đau đầu có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng xoang hoặc rối loạn chức năng khớp thái dương hàm. Do đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng này nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau nhức răng dẫn đến đau đầu
Đau nhức răng dẫn đến đau đầu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý tiềm ẩn

Đau răng có dẫn đến đau đầu không?

Đau răng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như sâu răng, nứt răng hoặc răng khôn bị ảnh hưởng. Những tình trạng này nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến tình trạng đau đầu hoặc đau nửa đầu. Đau nhức răng dẫn đến đau đầu thường là một cơn đau nhói, đau ở một bên kết hợp với các triệu chứng khác, chẳng hạn như buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh.

Các chuyên gia cho răng tình trạng này có thể liên quan đến các dây thần kinh sinh ba, là dây thần kinh thứ 5 trong số 12 dây thần kinh sọ. Các dây thần kinh sinh ba cung cấp cảm giác đến hầu hết các cơ quan trên khuôn mặt, bao gồm môi trên – dưới, răng và nướu.

Bên cạnh đó, các dây thần kinh sinh ba cũng đóng vai trò quan trọng ở người bệnh đau nửa đầu. Điều này có nghĩa là một cơn đau răng có thể dẫn đến hoặc liên quan đến tình trạng đau nửa đầu.

Ngoài tình trạng đau nửa đầu, một cơn đau răng có thể dẫn đến đau đầu. Tình trạng này cũng được cho là có liên quan đến các dây thần kinh nối răng với các cấu trúc khác trên khuôn mặt, bao gồm răng.

Bên cạnh đó, mặc dù không phổ biến nhưng các bệnh nướu răng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm nha chu tiến triển cũng có thể gây đau đầu.

Nguyên nhân khiến đau răng dẫn đến đau đầu

Có một số nguyên nhân có thể gây đau răng dẫn đến đau đầu hoặc đau răng kết hợp với đầu đầu. Các nguyên nhân đôi khi có thể không liên quan đến các vấn đề nha khoa, chẳng hạn như:

1. Nghiến răng khi ngủ

Nghiến răng khi ngủ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau răng dẫn đến đau đầu. Điều này xảy ra vào ban đêm do đó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi.

Đau răng dẫn đến đau nửa đầu
Nghiến răng khi ngủ có thể dẫn đến một cơn đau âm ỉ bao trùm khắp đầu

Đau đầu do chứng nghiến răng khi ngủ thường là một cơn đau âm ỉ bao trùm khắp đầu hoặc xuất hiện ở phía sau mắt. Tình trạng này có thể gây đau nhức hàm. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng gây kích thích khớp hàm hoặc khó mở hoặc đóng miệng.

Nghiến răng về đêm có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Răng mẫn cảm quá mức
  • Đau cổ hoặc nhức mỏi cổ
  • Đau mắt dữ dội
  • Đau nhức cơ hàm
  • Hàm hoặc miệng không thể đóng – mở đúng cách
  • Đau ở tai
  • Tổn thương bên trong má do chuyển động của răng
  • Đau đầu âm ỉ
  • Nhức đầu vào buổi sáng sớm
  • Mòn răng, nứt mẻ hoặc lung lay răng

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nghiến răng không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ rối loạn khớp thái dương hàm, khiến răng lung lay, làm gãy hoặc hỏng mão răng. Trong các trường hợp nghiêm trọng, nghiến răng khi ngủ có thể gây tổn thương xương hàm, giảm thính lực và thay đổi hình dạng khuôn mặt.

2. Sâu răng

Sâu răng là tình trạng hình thành các tổn thương trên bề mặt răng và chân răng. Tình trạng này thường liên quan đến việc thiếu vệ sinh răng miệng, chẳng hạn như không đánh răng và làm sạch nướu đúng cách. Bên cạnh đó, tiêu thụ đồ uống và sử dụng thức ăn có chứa đường cũng có thể dẫn đến sâu răng.

Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây đau răng dẫn đến đau đầu. Sâu răng nghiêm trọng có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng. Điều này khiến các dây thần kinh tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, nhiệt độ nóng và lạnh, điều này có thể dẫn các tín hiệu đau đến đầu hoặc một số bộ phận khác trên mặt.

Sâu răng là tình trạng nha khoa phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên người bệnh cần có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro liên quan, bao gồm mất răng.

3. Viêm xoang

Viêm xoang hoặc nhiễm trùng xoang có thể dẫn đến cảm giác khó chịu từ một hoặc vài răng, đặc biệt là răng hàm trên do răng được đặt ngay bên dưới xoang hàm. Bên cạnh răng, viêm xoang có thể dẫn đến đau đầu, tình trạng này thường nghiêm trọng hơn người bệnh cúi người về phía trước.

viêm xoang gây đau răng nhức đầu
Viêm xoang có thể gây đau đầu và đau các răng hàm ở bên dưới xoang

Các dấu hiệu và triệu chứng viêm xoang phổ biến bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh
  • Nghẹt mũi và chảy mủ (dịch mũi có chứa mủ)
  • Có áp lực trong tai hoặc có ù tai
  • Hôi miệng

4. Rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là thuật ngữ đề cập đến các vấn đề trong khớp hàm (nằm ở phía trước tai) và các cơ xung quanh. Tình trạng này có thể gây đau răng dẫn đến đau đầu hoặc đau bên trong tai.

Cơn đau đầu do rối loạn khớp thái dương hàm thường được mô tả như một cơn đau ở gần tai và di chuyển về phía hàm, thái dương hoặc cổ. Những cơn đau đầu này thường được kích hoạt khi người bệnh cử động hàm, như nhai, mở hoặc đóng miệng.

Việc chẩn đoán và điều trị tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm là điều cần thiết để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến đầu, tai, cổ hoặc các cơ quan khác.

5. Đau dây thần kinh sinh ba

Đau dây thần kinh sinh ba là một rối loạn đau được gây ra khi dây thần kinh sinh ba bị kích thích. Các rối loạn này có thể gây ra các cơn đau răng dẫn đến đau đầu hoặc đau nửa đầu. Các cơn đau thường xuất hiện dữ dội trên khuôn mặt như bị đâm hoặc bị sốc và thường chỉ xảy ra ở một bên đầu.

tại sao đau răng lại đau đầu
Tổn thương dây thần kinh sinh ba có thể dẫn đến tình trạng đau răng và đau đầu

Trong một số trường hợp, cảm giác đau nhức có thể chạy dọc theo hàm trên hoặc dưới, tương tự như các triệu chứng áp xe răng, sâu răng hoặc các vấn đề viêm tủy. Trên thực tế, tổn thương các dây thần kinh sinh ba đôi khi có thể dẫn đến đau gần mắt, hàm trên, hàm dưới, đau khi nhai, đánh răng, mỉm cười, nói hoặc khi chạm nhẹ vào mặt.

Rối loạn dây thần kinh sinh ba không thể chữa khỏi. Tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng để tránh các rủi ro liên quan.

Đau răng dẫn đến đau đầu có nguy hiểm không?

Mặc dù không phổ biến tuy nhiên đôi khi tình trạng đau răng dẫn đến đau đầu có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, một số tình trạng răng miệng không được điều trị có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và gây đe dọa đến tính mạng. Tình trạng này được gọi là huyết khối xoang hang, có thể dẫn đến các cơn đau đầu dữ dội, và thường ảnh hưởng đến khu vực phía sau mắt hoặc trán.

Cụ thể, tình trạng này có thể tăng nguy cơ dẫn đến các rủi ro khác, chẳng hạn như:

  • Vấn đề về thị lực: Dẫn đến suy giảm thị lực vĩnh viễn, mặc dù không phổ biến.
  • Hình thành cục máu đông: Cục máu đông có thể hình ở nhiều vị trí trên cơ thể, chẳng hạn như chân, phổi hoặc não. Đôi khi tình trạng này có thể gây đe dọa đến tính mạng.
  • Nhiễm trùng lan rộng: Các rủi ro có thể bao gồm gây viêm màng não (một bệnh nhiễm trùng lớp bảo vệ bên ngoài của não có thể gây ra các triệu chứng như cứng cổ, rối loạn tâm thần và nhạy cảm với ánh sáng) và nhiễm trùng huyết (dẫn đến các triệu chứng như ớn lạnh, tim đập nhanh và thở nhanh). Cả hai tình trạng này đều rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

Do đó, người bệnh đau răng dẫn đến đau đầu nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp, đặc biệt là khi các triệu chứng kéo dài.

Đau răng dẫn đến đau đầu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Một người bị đau răng dẫn đến đau đầu nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc chẩn đoán các nguyên nhân cơ bản là điều cần thiết để cải thiện ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng liên quan.

đau răng đau đầu có nguy hiểm không
Đến gặp nha sĩ để được kiểm tra và điều trị phù hợp

Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bệnh ngay khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Đau lưỡi và miệng
  • Sưng mặt, cổ và má
  • Ngứa hoặc cảm giác nóng trên da
  • Buồn nôn và nôn
  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Đau đầu dữ đội
  • Mất thị lực
  • Khó thở
  • Mất ý thức

Phòng ngừa sâu răng gây đau đầu

Giữ gìn vệ sinh răng miệng là cách tốt nhất để phòng ngừa các rủi ro liên quan. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện phòng phòng ngừa chẳng hạn như:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Đánh răng hai lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và thức ăn kẹt giữa các kẽ răng. Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng một lần mỗi ngày để làm sạch giữa các kẽ răng.
  • Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng: Đối với người nghiến răng khi  ngủ có thể cân nhắc sử dụng dụng cụ ngăn cách răng để tránh gây mòn, nứt hoặc tổn thương răng.
  • Chải răng nhẹ nhàng: Nhiều nghiên cứu cho thấy đánh răng với lực mạnh có thể làm mòn men răng và tăng nguy cơ tổn thương. Do đó, đánh răng với một lực nhẹ nhàng, ở một góc 45 độ và chải theo đường tròn trong 2 phút để làm sạch răng.
  • Khám răng định kỳ: Khám và làm sạch răng định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm để làm sạch vi khuẩn, mảng bám và các nguy cơ gây tổn thương răng khác.
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Hạn chế sử dụng đồ ngọt, đồ ăn vặt và đồ uống có đường để tránh các rủi ro gây tổn thương răng.

Đau răng gây đau đầu có thể là dấu hiệu của các bệnh lý cần điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể được điều trị dễ dàng trong giai đoạn đầu. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên lên kế hoạch điều trị kịp lúc để tránh các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: Bị đau răng nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh cơn đau?

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *