Có nên dùng thuốc trị đau răng khi mang thai?
Nội dung bài viết
Phụ nữ mang thai thường dễ bị đau răng, ê buốt răng và đau nướu hơn do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Để cải thiện tình trạng này, nha sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị bao gồm cách giảm đau tại nhà và thuốc trị đau răng khi mang thai.
Nguyên nhân gây đau răng khi mang thai
Khi mang thai cơ thể người phụ nữ trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Những thay đổi này có thể dẫn đến nhiều phản ứng, bao gồm các cơn đau răng, ê buốt răng và một số bệnh lý về nướu răng.
Cơ thể phụ nữ trải qua nhiều thay đổi khi mang thai, chẳng hạn như gia tăng estrogen và progesterone. Điều này có thể dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như buồn nôn, nôn và những thay đổi liên quan đến răng miệng, chẳng hạn như tăng nguy cơ hình thành mảng bám răng.
Sự tích tụ mảng bám răng có thể dẫn đến các cơn đau răng khi mang thai, chảy máu chân răng hoặc viêm nướu khi mang thai. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến 75% phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp, đau răng khi mang thai có thể liên quan đến bệnh nha chu. Đây là một tình trạng viêm nướu nghiêm trọng, có thể phá hủy xương nâng đỡ răng và gây mất răng. Đôi khi, đau răng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu ung thư hoặc khối u phát triển trên nướu.
Ngoài ra, tình trạng đau răng khi mang thai có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như:
- Mang thai gây thay đổi sự thèm ăn và phụ nữ mang thai có thể thích các món ăn gây hại cho răng. Tác động của một số loại thức ăn, đặc biệt là thức ăn nhiều đường hoặc axit, có thể làm tăng nguy cơ đau răng.
- Sự phát triển mô quá mức trong thai kỳ (đặc biệt là tam cá nguyệt thứ hai) có thể dẫn đến các cơn đau răng. Ngoài ra, sự thay đổi các mô ở răng có thể gây ảnh hưởng đến việc nhai và thói quen ăn uống.
- Thường xuyên sử dụng đồ ăn nhẹ có đường hoặc nhiều carbohydrate ở phụ nữ mang thai cũng có thể dẫn đến các cơn đau răng.
- Trào ngược dạ dày thực quản hoặc ốm nghén cũng có thể làm tăng axit trong miệng, làm hỏng men răng và gây đau răng.
Có nên dùng thuốc trị đau răng khi mang thai?
Sử dụng thuốc trị đau răng là một biện pháp phổ biến và hiệu quả cao. Tuy nhiên ở phụ nữ mang thai, việc sử một số loại thuốc trị đau răng có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn, bao gồm dị tật bẩm sinh hoặc sinh non.
Một số loại thuốc giảm đau răng có chứa Acetaminophen được cho là an toàn để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Acetaminophen được sử dụng thường xuyên trong thai kỳ để giảm đau và giảm sốt mà không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng điều trị đau răng để tránh các tác dụng phụ.
Phụ nữ mang thai có thể sử dụng thuốc để cải thiện các cơn đau răng hoặc các bệnh răng miệng khác. Tuy nhiên sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Các loại thuốc trị đau răng khi mang thai
Trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai, người dùng cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Một số loại thuốc trị đau răng khi mang thai an toàn, chẳng hạn như:
1. Acetaminophen giảm đau răng khi mang thai
Acetaminophen là thành phần giảm đau an toàn được sử dụng trong thai kỳ. Acetaminophen thường được sử dụng để cải thiện các chứng đau đầu, sốt, nhức răng và đau họng. Thuốc có thể được sử dụng trong suốt thai kỳ và có khoảng 50% phụ nữ mang thai sử dụng Acetaminophen để cải thiện cơn đau răng.
Tuy nhiên, không sử dụng Acetaminophen với số lượng lớn hơn liều lượng quy định. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ thường xuyên sử dụng Acetaminophen trong thai kỳ có thể dẫn đến chứng tăng động ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trẻ tiếp xúc với Acetaminophen nhiều khi ở trong bụng mẹ có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao hơn những trẻ khác.
2. Ibuprofen và Naproxen trị đau răng khi mang thai
Ibuprofen và naproxen là thuốc chống viêm không steroid được xem là an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Thuốc được sử dụng để cải thiện cơn đau răng, ê buốt răng và một số cơn đau khác trong thai kỳ.
Tuy nhiên, cả Ibuprofen và Naproxen đều cần được sử dụng thận trọng trong thai kỳ. Ngoài ra, không tự ý sử dụng thuốc trị đau răng khi mang thai khi không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Lưu ý khi sử dụng: Ibuprofen và Naproxen thường được cho là an toàn trong 20 tuần đầu của thai kỳ, nhưng thuốc không được khuyến cáo trong nửa cuối của thai kỳ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận của ở nhi và chảy máu trong khi sinh ở thai phụ.
Thuốc trị đau răng khi mang thai không được khuyến cáo
Bên cạnh các loại thuốc trị đau răng khi mang thai, người bệnh cần lưu ý các loại thuốc không được khuyến cáo để tránh các rủi ro không mong muốn. Các loại thuốc không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai bao gồm:
1. Aspirin
Aspirin không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Các loại thuốc trị đau răng khi mang thai khác, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen được coi là an toàn trong thai kỳ khi sử dụng trước tuần 20. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) khác, bao gồm aspirin, ibuprofen và naproxen đều không nên được sử dụng sau tuần 20.
Phụ nữ sử dụng aspirin trong thai kỳ có thể dẫn đến tình trạng nước ối thấp, mặc dùng điều này hiếm khi xảy ra. Ngoài ra, sử dụng NSAID kéo dài có thể gây các vấn đề nghiêm trọng về thận, tim và một số vấn đề khác.
2. Thuốc giảm đau theo toa
Thuốc giảm đau theo toa phổ biến là Opioid, có thể được sử dụng để điều trị các cơn đau răng nghiêm trọng. Tuy nhiên các loại thuốc này được xem là có thể gây nghiện và không phù hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên đôi khi loại thuốc này có thể được sử dụng như thuốc trị đau răng khi mang thai nếu các lợi ích vượt khỏi nguy cơ.
Ngoài ra, thuốc giảm đau theo toa được cho là không an toàn với thai nhi. Các rủi ro liên quan bao gồm sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Khi mới sinh, trẻ cũng có thể bị nhẹ cân, khó thở, buồn ngủ thường xuyên và gặp các vấn đề không mong muốn khi bú.
Các loại thuốc trị đau răng khi mang thai thường được sử dụng ngắn hạn dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, phụ nữ mang thai không nên tự ý sử dụng thuốc khi không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Biện pháp trị đau răng khi mang thai tại nhà
Bên cạnh các loại thuốc trị đau răng khi mang thai, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp trị đau răng cho bà bầu tại nhà, chẳng hạn như:
- Súc miệng với nước ấm sau mỗi bữa ăn có thể loại bỏ các mảnh vụn thức ăn, ngăn ngừa vi khuẩn và cải thiện cơn đau răng và ê buốt răng hiệu quả.
- Chườm ấm hoặc chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm sưng và làm tê cơn đau. Chườm lạnh có ở bên ngoài miệng, nơi xuất hiện cơn đau răng có thể giảm đau răng nhanh chóng và hỗ trợ ngăn ngừa viêm sưng.
- Cắn nụ đinh hương tại vị trí răng đau có thể khử trùng và ngăn ngừa cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, thoa một vài giọt tinh dầu đinh hương lên răng hoặc thấm tinh dầu đinh hương vào bông gòn sau đó đặt lên răng đau có thể cải thiện cơn đau.
- Hành tây có đặc tính khử trùng và thường xuyên được sử dụng để giảm đau răng, chống viêm ở phụ nữ mang thai. Người bệnh có thể nhau một miếng hành tây sống ở răng đau để cải thiện cơn đau.
- Tỏi có chứa hợp chất allicin có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và cải thiện cơn đau răng hiệu quả.
- Lá ổi có thể cải thiện cơn đau răng ở phụ nữ mang thai hiệu quả và an toàn. Người bệnh có thể nhai lá ổi sống hoặc đun sôi lá ổi với nước, dùng nước này súc miệng để cải thiện cơn đau.
- Bạc hà có thể hỗ trợ giảm viêm và giảm đau răng. Người bệnh có thể nhai lá bạc hà, súc miệng với kem đánh răng bạc hà hoặc uống trà bạc hà để cải thiện cơn đau răng.
- Húng quế có thể đun sôi với nước, dùng súc miệng để cải thiện cơn đau răng ở phụ nữ mang thai.
- Trà xanh có chứa tanin, có thể dụng giảm viêm và đau tương tự như một loại thuốc trị đau răng khi mang thai. Người bệnh có thể ngâm một túi trà trong nước ấm, dùng nước này để súc miệng.
- Lựu có đặc tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ vệ sinh răng miệng và chống lại các mảng bám trên răng. Người bệnh có thể dùng 30 ml để súc miệng và tiêu diệt vi khuẩn gây đau răng.
- Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống vi trùng. Người bệnh có thể sử dụng nước nha đam để súc miệng hoặc sử dụng kem đánh răng có chứa nha đam để cải thiện các cơn đau răng.
- Tinh dầu tràm trà có thể hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn và điều trị nhiều vấn đề răng miệng, bao gồm đau răng ở phụ nữ mang thai. Thêm 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào 90 ml nước ấm, dùng súc miệng để cải thiện cơn đau răng.
Hầu hết các cơn đau răng ở phụ nữ mang thai thường nhẹ và không cần điều trị y tế chuyên môn. Do đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc trị đau răng khi mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.
Lưu ý khi dùng thuốc trị đau răng khi mang thai
Trước khi sử dụng thuốc trị đau răng khi mang thai, người bệnh cần đến gặp nha sĩ và bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Không bao giờ tự ý sử dụng thuốc khi mang thai để tránh các rủi ro không mong muốn.
Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau răng trong thai kỳ, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý, chẳng hạn như:
- Khám nha khoa để đảm bảo sức khỏe răng miệng khi mang thai.
- Chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường các thực phẩm giàu canxi để bổ sung men răng và hỗ trợ thai nhi đang phát triển. Giảm các loại thực phẩm chứa đường và thức ăn vặt có thể ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám ở răng.
- Vệ sinh răng miệng phù hợp, đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để ngăn ngừa cơn đau răng.
- Súc miệng sau khi nôn, đặc biệt là ở phụ nữ ốm nghén và trào ngược dạ dày thực quản. Điều này có thể loại bỏ lượng axit dư thừa ở khoang miệng và ngăn ngừa cơn đau răng hiệu quả.
Tình trạng đau răng khi mang thai thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và được cải thiện ngay sau sinh (khi nồng độ hormone trở lại bình thường). Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc trị đau răng khi mang thai hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm: Bị đau răng nên ăn gì, kiêng gì giảm nhanh cơn đau?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!