15 Cách Chữa Đau Răng Hiệu Quả – Giảm Đau Nhanh Nhất
Nội dung bài viết
Đau răng là một tình trạng khó chịu và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn các cách chữa đau răng hiệu quả và an toàn.
15 cách chữa đau răng hiệu quả, giảm đau nhanh chóng
Đau răng là tình trạng đau đớn ở bên trong hoặc xung quanh răng. Cơn đau này thường là dấu hiệu của các vấn đề về nướu hoặc răng, chẳng hạn như sâu răng, bệnh nướu răng, áp xe răng hoặc các tổn thương liên quan đến cấu trúc răng. Tuy nhiên, đôi khi đau răng có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh tim và bệnh phổi. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến gặp nha sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được chẩn đoán phù hợp.
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng với một số cách chữa đau răng nhanh chóng và hiệu quả chẳng hạn như:
1. Súc miệng với nước muối
Nước muối có thể tác dụng khử trùng tự nhiên và hỗ trợ làm sạch các mảng vụn thức ăn kẹt ở các kẽ răng. Điều này có thể giúp quá trình vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn, từ đó ngăn ngừa đau răng và các bệnh lý nha khoa liên quan. Ngoài ra, súc miệng với nước muối cũng có thể hỗ trợ giảm viêm và chữa lành các vết thương ở miệng.
Người bị đau răng có thể hòa tan 1 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Thực hiện lại quá trình này thường xuyên nếu cần thiết để làm sạch răng.
2. Súc miệng với hydro peroxit
Hydro Peroxit có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, hydro peroxit có thể tiêu diệt vi khuẩn, làm giảm các mảng bám và chữa lành nướu răng bị chảy máu.
Để súc miệng với hydro peroxit, người bệnh cần trộn 3% hydro peroxit với nước. Dùng hỗn hợp này súc miệng trong 30 giây trước khi nhổ ra. Không được nuốt hỗn hợp.
3. Chườm lạnh
Người bị đau răng có thể chườm lạnh như một cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là khi người bệnh có các chấn thương liên quan đến răng. Khi chườm mạnh, các mạch máu ở răng bị ảnh hưởng sẽ co lại, điều này có thể khiến cơn đau ít nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng có thể hỗ trợ giảm sưng và viêm.
Để chườm lạnh, người bệnh có thể đặt một túi đá đã được quấn khăn lên vùng bị ảnh hưởng trong 20 phút mỗi lần. Lặp lại sau vài giờ nếu cần thiết. Ngoài ra, không chườm trực tiếp đá lên da để tránh bỏng lạnh.
4. Tinh dầu đinh hương chữa đau răng
Tinh dầu đinh hương có đặc tính giảm đau và được sử dụng như một cách chữa đau răng tại nhà mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Cụ thể, thành phần chính của tinh dầu đinh hương là Eugenol, một chất giảm đau, khử trùng và kháng khuẩn tự nhiên. Chất này khi được áp dụng lên khu vực đau răng có tác dụng tương tự như khi sử dụng benzocain 20% (benzocainlà thuốc giảm đau và gây tê cục bộ phổ biến).
Pha loãng một giọt tinh dầu đinh hương với một muỗng cà phê dầu ô liu. Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp sau đó đặt vào răng bị tổn thương và cắn lại.
Lưu ý:
- Tinh dầu đinh hương rất mạnh, do đó không được uống và không được thoa trực tiếp lên da. Tinh dầu này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, phát ban, ngứa mắt và khó thở nếu được uống.
- Khi ăn hoặc hấp thụ một lượng lớn tinh dầu đinh hương có thể dẫn đến nôn mửa, đau họng, co giật, khó thở, suy thận và tổn thương gan nghiêm trọng.
- Tinh dầu đinh hương chưa được pha loãng có thể gây bỏng bên trong miệng, các mô hoặc dây thần kinh.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai không nên áp dụng các chữa đau răng với tinh dầu đinh hương để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Kiểm tra dị ứng và trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng biện pháp.
5. Tỏi chữa đau răng
Người bệnh có thể sử dụng tỏi như một cách chữa đau răng hiệu quả cao. Thành phần chính của tỏi là allicin, có tác dụng kháng khuẩn và hỗ trợ diệt một số loại vi khuẩn gây đau răng. Allicin được tìm thấy trong tỏi tươi cắt nhỏ hoặc được đập dập.
Để cải thiện tình trạng đau răng, người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Nhai một tép tỏi tươi đã bóc vỏ. Điều này sẽ giải phóng allicin, tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện cơn đau răng hiệu quả.
- Ép nát tỏi, trộn với một ít muối sau đó đặt vào vị trí răng đau. Điều này có thể kháng khuẩn, giảm viêm và cải thiện cơn đau hiệu quả.
Tỏi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và là một cách chữa đau răng nhanh chóng, hiệu quả.Tuy nhiên trước khi chữa đau răng với tỏi, người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ chẳng hạn như:
- Gây đầy hơi, chướng bụng
- Hơi thở có mùi hôi
- Mùi cơ thể
- Đau bụng
- Trào ngược dạ dày thực quản
- Ợ nóng
- Có cảm giác nóng hoặc khó chịu trong miệng
- Dị ứng tỏi
6. Trà bạc hà trị đau răng
Tương tự như tinh dầu đinh hương, bạc hà có đặc tính làm tê, có tác dụng làm dịu cơn đau răng hiệu quả. Hoạt chất menthol trong bạc hà cũng có khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý gây đau răng, chẳng hạn như sâu răng, hiệu quả cao.
Người bệnh có thể cho một thìa lá bạc hà khô vào một cốc nước đun sôi, ngâm trong 20 phút. Để hỗn hợp nguội tự nhiên, dùng nước này để súc miệng hoặc đó nhổ ra. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể đặt một túi trà bạc hà còn ấm, ẩm lên răng trong vài phút cho đến khi cơn đau giảm hẳn.
Tinh dầu bạc hà cũng có thể mang lại hiệu quả tương tự khi cải thiện các cơn đau răng. Người bệnh có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà vào miếng bông gòn và đặt vào khu vực răng đau để cải thiện cơn đau nhanh chóng.
Ngoài ra, uống trà bạc hà cũng có thể ngăn ngừa các bệnh lý về răng và nướu răng.
7. Cách chữa răng đau với cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương được sử dụng như một loại dược liệu và bài thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm trùng vùng ngực, chẳng hạn như bệnh ho gà hoặc viêm phế quản. Hoạt chất Thymol là thành phần chính của tinh dầu xạ hương, với đặc tính kháng nấm và khử trùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, cỏ xạ hương cũng được biết đến như một cách chữa đau răng tại nhà hiệu quả. Người bệnh có thể thêm một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào cốc nước, dùng súc miệng để cải thiện cơn đau nhanh chóng.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu lên miếng bông gòn, đặt lên răng bị đau và cắn lại trong vài phút.
8. Nha đam chữa đau răng
Nha đam có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giàu chất chống oxy hóa. Do đó, nha đam thường được sử dụng để điều trị, giảm viêm và cải thiện tình trạng đau răng, bệnh nướu răng và các vấn đề răng miệng khác.
Nha đam là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng, chẳng hạn như kem đánh răng và nước súc miệng. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm răng miệng có chứa nha đam để loại bỏ vi khuẩn và cải thiện cơn đau răng hiệu quả.
Ngoài ra, uống nước ép nha đam được xem là một phương pháp thay thế để cải thiện sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, uống nước nha đam cũng có thể thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa tích tụ nhiệt và điều trị một số vấn đề liên quan.
Mặc dù nha đam được biết đến với nhiều lợi ích, tuy nhiên nha đam có thể không phù hợp với một số người. Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng nha đam đối với người bệnh tiểu đường hoặc cần dùng thuốc kiểm soát lượng đường trong máu.
Ngoài ra, một số người có thể dị ứng hoặc nhạy cảm với nha đam, khi uống hoặc nuốt nha dam có thể gây chuột rút hoặc tiêu chảy. Phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc đang cho con bú cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng nha đam.
9. Lá ổi chữa đau răng
Lá ổi có đặc tính chống viêm có thể giúp chữa lành vết thương. Lá ổi cũng có tác dụng kháng khuẩn và được sử dụng như một loại thuốc điều trị các bệnh lý về răng miệng hiệu quả.
Người bị đau răng có thể nhai lá ổi tươi trong 2 – 3 phút hoặc ép nước lá ổi tự nhiên sau đó để các hoạt chất ngấm vào răng đau để cải thiện các triệu chứng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đun một ít lá ổi tươi trong nước, thêm một lượng muối và đun sôi dung dịch, dùng súc miệng hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
10. Cỏ lúa mỳ cải thiện các cơn đau răng
Cỏ lúa mỳ có thể hỗ trợ giảm viêm trong miệng và ngăn ngừa nhiễm trùng răng miệng hiệu quả. Ngoài ra, hàm lượng chất diệp lục cao cũng có thể chống lại vi khuẩn và chữa lành các bệnh lý từ bên trong.
Bên cạnh đó, sử dụng cỏ lúa mỳ thường xuyên được cho là có thể tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động tốt nhất, người bệnh có thể tránh được nhiều bệnh lý, bao gồm đau răng.
Để chữa đau răng, người bệnh chỉ cần ép cỏ lúa mỳ thành nước và dùng để súc miệng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Sử dụng cỏ lúa mỳ từ nhà cung cấp uy tín.
- Khi mới bắt đầu nên sử dụng một lượng nhỏ và tăng dần theo thời gian.
Cỏ lúa mỳ có thể dùng uống để tăng cường hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ, chẳng hạn như :
- Buồn nôn
- Đau đầu
- Táo bón
- Đau bụng
- Sốt
Các triệu chứng này thường được cải thiện trong 2 tuần hoặc khi cơ thể đã thích nghi. Tuy nhiên nếu các phản ứng nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
11. Chiết xuất vanilla giúp giảm đau răng
Chiết xuất vani có có chứa chất cồn với đặc tính khử trùng và giảm đau, do đó thường được sử dụng để điều trị các cơn đau răng. Để cải thiện cơn đau, người bệnh có thể nhỏ một lượng vanilla lên ngón tay hoặc bông gòn và thoa trực tiếp lên răng đau.
12. Baking soda chữa đau răng
Baking soda có đặc tính chống viêm giúp giảm sưng tấy hiệu quả. Tính chất kháng khuẩn của baking soda cũng có thể cải thiện tình trạng nhiễm trùng răng, viêm nướu và cải thiện cơn đau hiệu quả.
Để cải thiện cơn đau răng, người bệnh có thể làm ẩm một miếng bông gòn, sau đó nhúng bông gòn vào baking soda và đặt lên răng đau để cải thiện cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trộn một thìa cà phê baking soda vào nước ấm, sử dụng chất lỏng này để súc miệng để giảm đau răng và các bệnh lý liên quan.
13. Rễ lá lốt chữa đau răng
Rễ lá lốt có chứa nhiều hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và cải thiện các cơn đau răng hiệu quả, chẳng hạn như ancaloit, benzylaxetat và beta-caryophylen.
Để áp dụng cách chữa đau răng với rễ lá lốt, người bệnh thực hiện như sau:
- Chuẩn bị 20 rễ lá lốt, rửa sạch, để ráo nước
- Giã nát với một lượng muối vừa phải
- Dùng vải mỏng lọc lấy nước và bỏ phần bã
- Thoa nước ép rễ lá lốt vào răng bị đau, để yên trong 5 phút trước khi súc miệng lại với nước ấm
- Thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
14. Sử dụng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng để giảm đau răng. Các loại thuốc phổ biến, chẳng hạn như như aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc acetaminophen có thể chữa đau răng hiệu quả và nhanh chóng. Tuy nhiên, Không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống aspirin để tránh các rủi ro không mong muốn. Sử dụng acetaminophen để cải thiện cơn đau răng ở trẻ em.
15. Đến gặp nha sĩ chuyên môn
Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 2 – 3 ngày và không đáp ứng các phương pháp điều trị thông thường, người bệnh có thể cân nhắc đến nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp, chẳng hạn như:
Đối với bệnh sâu răng: Nha sĩ có thể đề nghị trám răng, lấy tủy răng hoặc nhổ răng khi cần thiết.
Tổn thương dây thần kinh răng: Lấy tủy răng là cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn đau răng do dây thần kinh bị tổn thương hoặc nhiễm trùng. Nha sĩ sẽ loại bỏ tủy răng bị tổn thương và trám răng lại để ngăn ngừa các rủi ro trong tương lai.
Đối với tình trạng nhiễm trùng: Nha sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để cải thiện tình trạng sưng hàm hoặc sốt.
Ngoài ra, nha sĩ có thể đề nghị làm sạch răng chuyên nghiệp để loại bỏ các mảnh thức ăn nhỏ, vi khuẩn kẹt bên trong nướu răng gây đau răng.
Hầu hết các cơn đau răng đều có liên quan đến bệnh sâu răng. Do đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng phù hợp để ngăn ngừa sâu răng.
Bất cứ ai đau răng kéo dài hơn 2 ngày nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc răng.
Tham khảo thêm: Cách chữa đau răng bằng gừng – Giảm đau cực nhanh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!