Đau răng ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến, thường không phải là trường hợp khẩn cấp và có thể được cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, cha mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân, yếu tố rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đau răng ở trẻ em
Đau răng ở trẻ em có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà

Đau răng ở trẻ em do đâu?

Đau răng là cơn đau ở trong hoặc xung quanh răng. Thông thường, các cơn đau nhức có thể là dấu hiệu của bệnh lý về răng hoặc nướu răng. Tuy nhiên đôi khi cơn đau răng có thể liên quan đến các bệnh lý và các vấn đề ở các bộ phận khác trong cơ thể.

Có nhiều lý do khiến trẻ bị đau răng, chẳng hạn như:

1. Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau răng ở trẻ em. Sâu răng là tình trạng phá vỡ hoặc phá hủy men răng, gây hình thành các lỗ nhỏ trên bề mặt răng. Điều này có thể làm lộ các dây thần kinh ở tủy răng, khiến răng nhạy cảm và ê buốt dữ dội.

Sâu răng ở trẻ em thường do vi khuẩn, thức ăn có chứa carbohydrate (đường và tinh bột) không được làm sạch hợp lý. Các loại thực phẩm này có thể bao gồm sữa, soda, nho khô, kẹo, bánh ngọt, nước hoa quả, ngũ cốc và bánh mì. Các loại thức ăn này có thể kết hợp với vi khuẩn trong miệng, tạo thành mảng bám trên răng. Theo thời gian, mảng bám sẽ ăn mòn men răng và dẫn đến sâu răng.

Sâu răng ở trẻ em cần được điều trị phù hợp và kịp lúc để tránh mất răng. Mặc dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng trưởng thành, tuy nhiên mất răng sữa sớm có thể dẫn đến nhiều rủi ro, bao gồm gây mất hình dạng hàm hoặc gây khó khăn trong việc phát âm.

2. Áp xe răng

Áp xe răng ở trẻ em là tình trạng hình thành các túi mủ ở các mô xung quanh răng. Một chiếc răng áp xe có thể dẫn đến sưng nướu hoặc đau răng dữ dội, đặc biệt là khi trẻ nhai. Trẻ có thể cảm thấy khó chịu trong miệng, bị sốt hoặc sưng má.

nhức răng ở trẻ em
Sâu răng không được điều trị có thể gây áp xe và dẫn đến đau đớn dữ dội

Sâu răng không được điều trị là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây áp xe răng. Bên cạnh đó, chấn thương hoặc tác dụng phụ từ các thủ thuật nha khoa trước đó cũng có thể dẫn đến áp xe.

Áp xe răng cần được điều trị bởi nha sĩ để dẫn lưu mủ và làm sạch nhiễm trùng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan sang các bộ phận khác và thậm chí là gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do đó, nếu trẻ đau răng nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Tổn thương men răng

Men răng là lớp ngoài cùng của răng có tác dụng bảo vệ răng khỏi các tác động bên ngoài. Tổn thương men răng là thuật ngữ chỉ tình trạng nứt, vỡ, mòn hoặc mất men răng. Điều này khiến răng dễ bị sâu, nhạy cảm và dẫn đến tình trạng đau răng ở trẻ em.

Chấn thương men răng có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như cắn vào vật cứng, chấn thương răng, thiếu canxi, thiếu hụt vitamin A, C hoặc D hoặc có các bệnh lý về gan.

Thông thường tổn thương men răng ở trẻ em được biểu hiện thông qua một đường ngang nằm ở đường viên nướu và khó nhìn thấy bằng mắt thường.

Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện các đau răng ở trẻ em và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

4. Bệnh nướu răng

Các bệnh nướu răng phổ biến bao gồm viêm nướu và viêm nha chu ở trẻ em. Tình trạng này có thể gây viêm các mô và xương nâng đỡ răng nếu không được điều trị phù hợp. Thông thường các bệnh nướu răng chỉ ảnh hưởng đến người trưởng thành, tuy nhiên tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ em.

cách trị bệnh đau răng ở trẻ em
Viêm nha chu không được điều trị có thể gây đau răng và tăng nguy cơ mất răng

Khi bị bệnh nướu răng trẻ có thể bị chảy máu khi đánh răng, nướu sưng, viêm, đỏ và gây đau răng âm ỉ. Trong các trường hợp nghiêm trọng, viêm nha chu có thể khiến răng lung lay và gây mất răng.

Các bệnh nướu răng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh các rủi ro liên quan. Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng phù hợp và đưa trẻ đến gặp nha sĩ để làm sạch răng chuyên nghiệp. Ngoài ra, hạn chế thức ăn ngọt, đồ ăn nóng hoặc lạnh để cải thiện các cơn đau răng ở trẻ em.

5. Viêm tủy răng

Viêm tủy là một nguyên nhân phổ biến có thể gây đau răng ở trẻ em. Tủy răng là các mô mềm, xốp chứa các dây thần kinh và mạch máu, với nhiệm vụ cung cấp các chất dinh dưỡng cho răng. Khi vi khuẩn lây nhiễm vào tủy răng, cơ thể sẽ tăng lượng máu đến tủy răng và dẫn đến đau răng ở trẻ em.

Viêm tủy thường liên quan đến tình trạng sâu răng nghiêm trọng không được điều trị, tổn thương men răng hoặc cạo vôi răng quá mức. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến các dấu hiệu chẳng hạn như:

  • Đau răng âm ỉ hoặc đau nhói liên tục
  • Răng đau khi chạm vào
  • Đau và ê buốt ở xung quanh răng
  • Sốt
  • Đau răng dữ dội vào ban đêm

Các dấu hiệu viêm tủy răng ở trẻ em có thể xảy ra đột ngột và kéo dài rất lâu (thường hơn 1 giờ). Do đó, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp đau răng ở trẻ em có thể là dấu hiệu của các vấn đề khác, chẳng hạn như lở loét trong miệng, viêm tai giữa, nhiễm trùng xoang hoặc các điều kiện sức khỏe khác. Do đó, tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán phù hợp, đặc biệt là khi cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng.

Cách khắc phục cơn đau răng ở trẻ em tại nhà

Có một số biện pháp tại nhà có thể cải thiện cơn đau răng ở trẻ em. Do đó, nếu trẻ bị đau răng nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc tại nhà, chẳng hạn như:

1. Sử dụng tỏi

Tỏi hoạt động như một chất kháng sinh hỗ trợ loại bỏ và tiêu diệt vi khuẩn gây ảnh hưởng đến răng. Để điều trị cơn đau răng bằng tỏi, cha mẹ có thể nghiền nát một vài tép tỏi với một ít muối. Sau đó thoa lên răng bị đau của trẻ để ngăn ngừa các triệu chứng.

chữa bệnh đau răng ở trẻ em
Nhai tỏi có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau răng ở trẻ em

Ngoài ra, cho trẻ nhai một hoặc hai tép tỏi tại vị trí răng đau cũng có thể cải thiện cơn đau hiệu quả. Thực hiện các biện pháp điều trị đau răng với tỏi 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau được cải thiện.

2. Hành tây

Hành tây có đặc tính khử trùng và kháng khuẩn, do đó có thể kiểm soát các cơn đau răng ở trẻ em hiệu quả.

Cha mẹ có thể cho trẻ nhai một lát hành tây để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và cải thiện các đau răng. Trong trường hợp trẻ không chịu được vị hành, cha mẹ có thể đặt một miếng hành tây sống lên vị trí răng bị đau để cải thiện các triệu chứng.

2. Bột nghệ

Trong trường hợp trẻ bị đau răng kèm chảy máu chân răng, cha mẹ có thể thoa nghệ lên răng để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể cho trẻ cắn một nhánh nghệ tươi trong 5 – 10 phút để làm sạch răng và giảm đau khẩn cấp.

Ngoài ra, có thể hòa tan một thìa cà phê bột nghệ với 2 thìa cà phê nước cốt chanh thành hỗn hợp sền sệt. Thoa hỗn hợp này lên răng bị đau để cải thiện cơn đau nhanh chóng.

3. Bạc hà

Bạc hà là một trong những loại trà thảo mộc phổ biến nhất trên thế giới, có chứa chất kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm. Đặc biệt hoạt chất menthol trong bạc hà đã được chứng minh là có thể giảm đau mạnh và ngay lập tức đối với các cơn đau răng.

Để cải thiện cơn đau răng ở trẻ với là bạc hà, cha mẹ có thể đun sôi 1 thìa lá bạc là với một cốc nước, sau đó cho thêm 5 giọt tinh dầu bạc hà. Dùng tăm bông để thoa hỗn hợp này lên răng bị đau của trẻ. Thực hiện các biện pháp 3 – 4 lần mỗi ngày cho đến khi các cơn đau được cải thiện.

4. Chiết xuất Vani

Vani là dược liệu được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng y tế, chẳng hạn như bệnh viêm khớp, sốt và một số bệnh lý khác. Vani cũng có thể hỗ trợ giảm đau răng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng. Ngoài ra, các flavonoid và alkaloid có trong vani có thể ức chế các vi sinh vật trong miệng và ngăn ngừa một số bệnh lý răng miệng khác.

Để điều trị cơn đau răng ở trẻ em, cha mẹ có thể dùng tăm bông thoa chiết xuất vani lên răng đau của trẻ. Lặp lại biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

cách làm giảm đau răng ở trẻ em
Chiết xuất vani có thể tiêu diệt vi khuẩn và cải thiện tình trạng đau răng

5. Lá ổi

Lá ổi là một phương pháp điều trị đau răng phổ biến và hiệu quả, đặc biệt là đau răng do sâu răng. Các flavonoid trong lá ổi như rutin, quercetin và kaempferol có đặc tính giảm đau, chống viêm, chống ung thư và chống vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả.

Để cải thiện cơn đau răng, cha mẹ có thể dùng 5 lá ổi, rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa trong 10 phút cùng một ly nước ấm và 1 thìa cà phê muối. Để hỗn hợp nguội, sau đó dùng hỗn hợp này để súc miệng trong 5 phút. Lặp lại biện pháp nhiều lần trong ngày cho đến khi cơn đau được cải thiện.

6. Gừng

Gừng là một phương pháp chữa đau răng, hỗ trợ chống viêm và giảm sưng hiệu quả cao. Cụ thể gừng chứa các hoạt chất kháng khuẩn mạnh có thể chống lại các vi khuẩn gây sâu răng chẳng hạn như Streptococcus mutans và Streptococcus sanguinis. Do đó, bên cạnh việc giảm đau răng, gừng cũng được sử dụng để loại trừ nguồn gây sâu răng và tránh các bệnh răng miệng trong tương lai.

Để cải thiện tình trạng đau răng ở trẻ em, cha mẹ có thể đắp gừng nạo hoặc giã nhuyễn lên răng đau, để yên trong 5 – 10 phút. Thực hiện các biện pháp hai lần mỗi ngày đến khi các cơn đau được cải thiện.

7. Chườm lạnh

Chườm lạnh có thể gây tế và làm co các mạch máu, điều này có thể hỗ trợ giảm đau răng ở trẻ em. Để cải thiện cơn đau răng, cha mẹ có thể bọc viên đá lạnh trong khăn sau đó áp vào má nơi bị đau răng trong 5 – 10 phút. Thực hiện biện pháp nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả giảm đau tốt nhất.

Lưu ý: Không chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây bỏng lạnh.

8. Súc miệng với nước muối

Muối là một chất khử trùng tự nhiên. Súc miệng với nước muối có thể hỗ trợ giảm đau răng và ngăn ngừa viêm ở răng bị tổn thương. Ngoài ra, hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối thường xuyên để làm sạch miệng, loại bỏ các mảnh vụn thức ăn và hỗ trợ ngăn ngừa hôi miệng, đau răng và các bệnh lý về nướu hiệu quả.

Hòa tan một thìa muối trong một ly nước ấm, dùng nước này ngậm và súc miệng để cải thiện cơn đau. Thực hiện phương pháp vài lần mỗi ngày đến khi cơn đau khỏi hẳn.

điều trị đau răng ở trẻ em
Hướng dẫn trẻ súc miệng với nước muối để cải thiện tình trạng đau răng

9. Đưa trẻ đến gặp nha sĩ

Nếu tình trạng đau răng ở trẻ em nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các biện pháp chăm sóc tại nhà, cha mẹ nên cân nhắc đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng răng, chẩn đoán các bệnh lý liên quan và có biện pháp xử lý phù hợp.

Bên cạnh đó, trẻ em cũng cần đến gặp nha sĩ định kỳ để làm sạch răng chuyên nghiệp 2 lần mỗi năm. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng đau răng, sâu răng và các bệnh nướu răng.

Đau răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến và thường không nghiêm trọng. Hầu hết các cơn đau răng do kích ứng có thể được cải thiện với các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau kéo dài hơn 24 giờ hoặc không đáp ứng các biện pháp chăm sóc, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: 7+ cách chữa sâu răng cho trẻ được Bác sĩ khuyên dùng

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *