Bị đau răng khôn nên uống thuốc gì giảm đau nhanh?
Nội dung bài viết
Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả trong việc cải thiện cơn đau răng khôn. Vậy bị đau răng khôn nên uống thuốc gì, người bệnh có thể tham khảo một số loại thuốc phổ biến trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc răng phù hợp.
Nguyên nhân gây đau răng khôn
Răng khôn là răng hàm số 3 hay còn được gọi là răng số 8, thường mọc bằng cách đâm qua nướu trong độ tuổi từ 17 – 21 tuổi. Khi răng đâm qua nướu để phát triển, người bệnh có thể cảm thấy đau đớn.
Bên cạnh đó, răng khôn thường mọc khi hàm đã được cố định, do đó răng thường không có không gian đủ để phát triển. Điều này dẫn đến chèn ép các răng bên cạnh, răng không mọc lệch hoặc không thể mọc hoàn toàn, điều này cũng có thể gây đau.
Ngoài ra, răng khôn cũng có thể bị tác động dẫn đến rách và tổn thương nướu. Thức ăn và vi khuẩn có thể mắc kẹt trong nướu và dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Tổn thương nướu, viêm nướu, viêm lợi trùm, viêm nha chu
- Nhiễm trùng nướu hoặc răng
- Áp xe nướu hoặc răng
- U nang răng
Đau răng khôn đôi khi có thể tự cải thiện, tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng này cần được điều trị y tế hoặc chăm sóc tại nhà. Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những cách điều trị đau răng khôn hiệu quả và phổ biến. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu đau răng khôn nên uống thuốc gì để có kế hoạch giảm đau hiệu quả.
Bị đau răng khôn nên uống thuốc gì?
Sử dụng thuốc giảm đau phù hợp là điều quan trọng để cải thiện cơn đau răng khôn. Bên cạnh đó, tìm hiểu đau răng khôn nên uống thuốc gì để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất. Dùng giảm đau không phù hợp với điều kiện y tế có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn để tránh tương tác thuốc.
Cụ thể, các loại thuốc giảm đau răng nhanh thường được sử dụng để cải thiện cơn đau răng khôn bao gồm:
1. Gel gây tê
Các loại gel gây tê miệng, chẳng hạn như Orajel hoặc Anbesol là những loại thuốc được sử dụng để bôi trực tiếp vào bề mặt nướu hoặc răng để giảm đau do mọc răng khôn, tổn thương nướu hoặc các cơn đau răng khôn khác.
Thành phần hoạt chất chính của các loại gel gây tê răng thường là benzocain, một hoạt chất gây tê cục bộ giảm đau bằng cách ngăn chặn tín hiệu của các dây thần kinh. Thuốc có thể sử dụng ở trẻ em và người lớn với nhiều hàm lượng khác nhau. Thuốc thường được bào chế ở dạng gel bôi, tuy nhiên thuốc cũng có sẵn ở dạng xịt hoặc dung dịch thoa răng.
Trong hầu hết các trường hộ, thuốc thoa gây tê an toàn để sử dụng trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, đối với người lớn thuốc thường được khuyến cáo sử dụng một lượng nhỏ mỗi lần, tối đa 4 lần mỗi ngày và không quá 7 ngày liên tục. Trẻ dưới 1 tuổi và trẻ em cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Ngoài ra, một số người có thể bị dị ứng với benzocain. Do đó, thận khi sử dụng thuốc, đặc biệt là khi người bệnh có tiền sử dị ứng thuốc.
2. Thuốc giảm đau không kê đơn
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến nhất được sử dụng trong nha khoa. Thuốc giảm đau không kê đơn bao gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID), bao gồm ibuprofen, naproxen hoặc gel diclofinac
- Acetaminophen
Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), có tác dụng rất tốt đối với chứng đau răng khôn, do thuốc có thể làm giảm tình trạng viêm, thường gặp ở hầu hết các chứng đau nhức liên quan đến răng miệng. Thuốc có sẵn ở dạng viên nén, viên nang gel lỏng và hỗn dịch uống.
Tuy nhiên, một số người không nên sử dụng ibuprofen bao gồm, những người sử dụng aspirin, thuốc ức chế men chuyển, thuốc làm loãng máu, Lasix, corticosteroid, lithium và methotrexate. Ngoài ra, sử dụng ibuprofen kéo dài có thể gây kích ứng hoặc tổn thương dạ dày, thận, gan, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng hoặc viêm thận, viêm gan. Thuốc cũng liên quan đến việc làm tăng nguy cơ tim mạch.
Acetaminophen là một loại thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến được sử dụng để kiểm soát các cơn đau răng, đặc biệt là đối với những người dị ứng với ibuprofen. Acetaminophen có ở dạng viên nén, viên nang gel lỏng và công thức hỗn dịch uống.
Acetaminophen là thuốc giảm đau và không có đặc tính chống viêm. Acetaminophen cũng được tìm thấy như một thành phần của một số loại thuốc khác. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng trước khi dùng Acetaminophen để giảm đau răng khôn.
Với liều lượng lớn, acetaminophen có thể dẫn đến tổn thương gan. Người bệnh cũng không nên uống rượu khi đang dùng thuốc, bởi vì rượu kết hợp với acetaminophen có thể gây tổn thương gan.
Hầu hết các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng mà không cần sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tuy nhiên để tránh tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn, người dùng nên trao đổi với người có chuyên môn trước khi sử dụng thuốc.
3. Thuốc giảm đau theo toa
Trong các trường hợp đau răng khôn nghiêm trọng và không được cải thiện với các loại thuốc giảm đau không kê đơn, nha sĩ có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc giảm đau theo toa. Thuốc giảm đau theo toa bao gồm:
- Corticosteroid
- Opioid
- Thuốc chống viêm không steroid theo toa
Thuốc corticosteroid là thuốc kê đơn có thể làm dịu các khu vực bị viêm, giảm sưng và điều trị đau răng khôn. Thuốc có sẵn ở dạng viên nén và thuốc tiêm.
Corticosteroid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn và nghiêm trọng. Để hạn chế các tác dụng phụ, nha sĩ thường kê thuốc ở liều thấp nhất và tăng lên khi cần thiết. Một số tác dụng phụ tiềm ẩn khi sử dụng corticosteroid bao gồm:
- Tăng cân và giữa muối trong cơ thể
- Tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
- Thay đổi tâm trạng
- Khó ngủ
- Hệ thống miễn dịch suy yếu
- Mỏng xương và da
- Lượng đường trong máu cao
Opioid là thuốc giảm đau có chất gây nghiện được sử dụng để điều trị ngắn hạn cho các cơn đau cấp tính, chẳng hạn như đau răng khôn dữ dội hoặc đau sau khi nhổ răng khôn. Opioid có chứa opiate tự nhiên, tổng hợp hoặc bán tổng hợp, chẳng hạn như:
- Codeine
- Fentanyl
- Morphine
- Oxycodone
- Oxycodone kết hợp acetaminophen
Thuốc giảm đau Opioid được sử dụng để cải thiện các cơn đau nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách sử dụng và liều lượng phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Một số tác dụng phụ của thuốc giảm đau Opioid bao gồm:
- Buồn ngủ
- Buồn nôn
- Táo bón
- Ngứa
- Các vấn đề về hô hấp
- Gây nghiện
Các phương pháp giảm đau răng khôn khác
Bên cạnh việc tìm hiểu đau răng khôn nên uống thuốc gì, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp giảm đau răng tại nhà. Cụ thể các biện pháp bao gồm:
- Chườm đá: Áp dụng túi chườm đá lên răng khôn có thể giúp chống viêm, làm tê răng và hạn chế các cơn đau. Người bệnh có thể giữ một túi nước đá lạnh xung quanh hàm trong tối đa 15 phút mỗi lần để cải thiện cơn đau.
- Súc miệng với nước muối: Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên, có thể loại bỏ sự tích tụ vi khuẩn trong nướu và ngăn ngừa các cơn đau răng. Để súc miệng với nước muối, người bệnh hòa một vài thìa muối vào một cốc nước ấm, dùng nước này để súc miệng trong 2 phút sau đó nhổ ra.
- Hành tây giảm đau răng khôn: Hành tây có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Điều này có thể hỗ trợ giảm sưng và chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Người bệnh có thể cắt một miếng hành tây, đặt vào răng đau, nhai trong vài phút hoặc nhai đến khi cơn đau được cải thiện, sau đó nhổ hành tây ra.
- Trà xanh: Trà xanh có chứa tanin với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, có thể hỗ trợ giảm sưng và chống viêm do nhiễm trùng vi khuẩn. Người bị đau răng khôn có thể pha một tách trà và đặc tách trà vào tủ lạnh (kèm túi trà), khi trà lạnh, dùng túi trà xanh đặt vào răng khôn bị đau.
- Đinh hương: Đinh hương là dược liệu thường được sử dụng để điều trị các cơn đau khi mọc răng khôn. Để điều trị, người bệnh có thể đặt cả nụ đinh hương lên răng khôn bị đau, để yên cho đến khi cơn đau được cải thiện. Ngoài ra, người bệnh có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu đinh hương vào một miếng bông gòn, giữ bông gòn tại răng khôn bị đau đến khi cơn đau được cải thiện.
- Tinh dầu oải hương: Tinh dầu hoa oải hương có tác dụng giảm đau, giảm vi khuẩn và làm dịu viêm hiệu quả. Người bệnh có thể pha loãng một vài giọt dầu oải hương vào một thìa cà phê dầu vận chuyển để thoa lên răng khôn bị đau. Ngoài ra, thêm 2 giọt dầu oải hương vào một cốc nước ấm dùng để súc miệng cũng có thể cải thiện cơn đau hiệu quả.
- Tinh dầu cỏ xạ hương: Cỏ xạ hương là một loại thuốc truyền thống được sử dụng để giảm viêm và cải thiện các cơn đau khi mọc răng khôn. Người bệnh có thể pha loãng một vài giọt dầu cỏ xạ hương vào dầu vận chuyển, chẳng hạn như dầu ô liu, thoa hỗn hợp lên răng khôn bị đau để cải thiện các triệu chứng.
Các biện pháp giảm đau tại nhà thường được áp dụng cho các cơn đau nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp cơn đau răng nghiêm trọng, người bệnh nên tìm hiểu đau răng khôn nên uống thuốc gì để có kế hoạch giảm đau hiệu quả. Trao đổi với nha sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng khôn
Sử dụng thuốc cải thiện các cơn đau răng khôn là biện pháp phổ biến và hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dược sĩ kê đơn. Không tự ý thêm liều hoặc giảm liều để tránh các rủi ro không mong muốn.
- Một số thuốc giảm đau răng khôn có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, khi sử dụng thuốc cần chú ý các phản ứng của cơ thể, ngừng thuốc khi nhận thấy các phản ứng không mong muốn. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng.
- Tránh sử dụng các loại thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường, axit hoặc các chất gây kích ứng răng cũng cần hạn chế sử dụng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng răng khôn bị đau bằng cách loại bỏ các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn trên răng.
- Kê cao đầu khi ngủ để giảm áp lực lên răng và cải thiện các cơn đau.
- Súc miệng bằng nước muối ấm để hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và cải thiện cơn đau.
Các loại thuốc giảm đau thường có hiệu quả cao trong việc cải thiện cơn đau răng khôn. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu đau răng khôn nên uống thuốc gì để có kế hoạch chăm sóc răng phù hợp. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!