Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em

Các thực phẩm bổ máu cho bà bầu – Không lo thiếu

Thiếu máu là tình trạng nguy hiểm thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Để bổ máu và phòng ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ, thai phụ cần bổ sung những loại thực phẩm phù hợp vào chế độ ăn uống trong suốt thời kỳ mang thai. Các thực phẩm bổ máu cho bà bầu được liệt kê trong bài viết có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe, không lo thiếu máu, tốt cho thai nhi.

Các thực phẩm bổ máu cho bà bầu - Không lo thiếu
Tìm hiểu các thực phẩm bổ máu cho bà bầu, tốt cho sức khỏe, không lo thiếu máu

Vì sao nên bổ sung chất sắt trong các thực phẩm bổ máu cho bà bầu?

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về máu của cơ thể tăng lên đến 50%. Trong khi đó chất sắt được dung nạp vào cơ thể tham gia vào quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu. Nhu cầu về máu gia tăng đồng nghĩa với việc, thai phụ sẽ cần nhiều tế bào hồng cầu và cần một lượng lớn chất sắt để sản xuất những tế bào máu đó. Khi cơ thể không được dung nạp đủ chất sắt, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu là tình trạng nguy hiểm nhưng xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thi trong suốt thời  kỳ thai nhi phát triển. Tình trạng này xảy ra khiến cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng, sức khỏe của thai phụ bị suy yếu. Từ đó làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhỏ sau sinh nhẹ cân và phát sinh ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Những dạng của chất sắt

Chất sắt thường được tìm thấy trong rau củ quả và thị động vật với hàm lượng cao. Chất sắt được phân ra thành 2 loại, gồm:

  • Chất sắt heme: Chất sắt heme là loại chất sắt dễ được hấp thụ trong cơ thể. Bạn có thể tìm thấy loại chất sắt này trong các loại cá, thịt và các nguồn bổ sung protein động vật khác.
  • Chất sắt non – heme: Chất sắt non – heme được tìm thấy ở các loại đậu, rau, ngũ cốc, hạt và trái cây. Chất sắt này cần nhiều thời hơn cho quá trình chuyển hóa và không dễ được hấp thụ.

Các thực phẩm bổ máu cho bà bầu giàu chất sắt

Việc dung nạp những loại thực phẩm chứa hàm lượng cao chất sắt tự nhiên có thể giúp phụ nữ mang phòng ngừa và làm giảm tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, việc tăng cường bổ sung chất sắt từ các loại thực phẩm có thể giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn so với thực phẩm chức năng và viên uống. Đồng thời không tác động xấu đến hệ tiêu hóa như việc sử dụng thuốc.

Theo các chuyên gia, khi mang thai, thai phụ cần bổ sung đủ 27 miligam chất sắt/ ngày. Dưới đây là danh sách những thực phẩm bổ máu cho bà bầu chứa chất sắt heme:

1. Thịt bò nạc – Thực phẩm bổ sung chất sắt heme tốt nhất

Thịt đỏ được xác định là nguồn bổ sung chất sắt heme tốt nhất. Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 2,1 mg sắt trong 85 gram thịt bò nạc thăn. Ngoài chất sắt, thịt bò nạc còn chứa nhiều thành phần quan trọng khác. Cụ thể như protein, năng lượng, magie, kẽm, vitamin B6, vitamin B12, vitamin A, vitamin PP, canxi, đồng, chất xơ, Glucid, Lipid.

Những thành phần nêu trên đều rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, giúp thai phụ và thai nhi khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng sinh non, hư thai, thiếu máu và nhiều vấn đề nghiêm trọng khác.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý về món ăn mà mình đang dùng bởi cách chế biến thịt cũng vô cùng quan trọng. Nếu thịt sử dụng thịt chưa chín hoặc ăn phải thực phẩm sống, sản phụ sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc khi mang thai do ký sinh trùng, vi khuẩn và nhiều tác nhân gây bệnh khác không được tiêu diệt hoàn toàn.

Thịt bò nạc
Thịt bò nạc – Thực phẩm bổ sung chất sắt heme tốt nhất, bổ máu, tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

2. Thực phẩm đẩy nhanh quá trình tạo hồng cầu và giảm nguy cơ thiếu máu – Thịt ức gà

Thịt ức gà cũng là một trong những loại thực phẩm giàu chất sắt và bổ máu cho bà bầu. Theo kết quả nghiên cứu, trung bình ăn 100 gram thịt ức gà có thể bổ sung cho cơ thể 0,7 mg chất sắt. Chính vì thế việc thêm thịt ức gà vào thực đơn ăn uống có thể giúp thai phụ bổ sung lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp bổ máu, đẩy nhanh quá trình tạo hồng cầu và giảm nguy cơ thiếu máu.

Ngoài ra trong thành phần của thịt gà còn là nhiều chất dinh dưỡng khác. Cụ thể như chất béo, protein, calo. Những dưỡng chất này khi được đưa vào cơ thể có thể giúp thai phụ nâng cao sức khỏe tổng thể, đảm bảo sự phát triển của thai nhi và giúp giảm cảm giác mệt mỏi khi mang thai.

Tuy nhiên tương tự như thịt bò, thịt gà cần được nấu chín. Bởi ăn thịt gà còn tái sống hoặc không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân làm phát sinh tình trạng nhiễm vi khuẩn Listeria. Việc phát sinh tình trạng nhiễm vi khuẩn Listeria có thể khiến thai phụ bị sảy thai, sinh non, trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng hoặc tử vong đối với trường hợp nặng.

3. Cá hồi – Thực phẩm bổ máu, giàu dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai

Cá hồi rất giàu chất sắt heme, EPA, DPA, DHA, protein, chất béo lành mạnh omega 3, vitamin (vitamin A, vitamin D, vitamin B12), kali, magie, selen và acid amin. Nhờ đó cá hồi được đánh giá là một loại thực phẩm bổ máu, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó việc thêm cá hồi vào chế độ dinh dưỡng còn giúp thai phụ bổ sung một lượng vừa đủ chất sắt, DHA, protein, omega 3, vitamin cùng nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Từ đó đảm bảo quá trình phát triển của thai nhi được diễn ra suôn sẻ, thai khỏe, sớm phát triển não bộ, trẻ sinh ra sắng mắt và thông minh.

Ngoài ra các thành phần dinh dưỡng trong cá hồi còn có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh lý có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Cụ thể như bệnh về tim mạch, bệnh máu đông, huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ…

Chính vì những lợi ích nêu trên, thai phụ nên thêm cá hồi vào thực đơn ăn uống 3 lần mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Cá hồi
Cá hồi – Thực phẩm bổ máu, giàu dinh dưỡng, rất tốt cho phụ nữ mang thai

4. Gan động vật – Thực phẩm giàu chất sắt, bổ máu, nâng cao quá trình lưu thông máu

Gan động vật chứa nhiều chất sắt và được xác định là một trong những loại thực phẩm  bổ máu, tốt cho phụ nữ mang thai. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ 100 gram gan động vật chứa 9mg chất sắt.

Chính vì thế việc thường xuyên thêm gan động vật vào chế độ ăn uống có thể giúp bạn bổ sung một lượng vừa đủ chất sắt. Từ đó nâng cao quá trình lưu thông máu, tốt cho việc điều hòa khí huyết, giúp bổ máu và phòng ngừa tình trạng thiếu máu trong thai kỳ. Tuy nhiên bạn cần tránh ăn quá nhiều gan động vật vì điều này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

5. Thực phẩm bổ máu, tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ – Lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà rất giàu chất dinh dưỡng. Không chỉ được đánh giá là thực phẩm bổ máu cho bà bầu do chứa nhiều chất sắt, lòng đỏ trứng gà còn được xác định là một loại thực phẩm có khả năng bảo vệ sức khỏe của thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển hệ xương, não bộ và tế bào thần kinh của trẻ. Đồng thời giúp trẻ thông minh và có khả năng tiếp thu hơn so với thông thường.

Ngoài chất sắt, lòng đỏ trứng gà còn chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ. Trong đó có vitamin A, vitamin D, vitamin K (vitamin tan trong dầu), vitamin B1, vitamin B2 (vitamin tan trong nước).

Lòng đỏ trứng gà
Thực phẩm bổ máu, tốt cho sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ – Lòng đỏ trứng gà

6. Thực phẩm kích thích quá trình tạo máu – Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu lăng… chứa một hàm lượng lớn chất sắt cùng protein. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng tốt cho máu, tốt cho cơ thể và nên được dung nạp khi mang thai.

Protein có khả năng bảo vệ sức khỏe của thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển cả về trí não lẫn cơ thể của trẻ nhỏ. Đồng thời giảm tình trạng mệt mỏi ở thai phụ. Hàm lượng chất sắt trong các loại đậu có khả năng kích thích quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu thai kỳ.

Ngoài ra trong các loại đậu còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Cụ thể như đậu chứa nguồn chất xơ dồi dào có tác dụng phòng ngừa và cải thiện tình trạng táo bón trong thời gian mang thai.

Thai phụ có thể chế biến các loại đậu thành nhiều món ăn thơm ngon, bổ dưỡng khác nhau. Điển hình như các món hầm, nấu sữa hoặc chè để thanh lọc và giải nhiệt cơ thể.

7. Thực phẩm bổ máu cho bà bầu, cải thiện sức khỏe và sức đề kháng – Cải xoăn và rau bó xôi

Cải xoăn và rau bó xôi được xếp vào danh sách những loại thực phẩm giàu chất sắt, bổ máu cho bà bầu. Ngoài ra trong hai loại rau này còn chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng cải thiện sức khỏe và sức đề kháng của mẹ bầu, giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi và giảm căng thẳng khi mang thai.

Ngoài ra, chất sắt, chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa có trong cải xoăn và rau bó xôi còn có tác dụng hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, giúp thai khỏe, bổ máu, phòng ngừa tình trạng táo bón và thiếu máu khi mang thai.

Cải xoăn và rau bó xôi
Thực phẩm bổ máu cho bà bầu, cải thiện sức khỏe và sức đề kháng – Cải xoăn và rau bó xôi

8. Bông cải xanh – Thực phẩm bổ máu, nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe của thai nhi

Bông cải xanh rất giàu chất dinh dưỡng nên được xác định là một loại thực phẩm không thể thiếu trong quá trình mang thai. Đặc biệt là những thai phụ có dấu hiệu bị thiếu máu. Các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong bông cải xanh gồm: Chất sắt, đạm, chất xơ, chất béo có lợi, vitamin A, vitamin B9, vitamin C, vitamin K, kali, phốt pho, carbohydrates, calo, nước, kali, selen…

Hàm lượng chất sắt trong bông cải xanh giúp thai phụ phòng ngừa và cải thiện triệu chứng thiếu máu, giúp bổ máu, chóng mệt mỏi. Vitamin C giúp thúc đẩy quá trình hấp thu chất sắt của thai phụ, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng và đảm bảo sức khỏe của thai nhi.

Chất xơ và các thành phần dinh dưỡng còn lại trong bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa tình trạng rối loạn đường tiêu hóa, đầy hơi, táo bón, giảm nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở trẻ, giúp ổn định sức khỏe, bổ sung đủ thành phần dinh dưỡng và mang đến cảm giác thoải mái cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ.

9. Bí đỏ – Thực phẩm bổ dưỡng, chống táo bón và phòng ngừa tình trạng thiếu máu

Các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong bí đỏ gồm chất sắt, chất xơ, carbs, calo, protein, vitamin K, vitamin C, vitamin E, vitamin B6, folate, kali, mangan, riboflavin, đồng, niacin, axit pantothenic, thiamin, beta-carotene.

Thành phần beta-carotene trong quả bí ngô là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp phòng ngừa quá trình oxy hóa và dị tật bẩm sinh của thai nhi. Ngoài ra beta-carotene còn là một loại caroten có khả năng chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.

Chất sắt, vitamin, chất xơ và protein trong bí đỏ có tác dụng nâng cao sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, căng thẳng, chống táo bón và phòng ngừa tình trạng thiếu máu diễn ra trong thai kỳ.

Hơn thế việc thường xuyên thêm bí đỏ vào chế độ dinh dưỡng còn giúp mẹ bầu tăng cường sức khỏe cho mắt, nâng cao thị lực cho thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe tim mạch, giúp da khỏe, ổn định cân nặng.

Bí đỏ còn giúp làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng chuyển hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể và phòng ngừa mắc bệnh mãn tính.

Bí đỏ
Bí đỏ – Thực phẩm bổ dưỡng, chống táo bón và phòng ngừa tình trạng thiếu máu

10. Thực phẩm giàu chất sắt, tốt cho sức khỏe sản phụ – Các loại hạt sấy khô

Các loại hạt sấy khô như hạt bí, hạt hướng dương, óc chó, hạnh nhân…  là một loại thực phẩm giàu chất sắt, có khả năng thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, phòng ngừa và cải thiện tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Chính vì thế trong thời kỳ mang thai, nữ giới nên thường xuyên thêm các loại hạt sấy khô vào khẩu phần ăn uống để bổ sung hàm lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể, giúp bổ máu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thai kỳ.

11. Rau chân vịt – Thực phẩm hỗ trợ quá trình tạo máu và nuôi dưỡng thai nhi

Rau chân vịt cũng được đánh giá là thực phẩm bổ máu cho bà bầu do chứa nhiều chất sắt. Vì thế thai phụ nên bổ sung thực phẩm này vào chế độ ăn uống để dung nạp đủ chất sắt, hỗ trợ quá trình tạo máu và nuôi dưỡng thai nhi.

Ngoài ra rau chân vịt còn là một loại thực phẩm dinh dưỡng với nhiều thành phần quan trọng gồm: Chất xơ, chất béo, protein, nước, axit béo omega-3, vitamin (vitamin Am vitamin nhóm B, vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K, natri, mangan, đồng, selen, kẽm, kali, magie, flate, choline, hợp chất lutein, kaempferol…

Các thành phần dinh dưỡng nêu trên giúp rau chân vịt trở thành một loại thực phẩm quan trọng, cần thiết cho quá trình phát triển thai nhi, giúp đảm bảo sức khỏe của cả em bé trong bụng mẹ và sản phụ.

Rau chân vịt
Rau chân vịt – Thực phẩm hỗ trợ quá trình tạo máu và nuôi dưỡng thai nhi

12. Yến mạch – Thực phẩm giúp vận chuyển oxy trong máu, bổ máu và cải thiện thiếu máu thai kỳ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong bột yến mạch chứa một hàm lượng lớn chất sắt, có tác dụng vận chuyển oxy trong máu, giúp bổ máu và cải thiện tình trạng thiếu máu trong thai kỳ.

Các vitamin và khoáng chất khác trong yến mạch gồm mangan, phốt pho, selen, đồng, kẽm, vitamin B1…  có tác dụng nâng cao sức khỏe của thai nhi và sản phụ, đảm bảo các hoạt động của hệ miễn dịch và chức năng thần kinh. Đồng thời giúp nâng cao sức khỏe của hệ tim, thúc đẩy quá trình phát triển, tăng trưởng và quá trình trao đổi chất.

Ngoài ra chất xơ hòa tan (Beta glucan) trong yến mạch có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, giảm lượng insulin và lượng đường trong máu, thúc đẩy quá trình sản xuất acid mật. Protein có khả năng bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, thúc đẩy quá trình phát triển não bộ của thai nhi.

Hợp chất Avenanthramides trong yến mạch có tác dụng điều chỉnh huyết áp, giảm viêm tại những động mạch, giảm nguy cơ nhiễm độc thai nghén.

Dù mang chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và mang nhiều lợi ích nhưng thai phụ cần tránh lạm dụng yến mạch. Bởi hợp chất Acid phytic trong loại thực phẩm này có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt và kẽm của cơ thể.

Yến mạch
Yến mạch – Thực phẩm giúp vận chuyển oxy trong máu, bổ máu và cải thiện thiếu máu thai kỳ

Bài viết đã tổng hợp thông tin về các thực phẩm bổ máu cho bà bầu, tốt cho sức khỏe và không lo thiếu máu. Tình trạng thiếu máu xảy ra phổ biến trong thai kỳ và thường gây ra nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, thai phụ nên xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm bổ máu để kích thích quá trình sản sinh hồng cầu, phòng ngừa tình trạng thiếu máu và những rủi ro không mong muốn. Đồng thời giúp giảm mệt mỏi và nâng cao sức khỏe của thai nhi.

Bài viết liên quan:

5/5 - (16 bình chọn)

Bác sĩ Đỗ Thanh Hà với 40 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị bệnh sản phụ khoa sẽ giúp chị em có cái nhìn đúng về bệnh cũng như giải pháp trị viêm âm đạo KHÔNG TÁI PHÁT.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *