Táo bón ở người già: Nguyên nhân và cách đặc trị

Táo bón ở người già là tình trạng phổ biến và cao gấp 5 lần so với người trẻ tuổi. Mặc dù thỉnh thoảng táo bón không dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên đối với người lớn tuổi, táo bón cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Táo bón ở người già
Táo bón ở người già là tình trạng phổ biến cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn

Các loại táo bón thường gặp ở người già

Táo bón ở người già là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến. Khi lão hóa, cơ thể trải qua nhiều thay đổi khác nhau, bao gồm cả thay đổi hiệu quả của hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra, thói quen ăn uống không lành mạnh hoặc thay đổi chế độ ăn uống và tác động của các loại thuốc điều trị bệnh, có thể làm chậm hoạt động của quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón.

Táo bón là tình trạng một người không thể đi đại tiện hoặc gặp khó khăn khi đi đại tiện. Mặc dù không có số lần đi đại tiện chính xác, tuy nhiên những người đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần được xem là bị táo bón. Ngoài ra, những người cần dành nhiều thời gian để đi đại tiện hoặc cảm thấy căng thẳng khi đi đại tiện cũng có thể là dấu hiệu của táo bón.

Táo bón ở người già là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Thông thường các loại táo bón phổ biến có thể bao gồm:

  • Táo bón vận chuyển bình thường: Đây là dạng táo bón nguyên phát phổ biến nhất. Trong dạng táo bón này, phân vẫn di chuyển qua đại tràng với tốc độ bình thường, tuy nhiên người bệnh thường gặp nhiều khó khăn khi đi đại tiện. Tình trạng này tương đối phổ biến ở bệnh nhân Hội chứng ruột kích thích kèm táo bón.
  • Táo bón vận chuyển chậm: Dạng táo bón này thường phổ biến ở phụ nữ lớn tuổi, xảy ra khi các chuyển động ruột trở nên chậm dần. Các đặc trưng phổ biến bao gồm đi đại tiện không thường xuyên, có nhu cầu đi tiểu gấp hoặc cần dùng nhiều sức khi đi đại tiện.
  • Rối loạn chức năng sàn chậu: Là tình trạng có các vấn đề ở các cơ sàn chậu hoặc các cơ xung quanh hậu môn (cơ vòng hậu môn). Những người bệnh táo bón dạng này thường có khả năng phối hợp kém ở các cơ trong quá trình đại tiện, dẫn đến cảm giác đi đại tiện không hết.

Các dấu hiệu và triệu chứng táo bón ở người già

Táo bón ở người già đặc trưng bởi tình trạng đi đại tiện không thường xuyên. Mặc dù không có số lần đi đại tiện khỏe mạnh tiêu chuẩn, tuy nhiên những người đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần được cho là bị táo bón. Bên cạnh đó, các dấu hiệu và triệu chứng táo bón khác có thể bao gồm:

Nguyên nhân gây táo bón ở người già
Người già bị táo bón có thể cảm thấy đau bụng hoặc đầy hơi chướng bụng
  • Phân cứng và vón cục
  • Căng thẳng khi đi đại tiện
  • Cảm nhận được việc đi đại tiện không hoàn toàn, có cảm giác không thể làm trống trực tràng sau khi đi đại tiện
  • Cần có sự hỗ trợ như dùng sức rặn hoặc dùng tay để lấy phân ra khỏi hậu môn

Ngoài ra, trong một số trường hợp táo bón ở người già có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng liên quan khác như:

  • Phình to bụng
  • Đau bụng
  • Có cảm giác no
  • Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu
  • Chán ăn

Các chuyên gia ước tính có khoảng 2/3 người già trên 65 tuổi bị táo bón. Thỉnh thoảng bị táo bón không phải là một tình trạng nghiêm trọng và có thể tự cải thiện mà không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, táo bón ở người già cần có cách xử lý và chăm sóc phù hợp ngăn ngừa bệnh tái phát trong tương lai hoặc dẫn đến các rủi ro không mong muốn khác.

Nguyên nhân gây táo bón ở người già

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến các triệu chứng táo bón ở người già, tuy nhiên hầu hết các nguyên nhân có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và chế độ ăn uống.

Mặc dù các nguyên nhân gây táo bón có thể không giống ở mỗi người bệnh, tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, táo bón ở người già có thể liên quan đến các nguyên nhân bao gồm:

1. Chế độ ăn uống không phù hợp

Chế độ ăn uống ít chất xơ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến táo bón ở mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, khi cơ thể lão hóa, hệ thống tiêu hóa không thể dung nạp một số loại thực phẩm và dẫn đến các dấu hiệu táo bón.

Người già khó đi cầu
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến táo bón

Bên cạnh đó, người già ăn quá nhiều các loại thực phẩm chế biến sẵn thường có nguy cơ táo bón cao hơn những người khác. Thực phẩm chế biến sẵn thường ít chất xơ, không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết, nhiều đường và các chất bảo quản. Ngoài ra, các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất tạo ngọt. Điều này có thể gây ra các vấn đề về răng, miệng (làm giảm khả năng nhai thức ăn) và góp phần tăng nguy cơ táo bón.

2. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng được sản xuất để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc nhuận tràng, đặc biệt là ở người cao tuổi, có thể dẫn đến phụ thuộc thuốc và khiến người bệnh không thể đi đại tiện khi không có sự tác động của thuốc. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Ngoài ra, hầu hết các loại thuốc nhuận tràng được chỉ định sử dụng dưới hai tuần để cải thiện các vấn đề táo bón. Sử dụng thuốc quá thời gian quy định có thể dẫn đến nhiều nguy cơ và rủi ro, bao gồm mất nước và các chất điện giải trong cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn, đặc biệt là ở người lớn tuổi.

3. Lối sống ít vận động

Các hoạt động vận động thể chất có thể giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Không tập thể dục thường xuyên hoặc người lớn tuổi hạn chế các hoạt động thể chất vì các lý do y tế, có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao hơn những người khác.

Bên cạnh đó, việc nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu thường khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này làm chậm quá trình di chuyển của phân, khiến phân trở nên khô cứng và khó đi ra khỏi hệ thống tiêu hóa.

4. Điều kiện y tế

Táo bón có thể là dấu hiệu của một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn trong cơ thể của người cao tuổi. Cụ thể, các điều kiện y tế có thể làm tăng nguy cơ táo bón ở người già bao gồm:

Cách chữa bệnh táo bón ở người lớn
Một số bệnh lý ở người già có thể dẫn đến các triệu chứng táo bón
  • Các bệnh lý về trực tràng hoặc đại tràng như tắc ruột, Hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm túi thừa
  • Một số bệnh lý thần kinh như bệnh Parkinson, đột quỵ hoặc bệnh tiểu đường
  • Các vấn đề nội tiết tố như tuyến giáp hoạt động kém

5. Ảnh hưởng của một số loại thuốc

Có một số loại thuốc có thể gây táo bón hoặc khiến tình trạng táo bón ở người già trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể các loại thuốc phổ biến có thể gây táo bón bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như Morphine, Codeine
  • Thuốc chống cholinergic có tác dụng ức chế dẫn truyền xung thần kinh như Atropine, Trihexiphenidyl
  • Thuốc chống co thắt như dicyclomine
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng như amytriptyline
  • Thuốc chẹn kênh canxi dùng để điều trị rối loạn nhịp tim và huyết áp cao như verapamil
  • Thuốc chống Parkinson, bệnh Parkinson có thể dẫn đến táo bón và các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson như Levodopa cũng có thể gây táo bón
  • Thuốc giai cảm thường được sử dụng để điều trị bệnh hen phế quản như ephedrin và terbutaline
  • Thuốc chống loạn thần dùng để ngăn ngừa các rối loạn tâm thần ở người lớn tuổi có nguy cơ như clozapine, thioridazine, chlorpromazine
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc hạ huyết áp như methyldopa, clonidine, propranolol
  • Thuốc kháng histamine để ngăn ngừa các nguy cơ dị ứng
  • Thuốc bổ sung canxi và chất sắt ngăn ngừa thiếu máu
  • Thuốc chống tiêu chảy
  • Thuốc chống co giật như clonazepam và phenytoin
  • Thuốc giảm đau NSAID (Thuốc chống viêm không steroid) như ibuprofen, aspirin
  • Các hợp chất giảm cholesterol cao trong máu như Octreotide, nhựa polystyrene, cholestyramine

Việc sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng và các viên uống sức khỏe thường xuyên cũng có thể tăng nguy cơ táo bón ở người già. Do đó, người già cần sử dụng thuốc để điều trị bệnh hoặc tăng cường sức khỏe, cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn sử dụng và chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, uống nhiều nước và bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa các nguy cơ táo bón.

Các yếu tố nguy cơ gây táo bón ở người lớn tuổi

Bên cạnh các nguyên nhân cơ bản, một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ táo bón ở người già bao gồm:

  • Trên 65 tuổi
  • Là phụ nữ
  • Mất nước hoặc không bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày
  • Thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống
  • Ít hoạt động thể chất
  • Có các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn ăn uống hoặc trầm cảm
  • Sử dụng các loại thuốc gây táo bón hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng

Táo bón ở người già có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp táo bón ở người già không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng các biện pháp xử lý tại nhà. Tuy nhiên nếu không được điều trị và xử lý phù hợp, tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến một số biến chứng bao gồm:

táo bón ở người già có ảnh hưởng gì không
Táo bón ở người già không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn
  • Ứ đọng phân (phân không thể thoát ra ngoài): Phân càng tích tụ lâu bên trong ruột già, phân càng trở nên khô và cứng. Điều này khiến phân bị tắc nghẽn ở bên trong ruột và có thể gây ứ đọng nếu không được xử lý y tế phù hợp.
  • Bệnh trĩ (sưng các tĩnh mạch ở hậu môn): Hầu hết các trường hợp táo bón ở người già đều có nguy cơ biến chứng thành bệnh trĩ cao, do người bệnh thường có xu hướng dùng sức rặn để đi vệ sinh. Việc rặn trong thời gian dài khi đi đại tiện có thể khiến các tính mạch ở hậu môn bị tổn thương, sưng, viêm, dẫn đến bệnh trĩ hoặc trĩ chảy máu.
  • Rò hậu môn (rách da ở hậu môn): Táo bón dẫn đến tình trạng phân to và cứng. Điều này có thể dẫn đến các vết rách hậu môn khi đi đại tiện, gây nhiễm trùng và rò lỗ hậu môn.
  • Sa trực tràng (ruột lòi ra khỏi hậu môn): Sa trực tràng là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra đối với bệnh trĩ ở người già. Tình trạng này cần được điều trị y tế phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chẩn đoán chứng táo bón ở người già

Táo bón ở người già có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và thăm khám sức khỏe tổng thể. Bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra trực tràng để xác định các vấn đề và tình trạng sức khỏe có thể dẫn đến chứng táo bón. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm bổ sung như:

chẩn đoán bệnh táo bón ở người già
Táo bón ở người lớn tuổi được chẩn đoán thông qua các triệu chứng và biểu hiện bệnh
  • Xét nghiệm máu: Có thể xác định tình trạng gây mất nước và táo bón ở người cao tuổi, chẳng hạn như các chức năng tuyến giáp thấp (suy giáp).
  • Nội soi đại tràng hoặc nội soi đại tràng xích ma: Đây là thủ tục kiểm tra đại tràng và đại tràng xích ma để xác định các tổn thương hoặc các vấn đề ở toàn bộ đại tràng.
  • Đo áp suất hậu môn trực tràng: Bác sĩ có thể đưa một thiết bị đo vào hậu môn để đánh giá chức năng và tốc độ cơ thắt hậu môn.
  • Chụp X – quang và chụp cộng hưởng từ MRI: Các thủ thuật trực quan có thể được sử dụng để kiểm tra các vấn đề ở hậu môn và trực tràng khi người bệnh đi đại tiện.
  • Nghiên cứu quá trình di chuyển của ruột kết: Xét nghiệm này được sử dụng để xác định tốc độ di chuyển của thức ăn ruột kết.

Ngoài ra, khi xét nghiệm chẩn đoán táo bón ở người già, bác sĩ thường đề nghị xác định các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa và biểu hiện thành táo bón. Cụ thể, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra một số vấn đề như:

  • Bệnh tim như suy giảm chức năng tim
  • Đái tháo đường
  • Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém)
  • Tăng canxi máu
  • Hạ kali máu
  • Tăng magie máu
  • Cường cận giáp (tuyến cận giáp hoạt động quá mức)

Bên cạnh đó, một số chứng rối loạn cơ và thần kinh cũng có thể dẫn đến táo bón bao gồm viêm da cơ, bệnh xơ cứng toàn thân, bệnh thần kinh tự chủ, bệnh Parkinson, tổn thương tủy sống và trầm cảm. Tùy thuộc vào các triệu chứng và biểu hiện, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chẩn đoán chuyên môn khác.

Biện pháp điều trị táo bón ở người già

Để điều trị táo bón ở người già, trước tiên người bệnh cần xác định được các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn và điều trị đúng cách. Ngoài ra, kiểm tra các loại thuốc đang sử dụng và thay thế các loại thuốc có thể dẫn đến táo bón, nếu có thể. Bên cạnh đó, thay đổi lối sống, tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống và luyện tập thể chất đầy đủ là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng táo bón ở người già.

Cụ thể, phụ thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây táo bón, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống

Hầu hết các trường hợp táo bón ở người già được điều trị bằng cách thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

táo bón ở người cao tuổi
Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng táo bón
  • Uống đầy đủ nước: Người bệnh cần đảm bảo uống đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Mất nước là một trong những nguyên nhân khiến phân khô cứng, khó đi ra khỏi cơ thể và dẫn đến các triệu chứng táo bón.
  • Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống: Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ là một cách tốt và an toàn để cải thiện chứng táo bón ở người cao tuổi. Chất xơ có thể tăng trọng lượng và khối lượng của phân, điều này có thể giúp phân đi qua ruột nhanh chóng hơn.
  • Vận động mỗi ngày: Người lớn tuổi nên dành thời gian tập thể dục, đi bộ mỗi ngày để tăng các hoạt động của ruột, thúc đẩy phân di chuyển và ngăn ngừa các triệu chứng táo bón.
  • Đi đại tiện ngay khi có nhu cầu: Việc trì hoãn cảm giác muốn đi đại tiện là một trong những nguyên nhân khiến phân mất nước, trở nên khô cứng và gây táo bón. Do đó, người lớn tuổi nên đi đại tiện ngay khi có nhu cầu.
  • Tạo một lịch trình đi tiêu đều đặn: Người lớn tuổi có thể tạo một lịch trình đi tiêu mỗi ngày, ví dụ nhứ vào bữa sáng sau khi ăn để ngăn ngừa các nguy cơ táo bón.

2. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Nếu các biện pháp điều trị táo bón tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc nhuận tràng để cải thiện các triệu chứng. Một số loại thuốc nhuận tràng phổ biến cho người già bao gồm:

Thuốc chữa táo bón cho người già
Sử dụng thuốc chữa táo bón cho người già theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Bổ sung chất xơ: Tương tự như các chất xơ tự nhiên, các chất xơ bổ sung có thể hỗ trợ làm tăng trọng lượng và số lượng phân. Cụ thể, các chất xơ bổ sung bao gồm psyllium, canxi polycarbophil hoặc methylcellulose.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Các loại thuốc nhuận tràng này có thể giúp các chất lỏng di chuyển qua ruột, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn và ngăn ngừa các nguy cơ táo bón. Các loại thuốc phổ biến bao gồm magie hydroxit, agie citrat, lactulose hoặc polyethylene glycol.
  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Các loại thuốc nhuận tràng kích thích có thể tăng cường sự co bóp ở ruột và giúp phân đi qua hệ thống tiêu hóa dễ dàng hơn. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Dulcolax, Correctol và Bisacodyl.
  • Chất bôi trơn: Các chất bôi trơn gốc dầu được sản xuất dưới dạng thuốc đạn đặt hậu môn có chứa dầu khoáng, giúp phân di chuyển qua ruột dễ dàng hơn.
  • Thuốc làm mềm phân: Các loại thuốc nhuận tràng làm mềm phân hoạt động bằng cách hút nước từ ruột vào phần để giúp phần mềm và dễ đi ra khỏi hậu môn. Loại thuốc phổ biến thường được chỉ định sử dụng là docusate natri.
  • Thuốc đạn đặt hậu môn: Trong một số trường hợp, thuốc đạn và thuốc xổ có thể được chỉ định cho người già để cải thiện các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh không nên quá lạm dụng các loại thuốc này để tránh các rủi ro không mong muốn. Các loại thuốc đạn hỗ trợ nhu động ruột phổ biến thường bao gồm glycerin hoặc bisacodyl.

3. Phẫu thuật

Đối với người bệnh gặp các nguy cơ về vùng chậu, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc liệu pháp điều chỉnh các cơ xương chậu để cải thiện tình trạng táo bón.

Trong trường hợp tắc nghẽn trực tràng, nứt hậu môn, bệnh trĩ, hẹp trực tràng, phẫu thuật có thể là lựa chọn điều trị chứng táo bón ở người già duy nhất mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, hiếm khi các bộ phận của trực tràng hoặc ruột kết cần được cắt bỏ, trừ khi người bệnh có các khối u hoặc có nguy cơ ung thư cao.

Người già bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì?

Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống là cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón ở người già. Do đó, người bệnh cần tham khảo các loại thực phẩm nên và không nên ăn để tránh các nguy cơ táo bón.

người già khó đi cầu phải làm sao
Thường xuyên bổ sung chất xơ và trái cây để ngăn ngừa táo bón ở người cao tuổi

Các loại thực phẩm tốt cho người già bị táo bón:

  • Mận tươi, mận khô và nước ép mận
  • Táo và lê
  • Quả kiwi
  • Sung
  • Trái cây họ cam, quýt
  • Rau bina và các loại rau xanh khác
  • Atiso và rau diếp xoăn
  • Khoai lang
  • Các loại đậu như đậu Hà Lan và đậu lăng
  • Hạt lanh và hạt chia
  • Bắp, ngô

Các loại thực phẩm có thể gây táo bón ở người già:

  • Caffeine
  • Thực phẩm giàu gluten
  • Thịt đỏ
  • Bánh mì trắng
  • Chuối, đặc biệt là chuối còn xanh
  • Rượu
  • Chocolate
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm chế biến và thức ăn đông lạnh
  • Khoai tây chiên và thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Một số chất bổ sung
  • Kẹo cao su

Táo bón ở người già là tình trạng phổ biến và có thể điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc có liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *