Ngủ Nhiều Có Phải Là Bệnh? Triệu Chứng Và Cách Trị

Ngủ nhiều là tình trạng ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Người mắc chứng ngủ nhiều có thể cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi đêm, thậm chí một số người có thể cần ngủ 15 giờ để đạt trạng thái tốt nhất khi thức dậy.

buồn ngủ nhiều là bệnh gì
Ngủ nhiều có thể là dấu hiệu rối loạn giấc ngủ hoặc các điều kiện y tế khác trong cơ thể

Ngủ nhiều là bệnh gì?

Giấc ngủ đủ và sâu là điều cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể người. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các vấn đề về giấc ngủ như thiếu ngủ, mất ngủ hoặc bệnh ngủ nhiều.

Nhu cầu giấc ngủ phụ thuộc chủ yếu vào tuổi tác, nhưng nhu cầu này có thể thay đổi phụ thuộc vào tình trạng cụ thể. Nhu cầu giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như mang thai, lão hóa, thiếu ngủ và chất lượng của giấc ngủ.

Cụ thể, theo các chuyên gia về giấc ngủ, nhu cầu giấc ngủ của con người theo độ tuổi như sau:

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: 14 – 17 giờ mỗi ngày, bao gồm các giấc ngủ ngắn
  • Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi: 12 – 15 giờ, bao gồm cả các giấc ngủ ngắn
  • Trẻ mới biết đi: 11 – 14 giờ bao gồm các giấc ngủ ngắn
  • Trẻ em tuổi đi mẫu giáo: 10 – 13 giờ mỗi ngày
  • Trẻ em tiểu học: 9 – 11 giờ mỗi ngày
  • Thanh thiếu niên: 8 – 10 giờ mỗi đêm
  • Người trưởng thành trên 18 tuổi: 7 – 9 giờ mỗi đêm
  • Người cao tuổi: 7 – 8 giờ mỗi đêm

Tùy thuộc vào độ tuổi, nhu cầu ngủ có thể thay đổi. Người được cho là ngủ nhiều nếu ngủ hơn số giờ cần thiết. Thông thường người mắc chứng ngủ nhiều cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi đêm và tối đa là 15 giờ.

Ngủ quá nhiều được xem là một tình trạng rối loạn y tế cần được cải thiện phù hợp. Nguyên nhân ngủ nhiều thường liên quan đến trách nhiệm, tính chất công việc, mệt mỏi cực độ vào ban ngày. Ngoài ra, tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc có năng lượng thấp, thường có nguy cơ mắc chứng ngủ nhiều cao.

Ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ hoặc tắc nghẽn phổi cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tăng nhu cầu về giấc ngủ. Bên cạnh đó, có một số tình trạng sức khỏe và điều kiện y tế có thể làm tăng nhu cầu giấc ngủ như:

  • Có vấn đề về tuyến giáp
  • Bệnh tim
  • Rối loạn lo âu
  • Trầm cảm
  • Hội chứng ngủ rũ

Trong một số trường hợp tình trạng cần ngủ quá nhiều có thể không phải là dấu hiệu rối loạn giấc ngủ hoặc các bệnh lý khác. Để xác định nguyên nhân chính xác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ngủ nhiều

Các chuyên gia khuyến cáo người trưởng thành nên ngủ 7 – 9 giờ  mỗi đêm, ngủ quá nhiều làm gián đoạn nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể. Điều này khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để thích nghi với sự thay đổi về thời gian ngủ. Ngủ quá nhiều có thể dẫn đến một số đặc trưng như:

triệu chứng rối loạn giấc ngủ
Ngủ quá nhiều dẫn đến tình trạng mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy
  • Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy: Ngủ nhiều khiến cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để điều chỉnh lại đồng hồ sinh học tự nhiên. Điều này có thể dẫn đến làm việc quá sức và gây ra cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Cảm thấy uể oải, mệt mỏi suốt cả ngày: Trên thực tế, kể cả người thiếu ngủ và ngủ quá nhiều đều có thể cảm thấy mất tập trung và gần như không có ý thức về những việc làm trong ngày.
  • Đau đầu: Ngủ quá giấc có thể làm rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh của não và làm giảm mức serotonin gây ra đau đầu hoặc đau nửa đầu.
  • Rối loạn trí nhớ: Ngủ quá nhiều có thể gây rối loạn não bộ và trí nhớ. Mặc dù không phổ biến nhưng những người trưởng thành ngủ quá nhiều có thể có trí nhớ như trẻ em 2 tuổi. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng khi cơ thể lão hóa và người bệnh có thể mắc chứng hay quên.

Tác hại khi ngủ quá nhiều

Ngoài trừ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, ngủ quá nhiều có thể tăng nguy cơ gặp phải một số rủi ro và biến chứng như:

nguyên nhân ngủ nhiều
Người ngủ quá nhiều có nguy cơ trầm cảm cao hơn người ngủ 7 – 8 giờ mỗi đêm
  • Viêm và đau mãn tính: Người ngủ hơn chín giờ mỗi đêm thường bị rối loạn nồng độ cytokine (tế bào được sản xuất chủ yếu bởi hệ thống miễn dịch giúp điều chỉnh phản ứng viêm của cơ thể). Do đó, ngủ nhiều có thể dẫn đến viêm mãn tính, gây viêm khớp và khiến tình trạng viêm khác trong cơ thể trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu cho biết ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ có thể làm tăng lượng đường trong máu và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
  • Béo phì: Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể thay đổi cảm giác thèm ăn, đặc biệt là vào buổi tối, điều này dẫn đến tình trạng tăng cân. Một số nghiên cứu gần cho biết những người ngủ 9 hoặc 10 giờ mỗi đêm có khả năng bị béo phì cao hơn 21% trong sáu năm so với những người ngủ 7 – 8 giờ. Ngay cả khi luyện tập thể dục phù hợp, ngủ nhiều cũng có thể dẫn đến tăng cần dần đều theo thời gian.
  • Trầm cảm: Mặc dù so với chứng mất ngủ, ngủ nhiều thường hiếm khi gây trầm cảm, tuy nhiên có khoảng 15% những người bệnh trầm cảm
  • Bệnh tim: Theo một số nghiên cứu, những phụ nữ ngủ từ 9 – 11 giờ mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tim động mạch vành cao hơn 38% so với những phụ nữ ngủ 8 giờ.
  • Tử vong: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người ngủ từ 9 giờ trở lên mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn đáng kể so với những người ngủ 7- 8 giờ mỗi đêm. Mặc dù không có mối liên kết rõ ràng nhưng theo các nhà nghiên cứu trầm cảm và rối loạn lưỡng cực do rối loạn giấc ngủ là nguyên nhân phổ biến gây tử vong.

Chẩn đoán tình trạng ngủ nhiều

Ngủ nhiều có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, do đó người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, đến bệnh viện ngay nếu tình trạng ngủ quá nhiều hoặc buồn ngủ thường xuyên kéo dài hơn sáu tuần.

Để kiểm tra tình trạng, bác sĩ có thể sẽ tìm hiểu về thói quen giấc ngủ và phong cách sinh hoạt, thuốc men và lịch sử sức khỏe. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu kiểm tra thể chất và thậm chí được đề nghị thực hiện nghiên cứu về giấc ngủ.

biện pháp chẩn đoán
Bác sĩ có thể đề nghị nghiên cứu giấc ngủ để xác định nguyên nhân chính xác gây ngủ nhiều

Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác của các chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định các thử nghiệm đánh giá rối loạn giấc ngủ như:

  • Đánh giá mức độ buồn ngủ trên thang đo cơn buồn ngủ Epworth. Người bệnh sẽ được yêu cầu tiến hành đánh giá mức độ buồn ngủ của bản thân để giúp bác sĩ hiểu cảm giác buồn ngủ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh như thế nào.
  • Giữ một cuốn nhật ký giấc ngủ, ghi lại thói quen ngủ, như thời gian đi ngủ, lúc thức dậy và tần suất thức dậy sau giấc ngủ. Bác sĩ có thể đo số lượng, thời gian và kiểu ngủ của người bệnh. Theo dõi giấc ngủ được đề nghị thực hiện trong ít nhất một tuần.
  • Nghiên cứu giấc ngủ, liệu pháp này yêu cầu người bệnh ngủ qua đêm trong một trung tâm ngủ có màn hình và thiết bị đo hoạt động của não, chuyển động mắt, cử động chân, nhịp tim,…

Cách chữa bệnh ngủ nhiều

Trong trường hợp người bệnh ngủ trung bình hơn bảy hoặc tám giờ ngủ mỗi đêm, hãy gặp bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp xử lý cũng như cải thiện tình trạng này như:

  • Nếu việc ngủ quá nhiều liên quan đến các chất kích thích như rượu hoặc một số loại thuốc theo toa, bác sĩ có thể đề nghị cắt giảm hoặc loại bỏ việc sử dụng các chất này để điều chỉnh. Ngoài ra, không sử dụng thuốc hoặc ngừng các loại thuốc điều trị bệnh nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ.
  • Đi ngủ và thức dậy vào một giờ cố định trong ngày kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên tránh dùng caffeine và rượu gần với giờ đi ngủ.
  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống miễn dịch và hạn chế tình trạng buồn ngủ thường xuyên.
  • Thay đổi không gian ngủ, sử dụng giường ngủ với độ cứng vừa phải, nhiệt độ phòng thích hợp, không có tiếng ồn và có độ tối phù hợp.

Một số lưu ý cho giấc ngủ sâu và ngon hơn

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

triệu chứng ngủ quá nhiều
Hạn chế số lượng thú cưng trên giường ngủ có thể hỗ trợ điều chỉnh giấc ngủ phù hợp
  • Thực hiện lịch trình ngủ khoa học bằng cách đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Điều này tạo điều kiện để cơ thể thích nghi và tự động đi vào giấc ngủ vào một thời gian cố định. Ngoài ra, thực hiện lịch trình ngủ khoa học có thể ổn định đồng hồ sinh học, cải thiện chứng mất ngủ mãn tính.
  • Tạo môi trường ngủ lý tưởng, thoải mái để giúp cơ thể vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh.
  • Cố gắng hạn chế số lượng thú cưng hoặc trẻ em ngủ trên giường, ngoài ra, tránh đặt tivi, máy tính, thiết bị di động ở phòng ngủ. Các thiết bị này có thể gây rối loạn giấc ngủ ngay cả khi thiết bị đã tắt. Cân nhắc thay đổi giường, gối, hoặc nệm nếu người bệnh cảm thấy không thoải mái.
  • Tắt nguồn thiết bị như màn hình máy tính và điện thoại và các thiết bị phát ra ánh sáng xanh. Vào ban đêm, ánh sáng xanh có thể phá vỡ nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể và gây rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ. Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trong 2 – 3 giờ trước khi đi ngủ.
  • Thay đổi thói quen sống, thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, thiền định, yoga trước khi đi ngủ.
  • Không sử dụng caffeine, rượu và các chất kích thích khác trước khi đi ngủ. Các chất này có thể làm người bệnh khó chịu và gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Sử dụng trà thảo dược hoặc sữa ấm để hỗ trợ giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Giữ nhật ký giấc ngủ, bao gồm các thói quen thông thường và số giờ ngủ mỗi đêm. Nếu rối loạn giấc ngủ, ngủ quá nhiều hoặc thiếu ngủ, nhật ký giấc ngủ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nếu tình trạng ngủ quá nhiều liên quan đến các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, người bệnh cần điều trị các điều kiện sức khỏe này để khôi phục giấc ngủ bình thường.

Ngủ nhiều là dấu hiệu rối loạn giấc ngủ và có thể dẫn đến nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu người bệnh thường xuyên cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi đêm để đạt trạng thái tốt nhất khi thức dậy, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

4/5 - (4 bình chọn)

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Đây là giải pháp điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ bằng các thảo dược cung Đình Triều Nguyễn. Giải pháp này chữa dứt điểm mất ngủ kinh niên do tuổi già, mất ngủ do stress, mất ngủ do bệnh lý, mất ngủ sau sinh, ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *