Họp chuyên gia “Hiệu quả điều trị và đánh giá tác động ngân sách của thuốc Gefitinib trong ung thư phổi không tế bào nhỏ” (23/11/2017)

Chiều ngày 22/11/2017 Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam tổ chức họp chuyên gia “Hiệu quả điều trị và đánh giá tác động ngân sách của thuốc Gefitinib trong ung thư phổi không tế bào nhỏ”với sự chủ trì và điều phối của PGS.TS. Phạm Lê Tuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Nguyễn Minh Thảo – Phó Tổng giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam; TS. BS. Dương Huy Liệu – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam…

Chiều ngày 22/11/2017 Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam tổ chức họp chuyên gia “Hiệu quả điều trị và đánh giá tác động ngân sách của thuốc Gefitinib trong ung thư phổi không tế bào nhỏ” với sự chủ trì và điều phối của PGS.TS. Phạm Lê Tuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế; TS. Nguyễn Minh Thảo – Phó Tổng giám đốc Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam; TS. BS. Dương Huy Liệu – Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam; TS. BS. Lê Văn Khảm – Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế; TS. DS. Hà Văn Thúy – Phó vụ trưởng Vụ Bảo Hiểm Y Tế, Bộ Y tế; ThS. BS. Tống Thị Song Hương – Nguyên Vụ trưởng Vụ Bảo Hiểm Y Tế – Ủy viên thường vụ Hội Khoa học Kinh tế Y tế Việt Nam; GS. TS. BS. Mai Trọng Khoa – Giám đốc Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai TS. DS. Nguyễn Quỳnh Hoa – Phó giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia TS. Nguyễn Thị Ngọc Bảo – Phó Giám đốc Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia cùng các chuyên gia đại diện cho Vụ Bảo hiểm Y tế, Vụ Kế hoạch tài chính, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, bệnh viện Bạch Mai, Trường Đại học y Dược

Phát biểu tại cuộc họp, thứ trưởng cho biết:“Ung thư là một trong những nguyên nhân gây bệnh tật và tử vong hàng đầu trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến nhất với tỉ lệ mới mắc là 25,2 trường hợp/ 100000 dân, dự đoán đến năm 2020 tổng số trường hợp ung thư phổi mới mắc sẽ gần 30.000 trường hợp. Tỉ lệ tử vong của ung thư phổi cao nhất trong tổng tử vong do bệnh ung thư. Nhìn chung, cứ 5 bệnh nhân tử vong vì ung thư sẽ có 1 bệnh nhân bị ung thư phổi và 87% số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi sẽ tử vong trong vòng 5 năm. Chi phí điều trị ung thư hiện đang là gánh nặng của ngân sách y tế. Việc sử dụng thuốc điều trị ung thư như thế nào để đạt chi phí – hiệu quả luôn là vấn đề quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các chuyên gia lâm sàng”.

Thứ trường PGSTS Phạm Lê Tuấn

Thứ trưởng PGS.TS. Phạm Lê Tuấn phát biểu tại Hội đồng chuyên gia

Các chuyên gia lâm sàng và chuyên gia kinh tế y tế trình bày báo cáo tại cuộc họp

  1. BS. Phạm Cẩm Phương – Phó Giám Đốc Trung Tâm Y Học Hạt Nhân và Ung Bướu, Bệnh Viện Bạch Mai báo cáo tại Hội đồng chuyên gia

Bác sĩ phạm mai phương

PGS. TS. Phạm Huy Tuấn Kiệt – Chuyên gia Kinh tế y tế độc lập, báo cáo tại Hội đồng chuyên gia

Toàn cảnh Hội đồng Chuyên gia

Tại cuộc họp, các chuyên gia đã thảo luận về việc sử dụng thuốc Gefitinib như thế nào là đúng và hiệu quả điều trị của thuốc. Các chuyên gia nhận định đây là thuốc điều trị đích, phù hợp để điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển, di căn có đột biến EGFR dương tính, đặc biệt với những bệnh    nhân có thể trạng yếu, thuốc giúp cải thiện triệu chứng nhanh, trong 2 tuần đầu tiên và ít tác dụng phụ.

Tại hội nghị, các chuyên gia hoan nghênh chính sách giảm 45% giá thuốc cho tất cả các bệnh viện trên toàn quốc và hỗ trợ không điều kiện tiền xét nghiệm đột biến EGFR (với giá 7 triệu đồng cho 1 xét nghiệm). Chính sách đã giúp giảm gánh nặng chi phí điều trị ung thư cho người bệnh Việt Nam cũng như cho ngân sách Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Hy vọng, những thông tin và những trao đổi tại Hội đồng chuyên gia sẽ hữu ích cho các nhà quản lý và nhà chuyên môn lâm sàng tìm ra hướng đi, giải pháp bền vững để người bệnh được tiếp cận với thuốc điều trị đích và phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT trong giai đoạn hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *