Dị ứng thịt bò có ngứa, nổi mề đay? Cách xử lý

Khi bị dị ứng thịt bò, các cơ quan như da, đường tiêu hóa, hệ hô hấp đều bị tổn thương. Bệnh nhân dị ứng nhẹ có thể đẩy lùi triệu chứng chỉ sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp nặng có thể bị sốc phản vệ, hôn mê sâu, mất ý thức, thậm chí tử vong. Do đó, nếu là người có cơ địa dị ứng, bạn nên cẩn trọng hơn với các món ăn, đặc biệt là thịt bò.

Biểu hiện dị ứng thịt bò

Dị ứng thịt bò là một dạng phản ứng của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên có trong thực phẩm. Thực tế cho thấy, hải sản hoặc thịt bò có khả năng gây dị ứng cao. Bởi lẽ chúng chứa khá nhiều hàm lượng protein.

Các triệu chứng dị ứng sẽ bộc phát dựa trên cơ địa và lượng đạm truyền vào cơ thể. Từ đó, chuyên gia đã chia ra các mức độ như:

Dị ứng tình trạng nhẹ

Những người bị dị ứng mức độ nhẹ sẽ gặp tình trạng khoang miệng khó chịu, da nổi mẩn, ngứa ngáy, có thể gây nóng rát. Tuy nhiên, triệu chứng dị ứng lúc này chỉ gây tổn thương ngoài da, khởi phát chậm và trong thời gian ngắn.

Khi bị dị ứng thịt bò mức độ nhẹ, cơ thể sẽ ngứa ngáy và nổi mẩn
Khi bị dị ứng thịt bò mức độ nhẹ, cơ thể sẽ ngứa ngáy và nổi mẩn

Triệu chứng trung bình

Ở giai đoạn này, histamin – chất gây dị ứng sẽ phóng thích vào da và niêm mạc với hàm lượng lớn. Vì vậy ngoài việc bị tổn hương da, người bệnh còn gặp các triệu chứng như: viêm da dị ứng, khu vực bị tổn thương da dày và ửng đỏ. Tình trạng ngứa có thể lan ra tay, chân, cổ dẫn đến sưng tấy.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Dấu hiệu tiếp theo là ngứa mắt, ngứa mũi dẫn đến hắt xì, chảy nước mắt, khó thở, tức ngực,… Khi gặp phản ứng quá mạnh, bệnh nhân còn bị đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy,…

Đối với mức độ trung bình, triệu chứng có thể kéo dài nên người bệnh cần sớm tìm được biện pháp can thiệp. Nếu không có phương án xử lý phù hợp, bệnh sẽ nặng hơn và gây tác động xấu đối với sức khỏe.

Triệu chứng nặng

Sốc phản vệ là mức độ nghiêm trọng nhất đối với những người bị dị ứng thịt bò. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bị hôn mê, mất ý thức, thậm chí là tử vong.

Bạn có thể nhận biết tình trạng dị ứng nặng thông qua hiện tượng ngứa vùng hầu họng, khó thở, phát âm kém, hoa mắt, chóng mặt, phù mạch,…

Lưu ý, sốc phản vệ xảy ra chủ yếu ở người đã hoặc đang bị bệnh hen suyễn. Nếu những bệnh nhân này tiếp tục ăn thịt bò, nguy cơ tử vong là rất cao.

Nguyên nhân gây dị ứng thịt bò

Thịt bò chứa các hoạt chất như sắt, protein, cùng nhiều dưỡng chất quan trọng. Do đó đây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày.

Mặc dù thịt bò là món khoái khẩu của nhiều người nhưng lại có không ít trường hợp bị dị ứng với nó. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở người thuộc nhóm máu O hoặc nhóm máu A.

Ngược lại, người có nhóm máu AB hoặc nhóm máu B chứa kháng nguyên B có cấu trúc tương tự protein có trong thịt. Vì vậy, cơ thể họ dễ dàng dung nạp lượng đạm và ngăn chặn nguy cơ bị dị ứng.

Trong khi đó, ở người có nhóm máu A hoặc O, protein đưa vào cơ thể không được hấp thụ đầy đủ. Lúc này, hệ miễn dịch tạo ra kháng thể để tiêu diệt chất vừa xâm nhập.

Quá trình ẩn xuất kháng nguyên đã kích thích cơ thể sản sinh lượng lớn histamin. Do đó, người bệnh có thể bị tụt huyết áp, nổi mẩn, khó thở, tiêu chảy và gia tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân bị dị ứng thịt bò có thể do di truyền
Nguyên nhân bị dị ứng thịt bò có thể do di truyền

Bên cạnh nhóm máu, những yếu tố sau đây cũng là nguyên nhân gây dị ứng thịt bò:

  • Do di truyền: Đa số bệnh nhân bị dị ứng đều có người thân trong gia đình mắc bệnh liên quan đến cơ địa. Tuy nhiên, tác nhân có nhiều thể khác nhau. Nghĩa là, cha mẹ có thể dị ứng đồ ngọt trong khi con dị ứng với thịt bò
  • Tuổi tác: Đối tượng dễ bị dị ứng nhất là trẻ nhỏ. Bởi lẽ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch yếu khiến cơ thể của bé không thể hấp thụ quá nhiều protein có trong thịt. Từ đó dẫn đến sản sinh histamin và gây ra hiện tượng dị ứng.
  • Các bệnh lý nền: Người bị bệnh về cơ địa dễ gặp phải tình trạng dị ứng thịt bò. Ngoài ra, bệnh nhân viêm khớp, mề đay, giun sán,… cần hạn chế ăn các món chế biến từ các loại thịt đỏ.
  • Suy giảm cơ quan nội tạng: Khi ăn thịt bò, thành phần có trong thực phẩm sẽ hấp thu ở ruột non, chuyển qua gan và bị ruột già đào thải. Tuy nhiên một số người bị suy giảm chức năng nội tạng khiến chất dinh dưỡng ứ đọng và sinh ra phản ứng thái quá.

Lưu ý, hiện tượng dị ứng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Người bệnh bao gồm cả nam, nữ, người lớn hay trẻ nhỏ. Do đó, bạn đừng thờ ơ mà hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe. Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng, bạn cần đến gặp bác sĩ kịp thời.

Các cách xử lý khi bị dị ứng thịt bò

Để tìm được biện pháp điều trị phù hợp, bạn nên dựa trên mức độ phát sinh của triệu chứng. Dù lựa chọn cách chữa nào, người bệnh cũng cần tuân thủ theo phác đồ hướng dẫn của bác sĩ.

Phương pháp xử lý ngại tại nhà

Phương án can thiệp tại nhà chỉ phù hợp với người bị dị ứng mức độ nhẹ. Nếu mắc bệnh ở tình trạng cao hơn, bệnh nhân tuyệt đối không áp dụng vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bạn có thể tham khảo mẹo xử lý tại nhà như sau:

  • Gây nôn

Bạn đưa tay vào vòm họng để kích thích cơ quan này. Khi có vật cản bên trong, họng sẽ cảm thấy khó chịu và nôn ra toàn bộ thực phẩm gây dị ứng.

Đây là cách chữa phù hợp với trường hợp dị ứng bùng phát trong thời gian ngắn. Nếu triệu chứng diễn ra sau vài giờ ăn và thực phẩm đã được tiêu hóa, việc gây nôn hoàn toàn không phù hợp.

  • Chườm nóng

Bạn có thể rang nóng một số loại thảo dược lành tính như ngải cứu, lá cúc tần, lá khế, hương nhu, kinh giới,… Tiếp theo, bọc dược liệu trong khăn hoặc vải mỏng và chườm lên khu vực bị ngứa. Nhiệt độ cao có tác dụng giãn nở mạch máu và giúp lưu thông máu dễ dàng.

Chườm nóng là một trong những cách xử lý dị ứng hiệu quả
Chườm nóng là một trong những cách xử lý dị ứng hiệu quả
  • Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Khi bị hắt hơi, sổ mũi do dị ứng, bạn nên rửa mũi bằng nước muối. Hoạt động này có tác dụng ổn định chức năng đề kháng, phục hồi thể trạng và điều hòa phản ứng bất thường của hệ miễn dịch

  • Uống mật ong hoặc trà gừng

Mật ong chứa lượng lớn vitamin, chất chống oxy hóa và các chất kháng viêm tự nhiên. Mỗi ngày uống một ly mật ong sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, người bệnh còn được xoa dịu cảm giác sưng, ngứa và cải thiện nốt mẩn đỏ.

Tác dụng của trà gừng là đẩy lùi ngứa ngáy, làm dịu cổ họng và hạn chế buồn nôn. Trong trà còn chứa hoạt chất Gingerol, giúp làm dịu da và hạn chế lây lan mề đay. Vì vậy, mỗi ngày hãy uống 1 – 2 ly trà gừng hoặc mật ong để tăng cường sức khỏe.

Cách chữa dị ứng bằng thuốc tây

Nếu bạn chỉ ăn một lượng thịt bò rất nhỏ nhưng vẫn bị dị ứng nghĩa là tình trạng đã ở giai đoạn nặng. Lúc này, các biện pháp can thiệp tại nhà không đem lại nhiều kết quả.

Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc tây để điều trị dị ứng. Cụ thể như:

  • Thuốc kháng histamin: Chất trung gian gây tổn thương da, viêm niêm mạc đường hô hấp là histamin. Vì vậy, nhóm thuốc này giúp kháng dị ứng và cải thiện chứng khó thở, ngứa ngáy,…
  • Corticoid: Thuốc được chỉ định khi tình trạng dị ứng dẫn đến sưng mí, phù nề mặt, sưng lưỡi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticoid dạng uống hoặc khí dung. Lưu ý, không phải bệnh nhân nào cũng được sử dụng nhóm thuốc này. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ mới chỉ định điều trị bằng corticoid.
  • Epinephrine: Tác dụng của thuốc là tăng lực bóp của tim, giảm trương lực đường ruột và hạn chế co thắt phế quản. Do đó, thuốc Epinephrine phù hợp với bệnh nhân có khả năng bị sốc phản vệ. Ngoài ra, người có khả năng bùng phát cơn hen cấp tính cũng được chỉ định điều trị.
  • Thuốc chống xung huyết: Một số loại thuốc chống xung huyết bác sĩ có thể kê đơn là Pseudoephedrine hoặc Phenylephrine. Chúng được bào chế dưới dạng khí dung. Mục đích là co mạch, giảm xung huyết, đẩy lùi triệu chứng suy hô hấp gây ra bởi dị ứng.
  • Kem bôi chứa Menthol: Khi làn da bị tổn thương, ngứa ngáy và nóng rát, bạn nên sử dụng các loại kem chứa Menthol. Tác dụng là làm mát da, giảm ngứa ngáy và đẩy lùi sưng viêm. Mỗi ngày bạn bôi kem trực tiếp lên da khoảng 2 – 4 lần.
Bác sĩ sẽ dựa trên nhiều yếu tố để kê đơn thuốc phù hợp
Bác sĩ sẽ dựa trên nhiều yếu tố để kê đơn thuốc phù hợp

Thông tin về các loại thuốc tây chỉ mang tính tham khảo. Thực tế, bác sĩ sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố để kê đơn thuốc phù hợp. Cụ thể như triệu chứng, cơ địa, độ tuổi. Vì vậy, bệnh nhân không tùy tiện sử dụng tân dược khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia.

Ngoài ra phương pháp trị bệnh bằng thuốc tây không phù hợp với đối tượng bị sốc phản vệ. Nếu gặp tình trạng khẩn cấp, bệnh nhân nên nằm ở tư thế chân cao hơn đầu, xoa bóp tim ngoài lồng ngực, tiến hành hô hấp nhân tạo. Đây là biện pháp sơ cứu ban đầu trước khi bác sĩ tiến hành điều trị chuyên sâu.

Chữa dị ứng bằng Đông y

Phong sang, phong ngứa là tên gọi của tình trạng dị ứng trong Đông y. Theo ghi chép, căn nguyên gây bệnh do cơ thể nhiễm chất lạ. Ngoại tà hoặc thời khí ôn dịch tạo điều kiện để phong thấp, phong nhiệt xâm nhập.

Độc tố không được đào thải sẽ tích tụ và phát sinh qua biểu bì da. Bên cạnh đó, tạng phủ hoạt động thiếu điều độ, âm huyết bất túc cũng sinh ra phong ngứa.

Khi đã xác định được căn nguyên gây bệnh, Đông y sẽ loại bỏ dị nguyên ra khỏi cơ thể. Đồng thời thuốc nam còn phục hồi chức năng của tạng phủ và giúp hệ miễn dịch dễ thích ứng với yếu tố bên ngoài.

Điểm mạnh của thuốc Đông y là dược liệu tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng tân dược. Nhờ đó, sức khỏe bệnh nhân được đảm bảo và không gặp phản ứng ngược. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin để không mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Cách phòng ngừa dị ứng thịt bò hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa dị ứng thịt bò là rất cần thiết. Để hạn chế gặp phải tình trạng này, bạn nên chủ động thực hiện các hoạt động sau:

Cần chăm chút đến chế độ ăn uống hàng ngày để tránh bị bệnh
Cần chăm chút đến chế độ ăn uống hàng ngày để tránh bị bệnh
  • Không bổ sung thịt bò hoặc các thực phẩm có thể gây dị ứng trong bữa ăn
  • Chú ý đến tình trạng dị ứng chéo giữa các loại thịt đỏ (thịt cừu, thịt heo,…)
  • Tuyệt đối tránh xa món ăn được chế biến sẵn từ thịt bò. Chẳng hạn như pate, xúc xích, thịt xông khói,… Lý do là vì nó có thể tăng kích thích phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch
  • Khi mua sản phẩm đóng hộp, bạn nên chú ý đến bảng thành phần. Điều này giúp bạn chắc chắn loại đồ ăn sử dụng không chứa thịt bò
  • Để không gây nhàm chán, bạn có thể thay thịt bò bằng các thực phẩm dễ chuyển hóa. Trong bữa ăn, có thể thay đổi các món như cá hồi, thịt gà, rau xanh,…
  • Cần nắm rõ thông tin về tình trạng dị ứng của bản thân để có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu bệnh diễn biến xấu, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời
  • Khi đi ăn ở nhà hàng hoặc quán ăn bên ngoài, hãy lưu ý với nhân viên phục vụ mình bị dị ứng. Đồng thời bạn nên kiểm tra các món ăn trước và cẩn thận trong quá trình dùng bữa.

Dị ứng thịt bò phát sinh triệu chứng nặng hay nhẹ còn dựa trên khả năng hấp thụ của cơ thể. Đây cũng là căn cứ để bác sĩ đưa ra phác đồ chữa bệnh hợp lý. Vì vậy bạn nên quan sát dấu hiệu dị ứng nhằm đưa ra cách điều trị phù hợp. Nếu sớm có biện pháp ngăn chặn, người bệnh sẽ đẩy lùi nguy cơ bị sốc phản vệ.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Tin bài nên đọc

Phóng sự VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh mề đay bằng Y học cổ truyền uy tín nhất hiện nay [Tìm hiểu thêm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *