Biểu hiện dị ứng paracetamol và cách xử lý, điều trị

Paracetamol là một thành phần thường thấy trong các loại thuốc giảm đau. Tuy là một hoạt chất lành tính, nhưng nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc cơ thể bị mẫn cảm thì paracetamol sẽ gây dị ứng. Bài viết sẽ giúp bạn cách nhận biết biểu hiện dị ứng paracetamol và cách xử lý thích hợp.

Tổng quan về thuốc paracetamol

Paracetamol còn có tên gọi khác là acetaminophen. Tác dụng của hoạt chất này đó là giảm đau, hạ sốt. Do vậy, hoạt chất này thường có mặt trong các loại thuốc giảm đau (đau đầu/cơ/xương/ khớp…), thuốc hạ sốt, thuốc trị cảm lạnh.

Hoạt chất paracetamol được bào chế trong nhiều dạng như viên uống, thuốc bột, viên sủi, thuốc tiêm,…

Paracetamol là thành phần thường thấy trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt
Paracetamol là thành phần thường thấy trong các loại thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc paracetamol cũng có tác dụng tương tự aspirin. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ dùng thuốc có paracetamol thay cho aspirin. Cơ chế giảm đau và hạ sốt của paracetamol được mô tả như sau:

  • Đối với tác dụng giảm đau

Paracetamol gây ức chế lên enzyme cyclooxygenase để tổng hợp nên prostaglandin. Prostaglandin là một loại acid béo không bão hòa ở hệ thần kinh trung ương, có tác dụng làm giảm đau và thúc đẩy máu lưu thông.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]
  • Đối với tác dụng hạ sốt

Hoạt chất paracetamol sẽ tác động vào vùng đồi trước trong não – đây là cơ quan có tác dụng điều hòa thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Đó là lý do khi sốt cơ thể thường có nhiều mồ hôi.

Bên cạnh đó, paracetamol có khả năng giãn mạch, tăng lượng máu ở vùng ngoại biên giúp cơ thể nhanh hạ sốt.

Paracetamol thường xuất hiện trong các loại thuốc hạ sốt cho trẻ em
Paracetamol thường xuất hiện trong các loại thuốc hạ sốt cho trẻ em

Đây là một loại thuốc khá an toàn, thường không cần kê đơn. Tuy nhiên, với trường hợp trẻ nhỏ và phụ nữ có thai cần phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng.

Đặc biệt là thuốc có paracetamol không gây buồn ngủ và gây nghiện. Do vậy, nhiều người đã lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều dẫn tới những hậu quả đáng tiếc. Ở mức độ nhẹ chỉ gây ngộ độc nhẹ, ở mức độ nặng có thể gây suy gan, suy thận, thậm chí là gây tử vong.

Nguyên nhân dị ứng paracetamol? Bệnh có nguy hiểm không?

Đối với những người bị mẫn cảm với paracetamol, khi hoạt chất này đi vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ coi là một dị nguyên. Lúc này các kháng thể sẽ được sản sinh ra để chống lại dị nguyên. Quá trình này đã gây nên sự rối loạn bên trong cơ thể, gây ra các triệu chứng dị ứng.

Dị ứng với paracetamol ở mức độ nhẹ có thể gây ra các triệu chứng như phát ban, ngứa, nổi mề đay… Còn ở mức độ nặng có thế gây ra các hội chứng nguy hiểm tới tính mạng. Điển hình như:

  • Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)
  • Hội chứng Stevens-Johnson (SJS)
  • Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Do đó, khi bạn gặp các triệu chứng dị ứng paracetamol, hãy ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức. Đồng thời bạn nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp và kịp thời, tránh những hậu quả không mong muốn.

Triệu chứng dị ứng paracetamol thường gặp

Khi sử dụng các loại thuốc có chứa thành phần paracetamol, bạn nên chú ý trên cơ thể có xuất hiện các dấu hiệu lạ hay không.

Triệu chứng dị ứng thuốc paracetamol ở mức độ nhẹ

  • Da nổi mẩn đỏ, phát ban
  • Ngứa ngáy, nổi mề đay
  • Da xuất hiện các vết phồng rộp
  • Da bị bong tróc vảy
  • Mặt bị sưng lên
  • Buồn nôn
  • Khó thở
  • Đau dạ dày
  • Ăn không ngon miệng
Dấu hiệu thường thấy khi bị dị ứng paracetamol ở mức độ nhẹ
Dấu hiệu thường thấy khi bị dị ứng paracetamol ở mức độ nhẹ

Triệu chứng dị ứng với paracetamol ở mức độ nặng

Những người có cơ thể quá mẫn cảm với hoạt chất paracetamol có thể gặp các hội chứng nghiêm trọng. Dưới đây là các triệu chứng khi gặp các triệu chứng dị ứng paracetamol ở mức độ nặng:

Hội chứng ngoại tử thượng bì nhiễm độc (TEN)

Các dấu hiệu cho thấy bạn bị dị ứng paracetamol dẫn tới mắc hội chứng TEN là:

  • Da bị ban dạng sởi, hồng ban hoặc các bọng nước có thể lây lan ra các vùng da xung quanh.
  • Viêm nhiệt miệng, loét thực quản, xuất huyết dạ dày
  • Xuất hiện các triệu chứng loét dạ dày như đau rát, buồn nôn
  • Bị viêm kết mạc, loét giác mạc
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm đường sinh dục

Bạn nên nhanh chóng đi gặp bác sĩ khi mắc một trong những triệu chứng này trong thời gian dùng thuốc có chứa paracetamol. Bởi vì tỷ lệ tử vong do hội chứng TEN là từ 15 – 30%.

Hội chứng Stevens- Johnson (SJS)

Đây là một hội chứng khá nguy hiểm với các dấu hiệu ban đầu là các bọng nước xuất hiện ở hốc mắt/mũi/bộ phận sinh dục/hậu môn… Nếu không kịp thời chữa trị, hội chứng này sẽ gây

  • Bệnh viêm phổi
  • Sốt cao
  • Rối loạn gan
  • Rối loạn chức năng thận

Hội chứng ban mụn mủ cấp vô khuẩn toàn thân (AGEP)

Triệu chứng thường thấy của hội chứng này là xuất hiện các nốt mụn vô trùng trên hồng ban ở bẹn hoặc nách. Sau đó, các nốt mụn đó sẽ lan rộng ra khắp cơ thể. Người mắc hội chứng này thường bị sốt cao.

Biểu hiện của hội chứng AGEP do dị ứng paracetamol
Biểu hiện của hội chứng AGEP do dị ứng paracetamol

Cách chữa dị ứng paracetamol kịp thời và đúng cách

Paracetamol là hoạt chất có tính an toàn khá cao khi sử dụng đúng cách, với liều lượng vừa đủ và dùng cho người không bị mẫn cảm. Tuy nhiên, nó sẽ gây phản tác dụng khi người bệnh sử dụng thuốc liều cao trong một thời gian ngắn.

Đối với những người bị dị ứng với thuốc paracetamol, nên tránh sử dụng các loại thuốc có hoạt chất này.

Dị ứng paracetamol thì uống thuốc gì?

Thông thường, các bác sĩ sẽ thay thế paracetamol bằng thuốc diclofenac, naproxen hoặc ibuprofen. Bởi vì các loại thuốc này cũng có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc aspirin thường không được chỉ định cho trẻ dưới 16 tuổi, vì nó có thể gây ra hội chứng Rye.

Trong điều trị dị ứng, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp giải mẫn cảm hoặc một số nhóm thuốc như thuốc kháng histamine, nhóm thuốc corticosteroid…

  • Nhóm thuốc kháng histamine

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế cơ thể ngừng sinh ra kháng thể histamine – nguyên nhân gây ra các triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mề đay…

  • Nhóm thuốc kháng viêm corticosteroid

Nhóm thuốc corticosteroid có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch để chống viêm, chống lại các triệu chứng dị ứng.

  • Phương pháp giải mẫn cảm

Phương pháp là cách giúp cơ thể làm quen dần dần với hoạt chất gây dị ứng. Bác sĩ sẽ sử dụng chính loại thuốc gây dị ứng đưa vào cơ thể người bệnh, nhưng với một liều lượng nhỏ bằng 1/10 liều dùng thông thường.

Bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ sau khi dùng thuốc. Nếu bệnh nhân không có dấu hiệu dị ứng, bác sĩ sẽ tăng dần liều lượng dị nguyên cho các lần sau. Quá trình này được thực hiện cho đến khi cơ thể không còn các phản ứng dị ứng khi sử dụng thuốc nữa.

Hỗ trợ điều trị dị ứng thuốc paracetamol bằng cách: Chườm khăn mát, bổ sung nhiều nước, bổ sung vitamin C…

Lưu ý khi chữa dị ứng paracetamol

  • Ngưng sử dụng thuốc khi gặp một hoặc một vài triệu chứng dị ứng với paracetamol kể trên.
  • Đi tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng bệnh và có cách xử lý kịp thời.
  • Tăng cường uống nhiều nước lọc để thải độc cho cơ thể.
  • Không nên gãi khi da nổi các vết ban đỏ gây ngứa để hạn chế làm tổn thương da.
  • Nên nghỉ ngơi để giảm tình trạng đau đầu/hạ sốt và các triệu chứng dị ứng.
  • Bổ sung vitamin từ các loại trái cây như cam, bưởi, dâu tây, kiwi, dưa hấu… để tăng sức đề kháng và phục hồi cơ thể.
Hãy cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc có thành phần paracetamol
Hãy cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc có thành phần paracetamol

Lưu ý sử dụng paracetamol để tránh bị dị ứng

Tuy là một hoạt chất khá an toàn, nhưng paracetamol vẫn có thể gây ra dị ứng. Do vậy, trước khi sử dụng các loại thuốc có hoạt chất này để giảm đau, hạ sốt, bạn nên lưu ý tới các điều dưới đây:

Các đối tượng không nên sử dụng paracetamol

  • Người có cơ địa mẫn cảm với paracetamol
  • Người mắc các bệnh liên quan đến gan thận
  • Người bị thiếu cân
  • Người thường xuyên uống rượu, bia
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc có thành phần cholestyramine (có trong thuốc chữa gan, mật), ketoconazole (trong thuốc trị nấm), lixisenatide (trong thuốc trị tiểu đường)…

Nguyên tắc sử dụng thuốc có paracetamol

Với các loại thuốc Tây y, bạn nên biết các nguyên tắc sử dụng thuốc để có kết quả điều trị tốt nhất. Đồng thời bạn có thể tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Nguyên tắc chung khi sử dụng thuốc có paracetamol

  • Không sử dụng thuốc paracetamol hơn 10 ngày liên tiếp với người lớn và hơn 5 ngày với trẻ em. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết có nên dùng tiếp hay ngừng lại. Sử dụng quá nhiều trong một thời gian dài sẽ có nguy cơ bị ngộ độc thuốc.
  • Không sử dụng rượu bia trong thời gian sử dụng các loại thuốc có hoạt chất paracetamol. Vì sự kết hợp giữa thuốc và nồng độ cồn sẽ khiến độc tính trong gan tăng lên.
  • Paracetamol kỵ với thành phần phenothiazin trong một số loại thuốc trị hạ huyết áp. Do vậy khi sử dụng thuốc hạ huyết áp thì bạn không nên sử dụng thuốc paracetamol và ngược lại.
  • Các đối tượng như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, người già trên 65 tuổi, chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sĩ.

Nguyên tắc sử dụng thuốc có paracetamol cho trẻ em 

Với các trường hợp trẻ em cần dùng thuốc có thành phần paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì nếu cho trẻ sử dụng quá liều, trẻ có nguy cơ bị suy gan hoặc suy thận. Nếu không kịp thời điều trị thì có nguy cơ bị tử vong.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ không nên cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều cao hoặc các liều dùng cách nhau dưới 4 tiếng, để tránh trẻ bị ngộ độc thuốc
Khi trẻ bị sốt, bố mẹ không nên cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều cao

Paracetamol thường có mặt trong các loại thuốc trị hạ sốt cho trẻ. Do vậy khi sử dụng thuốc hạ sốt bạn cần cho trẻ uống với liều lượng và thời gian cho phép. Liều dùng của trẻ nhỏ nên tính sử dụng theo cân nặng:

  • Trẻ từ 2,7 – 5,3 kg (trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu) nên sử dụng tối đa 40mg/ngày.
  • Trẻ từ 5,4 – 8,1 kg (trẻ từ 4 – 11 tháng tuổi) nên sử dụng tối đa 80mg/ngày.
  • Trẻ từ 8,2 – 10,8 kg (trẻ từ 1 – 2 tuổi) nên sử dụng tối đa 120mg/ngày
  • Trẻ từ 10,9 – 16,3 kg (trẻ từ 2 – 3 tuổi) nên sử dụng tối đa 160mg/ngày
  • Trẻ từ 16,4 – 21,7 kg (trẻ từ 4 – 5 tuổi) nên sử dụng tối đa 240mg/ngày
  • Trẻ từ 21,8 – 27,2 kg (trẻ từ 6 – 8 tuổi) nên sử dụng tối đa 320mg/ngày
  • Trẻ từ 27,3 – 32,6 kg (trẻ từ 9 – 10 tuổi) nên sử dụng tối đa 400mg/ngày
  • Trẻ từ 32,7 – 43,2 kg (trẻ từ 11 – 12 tuổi) nên sử dụng tối đa 480mg/ngày
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên đã có thể sử dụng liều lượng như người lớn

Lưu ý: Cha mẹ nên chia thành các liều bằng nhau và thời gian uống giữa các liều nên cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Tốt nhất, hãy tham vấn bác sĩ trước khi cho trẻ dùng thuốc.

Thông tin về dị ứng paracetamol đã được chúng tôi đề cập ở bài viết trên. Bạn không nên quá chủ quan hay lạm dụng quá mức các loại thuốc có chứa paracetamol để giảm đau, hạ sốt nhanh chóng. Hãy chắc chắn rằng mình không bị mẫn cảm với hoạt chất này. Đồng thời ghi nhớ cách xử lý và điều trị đúng để bảo vệ sức khỏe và tính mạng bản thân.

Có thể bạn muốn biết:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *