Đau răng cấm do đâu? Nên làm gì giảm đau hiệu quả?

Đau răng cấm có thể là các cơn đau âm ỉ đến đau buốt, đặc biệt là khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh và đồ ngọt. Thông thường tình trạng này không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà, thuốc hoặc chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp.

Đau răng cấm
Đau răng cấm có thể liên quan đến các vấn đề nha khoa, nướu răng hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác

Đau răng cấm là như thế nào?

Răng cấm còn được gọi là răng số 6 và số 7 hoặc răng hàm số 1 và số 2. Các răng cấm thuộc nhóm răng hàm với đặc trưng bao gồm mặt nhai lớn, có nhiều rãnh và thân răng phình to. Mỗi người trưởng thành sẽ có 8 răng cấm, chia đều cho 2 hàm, mỗi hàm 4 răng và phát triển ở vị trí trong cùng của hàm.

Răng cấm bắt đầu phát triển khi trẻ được 6 đến 12 tuổi. Thời điểm này trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn, điều này có nghĩa là khi răng cấm bị tổn thương hoặc mất đi, răng sẽ không mọc lại nữa. Các răng này cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế nhai và nghiền nát thức ăn ở con người. Do đó, trẻ em đã phát triển răng cấm và người lớn cần có biện pháp bảo vệ răng cấm để tránh các rủi ro tổn thương hoặc mất răng.

Đau răng cấm có thể là các cơn đau âm ỉ ở một chiếc răng hoặc đau xung quanh nhiều răng. Cơn đau có thể là âm ỉ hoặc đau buốt và lan khắp miệng. Các triệu chứng khác có thể phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản, chẳng hạn như:

  • Đau đầu
  • Đau ở gần tai hoặc đau tai
  • Đau khi nhai
  • Nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh
  • Cảm thấy áp lực xoang
  • Sốt
  • Sưng hoặc chảy máu nướu răng
  • Đau ở gần răng hàm
  • Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm

Các triệu chứng nghiêm trọng chẳng hạn như sốt và ớn lạnh có thể là dấu hiệu nhiễm trùng răng hoặc các bộ phận khác. Do đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không thể kiểm soát, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Đau răng cấm nguyên nhân do đâu?

Đau răng cấm có thể liên quan đến các vấn đề nha khoa hoặc các bệnh lý ngoài nha khoa. Các nguyên nhân này có thể liên hệ với nhau hoặc tác động đến răng và gây đau răng. Cụ thể các nguyên nhân có thể gây đau răng cấm bao gồm:

1. Răng nhạy cảm với nhiệt độ

Nhạy cảm với nhiệt độ nóng hoặc lạnh có thể tác động đến men răng và làm mòn men răng. Điều này khiến các lớp sâu hơn của răng, chứa các dây thần kinh bị lộ ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn, đồ uống. Điều này có thể dẫn đến một cơn ế nuốt và đau đớn ở khu vực răng cấm bị tổn thương.

đau răng cấm hàm dưới
Răng cấm nhạy cảm là một trong những nguyên nhân gây đau răng phổ biến

Răng cấm nhạy cảm có thể là do bẩm sinh. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể là do sâu răng không được điều trị, nứt hoặc gãy răng, miếng trám răng bị hư hỏng. Ngoài ra, đôi khi răng cấm nhạy cảm có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng.

Thay đổi loại kem đánh răng và phương pháp đánh răng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng nhạy cảm ở răng cấm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Áp xe răng

Áp xe răng thường xảy ra khi răng bị nhiễm trùng, thường là do sâu răng không được điều trị. Hầu hết các trường hợp người bệnh thường bị áp xe gần chân răng hoặc ở đường viên nướu. Áp xe xuất hiện dưới dạng một túi mủ, gây đau đớn dữ dội ở răng cấm bị tổn thương.

Bên cạnh đó, các chấn thương và một số thủ thuật chỉnh hình nha khoa cũng có thể gây áp xe răng. Ngoài ra, mọc răng khôn cũng có thể gây tác động, gây áp xe và đau răng cấm.

Áp xe răng là tình trạng y tế cần điều trị nha khoa để tránh các rủi ro không mong muốn. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm lấy tủy răng, làm sạch khu vực bị nhiễm trùng hoặc phẫu thuật nhổ răng. Sau các thủ thuật, nha sĩ có thể đặt một mão răng lên trên răng cấm bị tổn thương để bảo vệ răng khỏi tổn thương.

3. Sâu răng và viêm tủy răng

Sâu răng cấm có thể xảy ra khi răng không được vệ sinh và làm sạch đúng cách. Khi bị sâu răng, người bệnh có thể cảm thấy đau nhói ở răng cấm bị tổn thương.

Sâu răng không được điều trị có thể dẫn đến viêm bên trong răng, điều này được gọi là viêm tủy răng. Tình trạng viêm này cần được điều trị nha khoa để tránh làm hỏng răng vĩnh viễn hoặc mất răng.

đau răng cấm hàm trên
Sâu răng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau răng cấm

4. Viêm nha chu

Nhiễm trùng nướu răng, viêm nướu và viêm nha chu đều có thể ảnh hưởng đến răng cấm và khiến người bệnh đau răng cấm, đặc biệt là khi nhai. Viêm nha chu nghiêm trọng có thể làm tổn thương các mô nướu, làm mòn xương gân răng và dẫn đến mất răng nếu không được điều trị phù hợp.

Ngoài ra, viêm nha chu tiến triển được xem là một yếu tố nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành và bệnh tiểu đường.

Viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng phù hợp, lấy cao răng và dùng thuốc kháng sinh. Các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các rủi ro liên quan.

5. Trám răng sâu bị hỏng

Đôi khi đau răng cấm có thể là do răng trám bị nứt hoặc rơi ra do các chấn thương, lực tác động đến răng. Cơn đau do miếng trám bị hỏng thường là một cơn đau buốt, xuất hiện đột ngột và chỉ bùng phát khi ăn hoặc uống các đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh.

Trám răng sâu bị nứt hoặc hỏng có thể được phục hồi hoặc thay mới bởi nha sĩ. Do đó, nếu miếng trám răng có dấu hiệu hư hỏng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

đau răng cấm nên làm gì
Hư hỏng miếng trám răng sâu có thể gây đau răng khi tiếp xúc với thức ăn và đồ uống

6. Mọc răng khôn hoặc răng khôn bị ảnh hưởng

Răng khôn là răng hàm số 3, mọc ở sát vách hàm và kế bên các răng cấm. Răng khôn phát triển khi hàm đã ổn định, do đó khi mọc răng phải xé rách một phần hoặc toàn bộ nướu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các răng cấm và gây đau.

Ngoài ra, răng khôn có thể mọc lệch, mọc ngầm hoặc mọc chen vào các răng cấm. Điều này sẽ dẫn đến các cơn đau nhói ở răng hàm thứ hai ở phía sau nướu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, răng khôn có thể mọc lệch đâm xuyên quá má, làm hỏng miệng và các răng xung quanh.

Trong trường hợp mọc răng khôn gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng để tránh các vấn đề răng miệng khác.

7. Nhiễm trùng xoang

Nhiễm trùng xoang và viêm xoang là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau răng cấm. Răng cấm là các răng nằm ở gân xoang, do đó nhiễm trùng xoang có thể gây áp lực tỏa đến các răng cấm và gây đau răng cấm.

Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng xoang, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra xoang để có biện pháp xử lý phù hợp.

8. Nghiến răng

Một số người có thể có thói quen nghiến răng, điều này có thể gây đau răng cấm. Đôi khi người bệnh có thể nghiến răng khi đang ngủ, tình trạng này có thể làm mòn men răng, dẫn đến đau và ê buốt ở răng cấm.

nghiến răng gây đau răng cấm
Nghiến răng khi ngủ có thể gây tổn thương men răng và gây đau răng

9. Rối loạn khớp thái dương hàm

Một số người có thể bị đau răng cấm khi hàm không hoạt động bình thường, tình trạng này được gọi là rối loạn khớp thái dương hàm. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm gây đau răng, hàm và các cơ xung quanh, đặc biệt là khi nhai.

Rối loạn khớp thái dương hàm có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà, thuốc chống viêm và các bài tập vật lý trị liệu. Trao đổi với nha sĩ nếu các triệu chứng nghiêm trọng.

Đau răng cấm nên làm gì để giảm đau hiệu quả?

Hầu hết các trường hợp đau răng cấm không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, nhiễm trùng răng có thể lây lan sang các cấu trúc răng lân cận và dẫn đến các biện chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân cơ bản, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục như:

1. Biện pháp chăm sóc không dùng thuốc

Trong các trường hợp đau răng cấm từ nhẹ đến trung bình, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp khắc phục tại nhà, chẳng hạn như:

nhức răng cấm phải làm sao
Thoa tinh dầu đinh hương lên răng bị đau để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng
  • Súc miệng với nước muối: Nước muối có tính kháng khuẩn, chống viêm, do đó thường được sử dụng để điều trị đau răng, viêm lợi và các bệnh lý răng miệng khác. Người bệnh có thể thêm vài thìa muối vào một cốc nước ấm, dùng súc miệng trong 2 – 5 phút và nhổ ra để hỗ trợ giảm đau.
  • Tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương có thể làm tê các dây thần kinh và hỗ trợ giảm đau răng cấm hiệu quả. Cụ thể, người bệnh có thể thoa tinh dầu đinh hương lên răng bị tổn thương hoặc nhai một nụ đinh hương và để yên trong 30 phút để cải thiện cơn đau.
  • Bạc hà: Trà bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà có tác dụng gây tê và hỗ trợ ngăn ngừa cơn đau hiệu quả. Người bệnh có thể cho một thìa lá bạc hà khô vào nước ấm, ngâm 20 phút, dùng nước này để súc miệng. Ngoài ra, đặt một túi trà bạc hà ẩm lên răng bị tổn thương cũng có thể hỗ trợ giảm đau tạm thời hiệu quả.

Các cách chữa đau răng không dùng thuốc thường phù hợp với các đau nhẹ. Đối với các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể cần đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể được sử dụng để điều trị tình trạng đau răng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Ibuprofen: Ibuprofen là thuốc giảm đau,chống viêm không steroid hoạt động bằng cách giảm các hormone gây viêm trong cơ thể. Thuốc có thể được sử dụng để cải thiện các cơn đau răng cấm ở người lớn và trẻ em.
  • Advil Liqui Gels: Advil Liqui Gels được sử dụng để giảm đau, sưng và viêm ở bệnh nhân bị đau răng. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng để hạ sốt, điều trị viêm khớp và một số bệnh lý khác.
  • Benzocaine: Benzocaine là hoạt chất gây tê và hỗ trợ giảm đau răng cấm tại chỗ. Thuốc được sử dụng để bôi tại vị trí đau để làm tê các dây thần kinh và ngăn ngừa cơn đau trở nên nghiêm trọng.

Các loại thuốc điều trị đau răng cấm thường có hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, không sử dụng thuốc kéo dài hơn 5 ngày hoặc lạm dụng thuốc.

3. Điều trị y tế

Trong hầu hết các trường hợp đau răng cấm có thể cần được chăm sóc nha khoa chuyên nghiệp. Phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

nhức răng cấm có nên nhổ không
Đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp
  • Trám răng, nhổ răng hoặc các thủ thuật nha khoa khác để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh kê đơn cho các trường hợp sốt, viêm hoặc sưng hàm.
  • Nếu các triệu chứng ngoài nha khoa, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh đến bệnh viện và điều trị các nguyên nhân cơ bản.

Phòng ngừa đau răng cấm

Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả nguyên nhân và yếu tố nguy cơ có thể gây đau răng cấm, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát cơn đau và hạn chế các rủi ro với một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Tránh đồ ăn và đồ uống có đường
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, đầy đủ các dưỡng chất, vitamin và khoáng chất cần thiết
  • Hạn chế tình trạng nhai đá, đồ ăn cứng và sử dụng răng ngoài mục đích nhai, cắn thức ăn
  • Tránh sử dụng đồ ăn và đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Thay đổi bàn chải đánh răng 3 tháng một lần hoặc khi lông bàn chải sờn
  • Khám răng định kỳ để làm sạch răng chuyên nghiệp

Vệ sinh răng miệng phù hợp và đến gặp nha sĩ định kỳ là cách tốt nhất để tránh phát sinh các vấn đề răng miệng hoặc đau răng cấm. Nếu người bệnh bị đau răng, hãy trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp. Việc trì hoãn chẩn đoán và điều trị có thể dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn.

Thông tin thêm: Đau răng hàm: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *