7+ Cách Chữa Sâu Răng Cho Trẻ Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Trẻ bị sâu răng cần được thăm khám và điều trị sớm để bảo vệ chức năng nhai cũng như giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng về răng miệng cho bé. Trong tất cả những cách chữa sâu răng cho trẻ thì trám răng được xem là giải pháp tối ưu và được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.

Tìm hiểu về hiện tượng sâu răng ở trẻ em

Sâu răng là bệnh lý nha khoa xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 2 – 4 tuổi. Theo thống kê, có đến hơn 70% trẻ em ở Việt Nam bị sâu răng.

cách chữa sâu răng cho trẻ
Tình trạng sâu răng ở trẻ cần được chữa trị sớm để duy trì tính thẩm mỹ cũng như chức năng nhai cho bé

Tình trạng sâu răng ở trẻ xảy ra khi axit và vi khuẩn tấn công vào men răng tạo thành các lỗ nhỏ trên bề mặt của răng. Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc sâu răng ở trẻ em như:

  • Chăm sóc răng miệng kém, không đánh răng thường xuyên
  • Thói quen ăn uống không tốt, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng
  • Tụt nướu khiến chân răng bị lộ ra ngoài và dễ hình thành mảng bám trên răng
  • Khô miệng do tiết nước bọt ít
  • Có khuyến khuyến về men răng
  • Trong gia đình có tiền sử bị men răng yếu, sâu răng
  • Trẻ sinh non khiến cấu trúc răng chưa phát triển hoàn thiện

Sâu răng nhẹ thường không gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, một số trẻ bị sâu răng nặng dẫn đến viêm tủy khiến bé bị đau nhức dữ dội. Nghiêm trọng hơn, răng của bé có thể bị phá hủy hoàn toàn gây mất răng, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bé.

9 cách chữa sâu răng cho trẻ

Có nhiều sự lựa chọn trong điều trị sâu răng cho trẻ em như:

1. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Súc miệng nước muối là mẹo trị sâu răng cho trẻ tại nhà đang được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng. Với đặc tính sát khuẩn tự nhiên, nước muối có thể giúp ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn gây sâu răng và làm suy yếu hoạt động của chúng.

Ngoài ra, nước muối còn giúp trung hòa axit, cân bằng môi trường pH trong khoang miệng, giảm hiện tượng viêm lợi, sưng nướu, chảy máu chân răng, đồng thời ngăn chặn không cho vi khuẩn và axit tấn công vào men răng của bé.

cách chữa sâu răng cho trẻ bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị sâu răng cho trẻ

Để chữa sâu răng cho trẻ bằng nước muối, cha mẹ có thể thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Trước tiên, pha nước muối loãng bằng cách lấy 9g muối kết hợp với 1 lít nước, quậy cho muối tan hết và rót vào chai sạch để dùng trong 2 – 3 ngày liền. Có thể thay thế bằng nước muối sinh lý được bán sẵn tại các nhà thuốc tây.
  • Cho bé ngậm một ngụm nước muối trong miệng khoảng 30 giây kết hợp với động tác súc miệng để nước muối len lỏi sâu vào trong các kẽ răng.
  • Nhổ ra và súc miệng theo cách tương tự thêm 3 – 4 ngụm nước muối nữa.
  • Kiên trì áp dụng cách này vào buổi sáng và buổi tối. Sau đó cho trẻ súc miệng lại bằng nước sạch.

**Lưu ý: Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối quá mặn làm tổn thương đến niêm mạc miệng của bé.

2. Cách chữa sâu răng cho trẻ bằng tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương được dân gian sử dụng như một phương thuốc tự nhiên giúp khắc phục tình trạng sâu răng và nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ, chẳng hạn như viêm xoang mũi, viêm da. Loại tinh dầu này chứa các chất có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh. Sử dụng điều trị tại chỗ sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng, làm sạch và giúp ngăn ngừa các chứng viêm nhiễm trong khoang miệng của trẻ.

Nguyên liệu này khá lành tính, không gây kích ứng cho niêm mạc miệng của bé. Mẹ có thể tận dụng để trị sâu răng cho con tại nhà nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Cách sử dụng:

  • Trước tiên, đổ một ít tinh dầu đinh hương ra chén sạch
  • Dùng miếng bông gòn nhỏ thấm tinh dầu rồi để vào vị trí răng bị sâu và cho bé cắn chặt lại
  • Giữ cố định miếng bông trong khoảng 2 – 3 phút rồi bỏ ra, súc lại miệng bằng nước sạch
  • Thực hiện mẹo trị sâu răng cho trẻ bằng dầu đinh hương mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ để nhanh khôi phục được răng bị tổn thương.

3. Bài thuốc chữa sâu răng cho trẻ bằng lá hẹ

Lá hẹ có nhiều ứng dụng trong điều trị bệnh như chữa cảm sốt, viêm họng, ho, táo bón và cả sâu răng. Nghiên cứu thành phần của lá cho thấy nó chứa hoạt tính kháng sinh có khả năng kìm hãm nhiều chủng khuẩn gây bệnh răng miệng ở trẻ.

Cùng với đó, các hoạt chất kháng viêm, giảm đau được tìm thấy trong lá hẹ còn giúp bé giảm đau nhức trong răng, ngăn ngừa viêm chân răng, viêm lợi do ảnh hưởng của sâu răng.

cách chữa sâu răng cho trẻ bằng lá hẹ
Lá hẹ chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng ở trẻ

Cách sử dụng:

  • Lấy 3 – 4 cái lá hẹ rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút
  • Thái nhỏ lá, bỏ vào cối sạch giã nát
  • Đắp lá hẹ trực tiếp vào răng bị sâu và để bé ngậm 5 – 10 phút rồi nhổ ra
  • Áp dụng đều đặn mỗi ngày 1 – 2 lần trong ít nhất 1 tháng để thấy được kết quả rõ ràng.

4. Dùng tỏi và húng quế làm thuốc chữa sâu răng cho trẻ

Tỏi và lá húng quế đều chứa các hoạt chất có dược tính cao. Chúng hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên giúp bảo vệ men răng của bé trước sự tấn công của vi khuẩn.

Ngoài ra, các hoạt chất orientin, vicenin, betacaroten, eugenol, calci, kali được tìm thấy nhiều trong lá húng quế còn có tác dụng giảm đau nhức trong răng, bảo vệ nướu răng, cải thiện sức khỏe răng miệng cho bé.

Cách sử dụng:

  • Lấy 2 – 3 tép tỏi lột vỏ rồi đem giã nát cùng với lá húng quế
  • Vắt lấy nước cốt nhỏ vào răng bị sâu của bé hoặc dùng cả bã đắp trực tiếp vào răng
  • Để khoảng 10 phút là được

5. Điều trị flour cho trẻ bị sâu răng

Điều trị Flour cũng là một trong những cách chữa sâu răng cho trẻ đang được áp dụng phổ biến tại các phòng khám nha khoa. Flour là khoáng chất có thể giúp ngăn ngừa sâu răng, phục hồi tổn thương ở men răng khi răng của bé bị sâu ở giai đoạn sớm. Trẻ có thể được điều trị Flour dưới các dạng tại chỗ hoặc toàn thân.

Mẹ có thể mua các sản phẩm chứa Flour về cho bé dùng, chẳng hạn như kem đánh răng, dung dịch nước súc miệng. Tại phòng khám nha khoa, các bác sĩ cũng tiến hành điều trị tại chỗ cho bé bằng cách bôi fluor trực tiếp lên khu vực men răng bị tổn thương và các lỗ sâu.

cách chữa sâu răng cho trẻ bằng flour
Bôi floour trị sâu răng cho trẻ tại nha khoa

Phương pháp điều trị toàn thân đưa fluor vào trong cơ thể thông qua các thực phẩm bé ăn hàng ngày hoặc qua nước flour hóa. Các thực phẩm chứa nhiều Flour mẹ nên thường xuyên cho bé sử dụng khi bị sâu răng như sữa chua, tôm, cua, cá, gan, trứng, khoai tây, nho khô… Để đạt được hiệu quả tối ưu nên kết hợp cả hai phương pháp điều trị flour tại chỗ và toàn thân.

Hiện nay, nhiều phòng khám nha khoa đang cung cấp dịch vụ điều trị flour cho trẻ sâu răng và những trẻ có nguy cơ bị sâu răng ở mức độ trung bình tới cao. Fluor được sử dụng trong nha khoa có nồng độ đậm đặc hơn hẳn so với kem đánh răng hay nước súc miệng thông thường. Chất này có thể được bào chế dưới dạng gel, vecni hay kem bọt được bôi trực tiếp lên răng của bé trong vài phút. Trong vòng ít nhất 30 phút sau điều trị, cha mẹ không nên cho bé súc miệng hay ăn uống để flour được hấp thu tối đa và phát huy được hiệu quả trong việc phục hồi các lỗ sâu răng cực nhỏ.

Quy trình điều trị sâu răng cho trẻ bằng flour chuyên sâu có thể được lặp lại định kỳ sau mỗi 3, 6 hoặc 12 tháng. Điều này sẽ được nha sĩ cân nhắc dựa trên sức khỏe răng miệng của con bạn.

6. Trám răng

Trám răng là phương pháp chữa sâu răng cho trẻ thông dụng nhất hiện nay. Đây là sự lựa chọn tối ưu để điều trị cho trẻ bị sâu răng nhẹ, lỗ sâu không to.

Với phương pháp này, khu vực sâu răng sẽ được làm sạch mảng đen chứa vi khuẩn rồi sử dụng một vật liệu đặc biệt trám lại để bít kín lỗ sâu. Vật liệu trám được làm từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng được sử dụng phổ biến nhất là Composite.

Sau khi đưa vật liệu trám vào, nha sĩ tiến hành tái tạo lại cấu trúc bề mặt vết trám sao cho giống với răng thật và tránh gây cảm giác cộm vướng, khó chịu cho bé.

 7. Điều trị tủy

Nếu sâu răng ảnh hưởng đến tủy khiến bé bị đau nhức, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định điều trị tủy cho bé. Lúc này, các mô tủy bị viêm sẽ được lấy ra bằng thiết bị y khoa rồi tiến hành làm sạch ống tủy. Bước cuối cùng là sử dụng vật liệu trám để bít kín ống tủy, ngăn chặn không cho vi khuẩn có cơ hội tiếp tục xâm nhập vào bên trong.

cách chữa sâu răng cho trẻ khi bị viêm tủy
Trẻ được lấy tủy và trám bít ống tủy trong trường hợp bị sâu răng nặng

8. Nhổ răng

Trường hợp trẻ bị sâu răng sữa hoặc các răng khác quá nặng chỉ còn chân răng nhưng không thể bảo tồn được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Răng sữa bị sâu sau khi nhổ có thể mọc lại nhưng một số răng vĩnh viễn, chẳng hạn như răng hàm của bé thì không thể. Nếu nhổ răng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng nhai thì cha mẹ có thể tham vấn ý ý kiến bác sĩ nha khoa về việc làm răng giả cho bé.

9. Cách chữa sâu răng cho trẻ bằng phương pháp tái khoáng

Tái khoáng được hiểu là phương pháp bổ sung các khoáng chất cần thiết để cơ thể bé có khả năng tự phục hồi các lỗ sâu nhỏ và giúp răng trở nên chắc khỏe hơn.

Bác sĩ nha khoa có thể đề nghị cho trẻ bổ sung thêm các chất sau:

  • Canxi: Chất này tham gia vào quá trình hình thành nên xương và răng. Nó giúp răng của bé chắc khỏe hơn và giảm thiệt hại khi bị axit và vi khuẩn gây sâu răng tấn công.
  • Vitamin K2: Loại vitamin này giữ chức năng điều hướng, phân bổ lượng canxi được hấp thu đến tái tạo men răng, củng cố độ chắc khỏe của răng.
  • Vitamin D3: Cùng với việc bổ sung canxi, bác sĩ có thể đề nghị cha mẹ cho bé dùng thêm vitamin D3 để hỗ trợ hấp thu canxi tốt hơn.
  • Collagen: Chất này cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của răng. Có nhiều loại collagen, trong đó Collagen type 1, Collagen type 17 là cần thiết nhất cho trẻ bị sâu răng.
  • Magie: Khoáng chất này giúp phát triển hoàn thiện cấu trúc răng của trẻ.

Trên đây là những cách chữa sâu răng cho trẻ đang được áp dụng phổ biến. Để ngăn ngừa và đẩy nhanh hiệu quả điều trị sâu răng cho bé, cha mẹ cần lưu ý vệ sinh răng miệng hàng ngày cho bé, tập cho trẻ thói quen đánh răng từ sớm và hạn chế để bé ăn đồ ngọt. Khi bé có dấu hiệu sâu răng, bạn nên đưa con mình đến các phòng khám nha khoa để được điều trị từ sớm nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé.

Bạn nên tham khảo thêm

Đánh giá bài viết

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *