Cách Chữa Đau Răng Bằng Gừng – Giảm Đau Cực Nhanh
Nội dung bài viết
Với tác dụng rõ rệt và độ an toàn cao, cách chữa đau răng bằng gừng được áp dụng khá phổ biến. Ngoài khả năng giảm đau nhức, cách chữa này còn hỗ trợ làm sạch khoang miệng, bù lấp các lỗ sâu li ti và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp.
Gừng có chữa đau răng được không?
Gừng là loại gia vị tự nhiên có vị cay nồng, mùi thơm và tính ấm. Không chỉ có tác dụng tăng hương vị món ăn, gừng còn được sử dụng để chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, da liễu và đau nhức xương khớp. Ngoài ra, loại gia vị này còn được nhân dân sử dụng để giảm đau răng do viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu và các vấn đề nha khoa khác.
Đau răng là tình trạng khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này thường bắt nguồn từ thói quen vệ sinh răng miệng kém, chế độ ăn nhiều đường, tinh bột, thường xuyên dùng rượu bia và thiết hụt vi chất dinh dưỡng. Các yếu tố này khiến cho mô nướu và men răng suy yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây đau nhức.
Trong trường hợp đau nhức nhẹ, bạn có thể sử dụng gừng tươi để cải thiện tình trạng này. Gừng tươi có tác dụng sát trùng và chống viêm tự nhiên. Do đó, các mẹo chữa đau răng từ thảo dược này có thể giảm tình trạng đau nhức và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng.
Thực tế, cách chữa đau răng từ gừng không chỉ được lưu truyền trong dân gian mà đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu được thực hiện cho thấy, hoạt chất Cineol trong củ gừng tươi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, một số loại nấm và virus thường gây bệnh ở người.
Ngoài ra, các hoạt chất hóa học trong gừng như Gingerol và Zingerone có khả năng chống viêm tự nhiên. Cụ thể, các thành phần này giúp ức chế quá trình sinh tổng hợp chất trung gian gây viêm – prostaglandin. Do đó, sử dụng gừng có thể làm giảm tình trạng viêm đỏ và phù nề ở mô nướu. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh.
Bên cạnh đó, tinh dầu từ gừng còn có tác dụng khử mùi hôi khó chịu do sử dụng các loại thực phẩm nặng mùi như tỏi, hành, thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, nước ngọt có gas,… hoặc tình trạng hơi thở có mùi do các bệnh nha khoa tiến triển dai dẳng.
Có thể thấy, củ gừng chứa vô số thành phần tốt cho sức khỏe răng miệng. Do đó nếu chưa có thời gian đến phòng khám nha khoa để kiểm tra, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa từ thảo dược này để giảm đau nhức răng, giảm hôi miệng và sưng nướu do các vấn đề nha khoa gây ra.
Hướng dẫn chi tiết 5 cách dùng gừng chữa đau răng đơn giản
Gừng là loại gia vị quen thuộc và luôn có sẵn trong căn bếp. Do đó khi răng bị đau nhức, bạn có thể tận dụng củ gừng tươi để giảm cơn đau và cải thiện tình trạng mô nướu sưng viêm, phù nề.
Dưới đây là 5 cách dùng gừng chữa đau răng đơn giản, an toàn bạn có thể áp dụng:
1. Đắp gừng tươi lên đau răng nhức
Gừng luôn nằm trong top các loại gia vị lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Không chỉ có mùi vị đặc trưng và thơm ngon, gừng còn chứa nhiều hoạt chất hóa học có khả năng chữa bệnh. Vì vậy nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể dùng gừng tươi giã và đắp lên chân răng bị đau nhức.
Hoạt chất Gingerol trong củ gừng sẽ nhanh chóng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm, đẩy lùi gốc tự do và giúp răng giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp ức chế RSV – virus hợp bào hô hấp thường gây viêm họng, viêm amidan và viêm nướu răng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng ½ củ gừng tươi
- Đem rửa sạch và để ráo nước trước khi sử dụng
- Giã nát củ gừng và đắp trực tiếp lên mô nướu, răng bị đau nhức
- Ngậm trong 5 – 10 phút, sau đó nhổ bỏ và ngậm thêm vài lần để giảm đau hiệu quả
- Áp dụng đều đặn vài lần/ ngày giúp cải thiện tình trạng răng đau nhức, ê buốt đáng kể
Giã đắp gừng tươi lên răng mang lại hiệu quả khá rõ rệt – đặc biệt là trong trường hợp răng bị đau do viêm nướu răng hoặc đau răng do ảnh hưởng của các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên.
2. Súc miệng với nước gừng và muối biển
Muối biển có đặc tính tiêu viêm, sát trùng và giảm đau. Do đó, muối thường được dùng để pha loãng, ngậm và súc miệng nhằm giảm đau răng, chảy máu chân răng và viêm đỏ mô nướu. Bên cạnh đó, muối biển còn chứa nhiều khoáng chất cần thiết như canxi, fluor, natri, kẽm,… Các khoáng chất trong muối biển giúp cải thiện sức khỏe răng miệng, hỗ trợ lấp đầy các lỗ sâu li ti và giúp men răng chắc khỏe, sáng bóng.
Cách trị đau răng bằng nước muối và gừng có thể giảm nhanh tình trạng đau nhức, ê buốt, hơi thở có mùi,… Bạn có thể áp dụng mẹo đơn giản này khi bị sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hoặc mô nướu bị kích thích do chải răng quá mạnh. Chỉ sau 1 – 2 lần áp dụng, các triệu chứng khó chịu sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 củ gừng tươi và 2 thìa muối biển
- Rửa sạch gừng, cắt thành lát mỏng và cho vào nồi
- Đun với 700ml lít nước, để sôi 2 – 3 phút rồi tắt bếp
- Sau đó, cho muối vào khuấy đều
- Đợi nguội rồi cho nước gừng vào chai để sử dụng dần
- Mỗi lần dùng khoảng 70ml nước gừng súc miệng sau khi chải răng hoặc áp dụng khi cơn đau bùng phát
- Nên ngậm và súc miệng trong 5 – 7 phút rồi nhổ bỏ
- Thực hiện vài lần trong ngày cho đến khi tình trạng đau nhức răng thuyên giảm hoàn toàn
Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng bằng nước gừng và muối biển hằng ngày để phòng ngừa sâu răng, viêm nướu răng và các bệnh nha khoa thường gặp.
3. Chữa đau răng sâu bằng nước gừng và lá trầu
Ngoài gừng tươi, lá trầu cũng được nhân dân tận dụng để chữa đau nhức răng. Thảo dược này có tinh dầu thơm giúp khử mùi hôi do độc tố từ các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bên cạnh đó, lá trầu còn chứa nhiều khoáng chất giúp cải thiện độ cứng của men răng và hỗ trợ bù lấp các lỗ sâu li ti không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hiệu quả điều trị các bệnh nha khoa của lá trầu không cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Cụ thể, các chuyên gia nhận thấy, các hoạt chất trong lá trầu có tác dụng diệt virus và vi khuẩn rất tốt. Bên cạnh đó, hoạt chất Eugenol trong thảo dược này còn có tác dụng làm mát, gây tê và giảm đau tại chỗ.
Do đó, cách chữa đau răng từ lá trầu không và nước gừng có thể kiểm soát cơn đau do sâu răng, mọc răng khôn, chải răng mạnh, viêm nướu răng và bệnh nha chu. Ngoài ra, người thường xuyên hút thuốc lá cũng có thể áp dụng cách này để bảo vệ răng miệng và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị gừng tươi và lá trầu không theo tỷ lệ 1:1
- Đem ngâm rửa nguyên liệu với nước muối pha loãng và để ráo
- Cắt nhỏ nguyên liệu rồi cho vào nồi
- Đổ thêm 1 lượng nước vừa đủ và đun sôi
- Ngay khi nước sôi, tắt bếp và đậy kín nắp để tinh chất từ dược liệu thẩm thấu hoàn toàn vào nước
- Đợi nước nguội, đổ vào bình và bảo quản ở nơi thoáng mát
- Mỗi lần dùng 70ml ngậm và súc miệng để giảm đau răng
4. Cách trị đau răng do viêm nướu và gừng tươi và đinh hương
Đinh hương là vị thuốc có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên. Từ lâu, thảo dược này đã được sử dụng để giảm đau nhức răng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, tinh dầu từ đinh hương còn mang lại hơi thở thơm mát, cải thiện tình trạng hôi miệng do sâu răng và bệnh nha chu kéo dài.
Cách chữa đau răng bằng gừng tươi và đinh hương thích hợp với người bị viêm nướu, chảy máu chân răng, bệnh nha chu, sâu răng, mọc răng khôn,… Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa này để duy trì sức khỏe răng miệng, hạn chế tình trạng mòn men răng và phòng ngừa các bệnh nha khoa thường gặp.
Hướng dẫn thực hiện:
- Dùng khoảng 15 nụ đinh hương và 1 củ gừng tươi
- Đem rửa sạch gừng và xắt thành từng lát nhỏ
- Đun sôi khoảng 500ml nước và cho nguyên liệu vào
- Đun thêm 2 – 3 phút rồi tắt bếp và đậy kín nắp
- Sau đó, đợi nước nguội rồi sử dụng nước để súc miệng hằng ngày
5. Dùng trà gừng ấm giảm đau răng
Trà gừng ấm có tác dụng giảm ho, đau họng, cải thiện tình trạng đau bụng do lạnh và đau bụng vào kỳ kinh. Ngoài ra, loại trà này còn hỗ trợ giảm đau nhức răng do viêm nướu và đau răng do ảnh hưởng của virus hợp bào hô hấp (virus gây cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…).
Do đó bên cạnh các mẹo dùng tại chỗ, bạn cũng có thể kết hợp với cách chữa đau răng bằng trà gừng ấm. Sau khi được dung nạp vào cơ thể, các chất hóa học trong gừng có khả năng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ ức chế virus, vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 2 – 3 củ gừng tươi, 1 ít đường phèn hoặc mật ong
- Rửa sạch gừng, cạo vỏ và xắt thành từng miếng mỏng
- Cho gừng vào tách và hãm với 300ml nước sôi trong 10 – 15 phút
- Sau đó, cho đường phèn hoặc mật ong vào, khuấy đều và dùng uống khi ấm
Cách trị đau răng bằng trà gừng có hiệu quả chậm hơn so với các biện pháp tại chỗ (đắp, súc miệng,…). Do đó, bạn nên kết hợp các mẹo chữa với nhau để giảm đau nhức răng hiệu quả.
Một số lưu ý khi chữa đau răng bằng gừng
Chữa đau răng bằng gừng là cách điều trị tại nhà đơn giản, an toàn và dễ thực hiện. Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp này, bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên áp dụng cách chữa đau răng bằng gừng đều đặn 2 – 4 lần/ ngày để kiểm soát cơn đau hiệu quả. Vì là phương pháp tự nhiên nên các cách chữa từ gừng không mang lại hiệu quả nhanh chóng như sử dụng thuốc.
- Đối với trường hợp đau răng nhẹ do viêm nướu hoặc nướu bị kích thích do chải răng mạnh, cơn đau có thể thuyên giảm hoàn toàn sau vài ngày áp dụng cách chữa từ gừng. Tuy nhiên nếu bắt nguồn từ các nguyên nhân khác (nha chu, sâu răng,…), bạn cần tìm gặp bác sĩ sớm nếu để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Tìm gặp bác sĩ ngay nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như hàm co cứng, không thể ăn uống, đau đầu, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,…
- Gừng tươi đã được chứng minh có tác dụng sát trùng, chống viêm và khử mùi hôi. Do đó ngay cả khi tình trạng đau răng được cải thiện, bạn vẫn có thể duy trì các công thức từ thảo dược này để cải thiện sức khỏe răng miệng, phòng ngừa viêm nướu và các bệnh nha khoa khác.
- Bên cạnh cách chữa từ gừng, cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và dùng thức ăn mềm để giảm áp lực lên mô nướu và chân răng. Chỉ sau khoảng vài ngày, tình trạng răng đau nhức sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Bài viết đã hướng dẫn chi tiết 5 cách chữa đau răng bằng gừng vô cùng đơn giản, an toàn và mang lại cải thiện khá rõ rệt. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ và hoàn toàn không thể điều trị dứt điểm các bệnh lý nha khoa. Do đó nếu tình trạng đau nhức răng kéo dài hơn 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!