Mang thai bị táo bón có nên rặn khi đi nặng không?
Nội dung bài viết
Táo bón là tình trạng mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải, chúng gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của chị em. Khi gặp phải tình trạng này nhiều mẹ bầu thường có thói quen rặn mạnh mỗi khi đi đại tiện để đẩy phân ra bên ngoài. Vậy việc rặn khi đi nặng trong thời gian thai kỳ có tốt không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.
Táo bón khi mang thai và những điều cần biết
Táo bón là triệu chứng mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian thai kỳ. Đây là tình trạng phân bên trong đường ruột có dạng thô, ngắn và nhỏ. Chúng tích tụ tại đường ruột trong thời gian dài, dần trở nên khô cứng và khiến quá trình đào thải ra bên ngoài trở nên rất khó khăn. Nếu tình trạng này diễn ra kéo dài trong thời gian thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến thai kỳ như:
- Táo bón khi mang thai nặng sẽ có nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như nứt kẽ hậu môn, đau vụng tiểu khung và hình thành búi trĩ.
- Táo bón diễn ra kéo dài sẽ tích tụ phân bên trong hậu môn, điều này sẽ khiến cho độc tố trong phân không bị đào thải ngược lại còn bị cơ thể hấp thụ gây hại cho cả mẹ và thai nhi.
- Các triệu chứng do táo bón gây ra khiến mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu và dẫn đến chán ăn, tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến thai nhi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, táo bón là hậu quả của chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và lười vận động ở một số mẹ bầu. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác như sự thay đổi của nồng độ hormone bên trong cơ thể, sự gia tăng về kích thước của thai nhi gây chèn ép lên vùng chậu hoặc do bệnh lý.
Mang thai bị táo bón có nên rặn khi đi nặng không?
Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu tuyệt đối không được rặn mỗi khi đi nặng để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Lý giải điều này chuyên gia cho biết, khi mẹ bầu rặn sẽ tạo ra các cơn co thắt tử cung, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Bên cạnh đó, việc rặn mạnh cố gắng đẩy phân ra ngoài sẽ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị nứt kẽ hậu môn và gây ra phản ứng viêm. Đây là nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng hậu môn, bệnh trĩ và ung thư đại tràng thường gặp.
Nhiều mẹ bầu lo ngại rặn khi đi đại tiện sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì thế họ thường có thói quen nhịn khi có nhu cầu đi đại tiện. Tuy nhiên, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm mẹ bầu tuyệt đối không được làm theo. Mỗi khi có nhu cầu đi đại tiện bạn cần phải giải quyết ngay, nếu nhịn sẽ khiến phân tích tụ trong đường ruột và trở nên khô cứng, điều này sẽ khiến cho tình trạng táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
Để việc đi đại tiện trở nên đơn giản hơn thì mẹ bầu có thể dùng tay xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Cách này có công dụng kích thích nhu động của ruột già, giúp làm mềm phân và giúp đẩy phân ra ngoài thuận lợi hơn. Nhưng nếu bạn đang trong thời gian 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì không được áp dụng cách này quá thường xuyên, thay vào đó hãy tìm đến phương pháp cải thiện khác tích cực hơn.
Biện pháp cải thiện chứng táo bón khi mang thai
Khi bị táo bón trong thời gian thai kỳ mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, thay vào đó hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Đa số các trường hợp táo bón khi mang thai đều được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt để cải thiện. Dùng thuốc Tây y cần được hạn chế sử dụng, chỉ được kê đơn đối với những trường hợp đặc biệt cần thiết. Dưới đây là một số các giúp cải thiện chứng táo bón được chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên áp dụng:
1. Uống nhiều nước
Uống đủ nước là điều rất cần thiết đối với mẹ bầu, đặc biệt là những trường hợp đang bị táo bón. Việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột, tăng khả năng hấp thụ chất xơ để cải thiện kích thước và làm mềm phân. Từ đó, việc đi đại tiện của mẹ bầu diễn ra cũng thuận lợi hơn.
Chuyên gia cho biết, mẹ bầu nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên bạn không nên uống nhiều cùng một lúc mà hãy chia thành nhiều thời điểm khác nhau. Hai thời điểm mà mẹ bầu cần phải bổ sung nước cho cơ thể giúp nâng cao hiệu quả trị táo bón là buổi sáng sau khi thức và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài nước lọc mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho cơ thể nước khoáng, nước ép trái cây tươi, soda, nước canh hoặc nước ép rau,…
2. Điều chỉnh lại chế độ ăn uống
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ táo bón trong thời gian thai kỳ. Nếu gặp phải tình trạng này thì cách tốt nhất là bạn cần phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bản thân, chú ý tăng cường sử dụng các loại thực phẩm có lợi và hạn chế dùng thực phẩm khó tiêu.
– Thực phẩm nên ăn:
- Các loại rau giàu chất xơ nhằm làm tăng khối lượng phân và tạo cảm giác muốn đi tiêu như rau bắp cải, rau bina, rau mồng tơi,…
- Các loại trái cây tươi có công dụng nhuận tràng và bổ sung thêm vitamin cho cơ thể như táo, chuối chín, dâu tây, kiwi, trái cây họ cam quýt,…
- Mẹ bầu có thể sử dụng các loại trái cây sấy khô hoặc hạt để ăn vặt, vừa tốt cho thai nhi vừa giúp cải thiện chứng táo bón.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dùng thêm ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, bánh mỳ,…
– Thực phẩm cần tránh:
- Cắt giảm bớt các loại thực phẩm giàu canxi và sắt trong chế độ ăn uống, chỉ nên bổ sung chúng dưới dạng viên uống theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh bổ sung quá nhiều dẫn đến dư thừa và tạo áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Nên hạn chế sử dụng các món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Nếu mẹ yêu thích món chiên thì nên dùng dầu oliu để chiên tránh gây hại cho dạ dày.
- Đồ ăn cay nóng chứa nhiều gia vị dễ gây kích thích đến đường ruột mẹ cần hạn chế như ớt, tiêu,… Các loại thực phẩm đông lạnh cũng không nên bổ sung vào thực đơn ăn uống của mẹ bầu.
- Cà phê là thức uống gây mất nước và dễ dẫn đến táo bón, vì thế bạn cũng nên hạn chế uống cà phê trong thời gian thai kỳ.
Khi xây dựng thực đơn ăn uống cho phụ nữ mang thai, bạn nên thường xuyên thay đổi thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Tránh tình trạng ăn một loại quả hoặc 1 loại trái cây trong thời gian dài làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.
3. Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một trong những cách hỗ trợ điều trị chứng táo bón tại nhà rất tốt dành cho mẹ bầu đó là dành nhiều thời gian để vận động cơ thể. Cách này sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn có thể diễn ra tốt nhất, hạn chế nguy cơ bị táo bón. Một số bài tập tốt cho mẹ bầu mang thai là đi bộ nhẹ nhàng, yoga thai kỳ, bơi lội, tập kegel,…
Khi đi đại tiện mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngồi phù hợp nhất giúp quá trình đẩy phân diễn ra dễ dàng. Ngồi xổm là tư thế ngồi tốt nhất mỗi khi đi đại tiện, để tránh bị mỏi bạn có thể ngồi nghiêng về phía trước và đặt khuỷu tay lên đầu gối, lúc này đầu gối sẽ có nhiệm vụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể.
Khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện là phải đi ngay, tuyệt đối không được nín nhịn. Hãy tập thói quen ngồi trong nhà vệ sinh vào một giờ cố định vào tất cả các ngày trong tuần, tốt nhất là sau khi ăn 5 – 10 phút.
4. Áp dụng các mẹo dân gian
Khi cơn táo bón xuất hiện gây khó khăn cho việc đi tiêu thì mẹ bầu có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để cải thiện. Các mẹo dân gian này có độ an toàn cao, không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi và rất thích hợp áp dụng cho những trường hợp bị táo bón nhẹ. Dưới đây là hướng dẫn thực hiện bạn có thể tham khảo:
- Massage bụng: Nếu đang trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai mà bị táo bón thì mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp massage bụng giúp việc đi tiêu diễn ra thuận lợi hơn. Lúc này, bạn hãy dùng tay xoa xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ giúp kích thích nhu động ruột và đẩy phân ra ngoài.
- Dùng vừng đen: Mẹ bầu chỉ cần lấy khoảng 50 gram vừng đen đã rang chín trộn đều với 30 gram mật ong nguyên chất và sử dụng để ăn. Áp dụng cách này liên tục trong 5 ngày chứng táo bón sẽ thuyên giảm đáng kể.
- Ăn quả sung: Quả sung là thực phẩm có công dụng chữa táo bón rất tốt, mẹ bầu có thể bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Để cải thiện chứng táo bón, bạn chỉ cần ăn từ 3 – 5 quả sung chín/ngày hoặc hầm canh móng giò với quả sung xanh để sử dụng.
Trên đây là giải đáp thắc mắc “Mang thai bị táo bón khi đi nặng có nên rặn không?” bạn có thể tham khảo. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết để có thể trải qua thời gian mang thai an toàn và khỏe mạnh. Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!