Vì sao buồn ngủ mà không ngủ được? Cách khắc phục

Buồn ngủ mà không ngủ được có thể là dấu hiệu của sự mệt mỏi quá mức gây kích thích não bộ và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý và điều kiện cơ thể nhất định.

buồn ngủ mà không ngủ được
Buồn ngủ mà không ngủ được có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và bệnh lý

Vì sao buồn ngủ mà không ngủ được?

Tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được có thể là dấu hiệu cơ thể mệt mỏi quá độ. Điều này có thể là do không ngủ đủ giấc trong vòng 24 giờ hoặc đã không đủ giấc trong nhiều ngày liên tục  và kéo dài trong một thời gian nhất định.

Hầu hết các trường hợp này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ em ở độ tuổi tiểu học. Điều này xảy ra khi trẻ bỏ qua những giấc ngủ ngắn, đi ngủ muộn hoặc có chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.

Ở người trưởng thành, tình trạng mệt mỏi quá độ thường liên quan đến thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, tính chất công việc, áp lực cuộc sống và các mối liên hệ xã hội. Bất kể nguyên nhân, tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được có thể dẫn đến nhiều triệu chứng không mong muốn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!

Ngủ đủ giấc hàng ngày là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan. Do đó, điều quan trọng là ngủ đủ giấc để tránh thiếu ngủ hoặc quá mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Theo thống kê, cứ 5 người trưởng thành sẽ có 1 người gặp trường hợp buồn ngủ nhưng không ngủ được. Các dấu hiệu khi mệt mỏi quá mức thường bao gồm:

  • Hạn chế khả năng suy nghĩ rõ ràng
  • Xử lý thông tin và các hoạt động chậm hơn
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột
  • Khó đưa ra các quyết định
  • Mất trí nhớ tạm thời, gặp khó khăn khi ghi nhớ các vấn đề ngắn hạn hoặc dài hạn
  • Thời gian phản ứng chậm
  • Buồn ngủ vào ban ngày nhưng không thể ngủ được, dẫn đến đau đầu
  • Lo lắng, phiền muộn không rõ lý do

Các triệu chứng này có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tăng nguy cơ gặp tai nạn hoặc các chấn thương. Ngoài ra, mệt mỏi do thiếu ngủ có thể dẫn đến các biến chứng khác như:

  • Tăng cân và béo phì
  • Các bệnh lý liên quan như tiểu đường, bệnh tim và tăng nguy cơ đột quỵ
  • Mất trí nhớ

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được

Bên cạnh việc mệt mỏi quá độ, tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được có thể liên quan đến các vấn đề kích thích hoặc thói quen sống như:

1. Não bộ bị kích thích

Thực hiện các hoạt động gây kích thích não bộ trước khi đi ngủ có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được.

Tập thể dục thể thao trước khi đi ngủ hoặc sử dụng các chất kích thích vào buổi chiều có thể là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc khó ngủ.

Nằm trằn trọc không ngủ được
Tập thể dục trước khi đi ngủ có thể gây kích thích não bộ và khó ngủ

2. Sử dụng ánh sáng xanh

Một số người có thói quen làm việc vào buổi tối hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Điều này có thể gây kích thích não bộ, gây khó ngủ, mất ngủ.

Não bộ là một mạng lưới neuron thần kinh phức tạp. Các mạng lưới này chịu trách nhiệm cho sự tỉnh táo và thư giãn để ngủ. Hoạt động của các tế bào thần kinh này có thể giảm hoặc bị kích thích bởi các yếu tố bên ngoài.

Khi làm việc sử dụng các thiết bị điện tử vào buổi tối, các mạng lưới thần kinh thức tỉnh được kích hoạt để đáp ứng nhu cầu công việc. Điều này khiến đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể bị rối loạn và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ tự nhiên.

Bên cạnh đó các thiết bị điện tử thường phát ra ánh sáng xanh và màn hình thường tương đối nhỏ. Do đó, khoảng cách từ ánh sáng xanh đến mắt rất ngắn. Điều này dẫn đến ức chế tiết melatonin (hormone gây ngủ) và gây trì hoãn giấc ngủ. Theo thống kê, sử dụng thiết bị điện tử vào ban đêm có thể làm giảm mức độ melatonin đến 23%, do đó dẫn đến tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi nhưng không thể ngủ được.

3. Cơ thể quá nóng

Nhiệt độ của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Do đó, nhiệt độ phòng ngủ quá nóng có thể gây rối loạn giấc ngủ hoặc trì hoãn giấc ngủ bình thường.

Khi cơ thể quá nóng có thể dẫn đến tình trạng buồn ngủ mà không thể ngủ được, rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. Cơ thể cần hạ nhiệt để ngủ, do đó người bệnh hạ nhiệt độ phòng ngủ xuống mức độ thích hợp. Nhiệt độ phòng ngủ thích hợp là từ 21 – 25 độ C.

Nếu không thể hạ nhiệt độ phòng, có thể bỏ bớt chăn, thay quần áo thoáng mát hoặc đi tắm nước mát.

Không buồn ngủ vào ban đêm
Nhiệt độ quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ

4. Quá căng thẳng

Áp lực công việc, căng thẳng quá độ hoặc các lo lắng về cuộc sống có thể khiến não bộ tỉnh táo và gây trì hoãn giấc ngủ. Căng thẳng, lo lắng và trầm cảm là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến chứng mất ngủ kinh niên. Khó ngủ cũng có thể làm các triệu chứng căng thẳng, lo lắng trở nên nghiêm trọng. Điều này sẽ dẫn đến vòng tròn căng thẳng và mất ngủ nối tiếp nhau.

Các nguyên nhân tâm lý khác có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ mà không ngủ được bao gồm cảm xúc tức giận, lo lắng, đau buồn, rối loạn lưỡng cực và các chấn thương tâm lý. Điều trị các vấn đề tiềm ẩn là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ.

5. Ảnh hưởng của một số bệnh lý

Nhiều tình trạng y tế và bệnh tật có thể góp phần gây ra tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được. Cụ thể các bệnh lý thường bao gồm:

Khó chịu không ngủ được
Một số bệnh lý trong cơ thể có thể gây buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản gây ảnh hưởng đến thực quản và khí quản, đặc biệt là vào ban đêm, dẫn đến mất ngủ.
  • Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt. Điều này gây đổ mồ hôi đêm, có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hoặc có dấu hiệu hạ đường huyết vào ban đêm và dẫn đến trì hoãn giấc ngủ. Ngoài ra, tiểu đường gây tổn thương các dây thần kinh ở chân, dẫn đến tăng cử động vào ban đêm và gây rối loạn giấc ngủ.
  • Suy tim có thể gây tích tụ các chất lỏng ở phổi và mô. Điều này khiến người bệnh khó ngủ do cảm giác khó thở hoặc rối loạn nhịp thở.
  • Rối loạn cơ xương có thể gây khó ngủ hoặc buồn ngủ mà không ngủ được do tổn thương các dây chằng, gân, xương và cơ.
  • Bệnh thận khiến cơ thể không thể lọc các chất lỏng, cân bằng điện giả, dẫn đến tích tụ chất thải trong máu và gây hội chứng chân không yên. Điều này gây khó ngủ, buồn ngủ nhưng không thể ngủ được.

Cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Để cải thiện chất lượng giấc ngủ và khắc phục tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

Khó đi vào giấc ngủ
Đọc sách và thư giãn trước khi ngủ có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ
  • Hãy chắc chắn phòng ngủ tối, yên tĩnh và nhiệt độ phù hợp. Tiếng ồn, ánh sáng và phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh là nguyên nhân phổ biến có thể gây cản trở giấc ngủ. Nếu phòng quá ồn, người bệnh có thể tham khảo sử dụng các tiếng ồn trắng hoặc nghe nhạc thư giãn, nếu thích không gian yên tĩnh, người bệnh có thể tham khảo sử dụng nút tai. Mở cửa sổ hoặc bất điều hòa để phòng ngủ mát mẻ và sử dụng mặt nạ che mắt nếu ánh sáng quá lớn.
  • Thay đổi thói quen ngủ khoa học, ngủ và thức dậy vào một giờ cố định trong tất cả các ngày, kể cả cuối tuần. Điều này có thể hỗ trợ đồng hộ sinh học, giúp người bệnh đi ngủ và thức dậy đúng giờ, kể cả khi cơ thể mệt mỏi.
  • Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Màn hình điện tử phát ra ánh sáng xanh, làm gián đoạn quá trình sản xuất melatonin và trì hoãn giấc ngủ. Do đó, thay vì xem TV, điện thoại hoặc máy tính, người bệnh có thể đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc trò chuyện yên tĩnh với người thân.
  • Tránh các hoạt động gây kích thích não bộ hoặc các tình hình căng thẳng trước khi đi ngủ. Điều này bao gồm kiểm tra công việc, các cuộc thảo luận, tranh luận trong gia đình hoặc các vấn đề chính trị xã hội khác.
  • Nếu không thể ngủ sau 20 phút nằm trên giường, người bệnh nên ra khỏi giường, đến một góc khác trong nhà. Điều này có thể khiến cơ thể thoải mái, thư giãn, hạn chế căng thẳng và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ tự nhiên. Để hỗ trợ thư giãn, người bệnh có thể đọc một quyển sách, nghe nhạc cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.

Những điều cần tránh trước khi đi ngủ

Một số vấn đề cần tránh để hỗ trợ giấc ngủ bao gồm:

  • Uống quá nhiều chất lỏng: Điều này gây áp lực lên bàng quang và tăng nhu cầu thức dậy để đi tiểu. Bằng cách hạn chế tiêu thụ các chất lỏng trước khi đi ngủ và đi vệ sinh trước khi đi ngủ, người bệnh có thể kiểm soát tần suất thức dậy đi tiểu khi ngủ.
  • Rượu: Mặc dù rượu và các thức uống chứa cồn khác có thể giúp thư giãn, giúp não bộ chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, rượu có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến tình trạng thức dậy giữa đêm và không thể đi ngủ trở lại.
  • Bữa ăn tối lớn: Cố gắng ăn tối sớm và tránh các loại thực phẩm nặng, cần nhiều thời gian để tiêu hóa trong vòng 2 giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, thực phẩm cay hoặc thực phẩm có tính axit có thể kích thích dạ dày, dẫn đến ợ nóng và mất ngủ.
  • Caffeine: Không sử dụng Caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ để kiểm soát tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Những người nhạy cảm với caffeine thậm chí có thể dừng sử dụng trước 8 – 10 giờ để tránh gây kích thích não bộ.

Biện pháp phòng ngừa

Để ngăn ngừa tình trạng buồn ngủ mà không ngủ được, người bệnh có thể bắt đầu bằng cách xây dựng một lịch trình ngủ lành mạnh. Các biện pháp phổ biến bao gồm:

Thức giấc không ngủ lại được
Đi ngủ và thức dậy vào một thời gian cố định trong tất cả các ngày để điều chỉnh giấc ngủ
  • Cố gắng đi ngủ và thức dậy và một giờ nhất định mỗi ngày, kể cả cuối tuần, ngày nghỉ, ngày lễ.
  • Suy nghĩ tích cực, hạn chế tình trạng căng thẳng hoặc lo lắng khi đi ngủ. Người bệnh có thể giữ lại một quyển nhật ký các việc gây lo lắng trước khi đi ngủ để hỗ trợ giảm căng thẳng.
  • Tập thể dục, vận động cơ thể thường xuyên. Tuy nhiên không nên tập thể dục gần giờ đi ngủ để tránh gây kích thích và khó ngủ. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể tập thể dục trước khi đi ngủ 4 giờ.
  • Thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc, tắm, hoặc bất cứ hoạt động nào có thể giảm căng thẳng.
  • Hạn chế các giấc ngủ ngắn vào ban ngày, đặc biệt là vào buổi chiều. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm.

Buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể là do cơ thể quá mệt mỏi hoặc các bệnh lý khác trong cơ thể. Tình trạng này có thể được cải thiện bằng cách điều chỉnh thói quen ngủ và thư giãn phù hợp. Bên cạnh đó, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc nếu người bệnh không thể ngủ được kéo dài nhiều đêm, hãy đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm và điều trị phù hợp.

5/5 - (4 bình chọn)

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm được giấc ngủ ngon sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *