Tại sao vẫn buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8?
Nội dung bài viết
Đôi khi một số phụ nữ có thể bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8 hoặc đến khi chuyển dạ sinh con. Tình trạng này thường không nghiêm trọng, tuy nhiên có thể khiến người phụ nữ có cảm giác như bào thai đang bị đẩy ra bên ngoài cơ thể.
Tại sao vẫn buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 của thai kỳ?
Ốm nghén là tình trạng thường gặp khi mang thai. Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến thường bao gồm buồn nôn, nôn, và ác cảm với một số loại thực phẩm. Các cơn ốm nghén có thể liên quan đến hormone được sản xuất trong thai kỳ, được gọi là gonadotropin màng đệm ở người.
Hầu hết các chuyên gia tin rằng, ốm nghén là một cơ chế bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh tật do thực phẩm, hóa chất do thực phẩm và một số yếu tố tác động khác. Do đó, ốm nghén được xem là một dấu hiệu chứng minh thai nhi đang khỏe mạnh và phát triển tốt.
Ốm nghén có thể gây khó chịu nhưng thường không nghiêm trọng và thường được cải thiện trong tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Cơn ốm nghén thường bắt đầu vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ, trở nên nghiêm trọng vào tuần thứ 9 và được cải thiện vào tuần thứ 18.
Tuy nhiên, đôi khi một số phụ nữ có thể vẫn bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8 hoặc đến khi sinh con. Theo các chuyên gia, buồn nôn và ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ ba có thể liên quan đến một số vấn đề như:
- Em bé đang phát triển lớn: Trong tam cá nguyệt thứ ba, em bé đang phát triển lớn và chiếm hết không gian bên trong khoang bụng. Điều này có thể gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và dẫn đến rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, ợ nóng, táo bón hoặc đau dạ dày.
- Ảnh hưởng của các loại vitamin trước kinh sinh: Một số người có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa sắt và các loại vitamin bổ sung trước khi sinh. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, buồn nôn hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Thông thường cơn buồn nôn có thể được cải thiện sau 2 – 3 ngày dùng thuốc và vitamin bổ sung. Do đó, nếu các cơn buồn nôn không được cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên trao đổi với bác sĩ để thay đổi nhãn hiệu các sản phẩm bổ sung.
- Ảnh hưởng của chế độ ăn uống: Các loại thức ăn cay, nhiều axit, dầu mỡ có thể dẫn đến các triệu chứng ốm nghén và buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6. Đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, em bé đang phát triển lớn, dạ dày bị thu hẹp, việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định có xu hướng gây khó chịu đến hệ thống tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn.
- Hormone thai kỳ: Hormone thai kỳ là nguyên nhân chính dẫn đến các cơn ốm nghén ở tam cá nguyệt thứ nhất và thường được cải thiện sau tuần 17 – 18 của thai kỳ. Tuy nhiên, mang thai có thể dẫn đến rối loạn nội tiết tố bởi vì nội tiết tố trong cơ thể thay đổi liên tục để đáp ứng sự phát triển của thai nhi. Điều này có thể khiến một số phụ nữ bị ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ ba và gây ra tình trạng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6.
Một số phụ nữ có thể bị ốm nghén trong suốt thời gian mang thai. Do đó, việc buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, 7, 8 hoặc tháng thứ 9 là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bà bầu cảm thấy các cơn buồn nôn quá mức và nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra phù hợp.
Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 có nguy hiểm không?
Rất hiếm các trường hợp ốm nghén khi mang thai gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, có khoảng 1% phụ nữ bị ốm nghén nghiêm trọng, dẫn đến buồn nôn và nôn mửa liên tục trong thai kỳ. Tình trạng này được gọi Hyperemesis gravidarum, hay còn gọi là Hội chứng ốm nghén nặng.
Hội chứng ốm nghén nặng, hay còn gọi là nhiễm độc thai kỳ, là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Người mẹ có thể nôn đến 30 lần mỗi ngày và kéo dài trong suốt thai kỳ.
Khi mất cân bằng các chất điện giải, các chất độc sẽ tăng lên trong máu và nước tiểu. Tình trạng này khiến bà bầu cũng không thể ăn, uống và nôn liên tục, điều này dẫn đến mất nước, chất điện giải và giảm khoảng 5% trọng lượng cơ thể.
Hội chứng ốm nghén nặng khác với các triệu chứng nhẹ thường thấy ở các cơn ốm nghén. Thay vào đó, tình trạng này được đặc trưng bởi:
- Buồn nôn và nôn liên tục
- Buồn nôn kèm theo nôn mửa kéo dài
- Có dấu hiệu mất nước và chất điện giải trong cơ thể
- Giảm hơn 4,5 kg hoặc 5% trong lượng cơ thể do nôn mửa nghiêm trọng
- Cảm thấy chóng mặt, không tỉnh táo
Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến mất nước, tăng cân kém trong thai kỳ. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mẹ, thậm chí là gây trầm cảm khi mang thai.
Thông thường, các triệu chứng của Hội chứng ốm nghén nặng thường kéo dài ra khỏi tam cá nguyệt thứ nhất và được cải thiện vào tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 hoặc buồn nôn trong suốt thai kỳ.
Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên môn nếu bà bầu bị nôn nhiều lần trong ngày, không thể ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong ngày.
Các triệu chứng liên quan khác
Bên cạnh việc buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6, phụ nữ bị ốm nghén trong tam cá nguyệt thứ ba có thể gặp một số dấu hiệu liên quan đến hệ thống tiêu hóa. Điều này xảy ra khi hệ thống tiêu hóa bị chậm lại và thức ăn không được hấp thụ đúng cách.
Một số triệu chứng liên quan khác có thể bao gồm:
- Táo bón, đầy bụng, đầy hơi hoặc có các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản như ợ chua, khó tiêu, buồn nôn.
- Thay đổi hormone gây mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tâm trạng hoặc thường xuyên cảm thấy buồn ngủ.
- Chán ăn, nôn mửa liên tục, giảm cân và có dấu hiệu mất nước. Đây là các triệu chứng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế, do đó bà bầu có các triệu chứng này nên đến bệnh viện ngay lập tức.
Khắc phục tình trạng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng buồn nôn ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba tương tự như các biện pháp xử lý chứng buồn nôn trong tam cá nguyệt thứ nhất. Cụ thể, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Trong hầu hết các trường hợp, buồn nôn trong tháng thứ 6, 7, 8 của thai kỳ có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà như:
- Bổ sung gừng: Gừng là một cách điều trị ốm nghén tại nhà phổ biến và có hiệu quả cao. Cụ thể, bà bầu bị ốm nghén có thể sử dụng 0.5 – 1.5 gram gừng khô mỗi ngày để ngăn ngừa cơn ốm nghén. Bạn có thể dùng trà gừng, kẹo gừng hoặc các sản phẩm bổ sung khác. Mặc dù gừng an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên bà bầu nên hạn chế sử dụng gừng nếu bị huyết áp thấp hoặc lượng đường trong máu thấp.
- Sử dụng tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà có thể được sử dụng như một chất thay thế điều trị các cơn ốm nghén và buồn nôn. Bà bầu thường xuyên bị nôn có thể sử dụng ống hít có chứa tinh dầu bạc hà hoặc trà bạc hà để ngăn ngừa các cơn buồn nôn.
- Sử dụng tinh dầu chanh: Mùi cam, chanh, quýt có thể ngăn ngừa cảm giác buồn nôn khi mang thai. Do đó, nếu cảm thấy buồn nôn, bà bầu có thể cắt một quả chanh, cam hoặc quýt để giải phóng tinh dầu vào không khí và cải thiện cơn buồn nôn.
- Châm cứu, bấm huyệt: Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị buồn nôn và nôn. Cả hai kỹ thuật này dựa trên nguyên lý kích thích các dây thần kinh đến não và tủy sống để làm giảm cảm giác buồn nôn.
- Hít thở sâu và chậm: Trong một số nghiên cứu, các bác sĩ cho biết hít thở sâu và chậm cũng có thể ngăn ngừa các cơn buồn nôn. Cụ thể, bà bầu có thể hít vào từ từ bằng mũi và thở ra bằng miệng để ngăn ngừa cơn buồn nôn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số tinh dầu trong không khí như tinh dầu hoa oải hương để ngăn ngừa cơn ốm nghén.
2. Điều trị y tế
Trong các trường hợp bà bầu buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc ngăn ngừa tình trạng buồn nôn và bổ sung chất lỏng. Cụ thể, một số phương pháp điều trị tình trạng ốm nghén ở tam cá nguyệt thứ 3 bao gồm:
- Thuốc kháng histamin
- Phenothiazine được chỉ định để điều trị các cơn buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng
- Metoclopramide hỗ trợ cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển vào ruột và giảm cảm giác buồn nôn hoặc nôn
- Thuốc kháng axit có thể hấp thụ axit dạ dày và ngăn ngừa tình trạng trào ngược
Ngoài ra, một số loại thuốc và biện pháp thay thế khác cũng có thể cải thiện cảm giác buồn nôn ở tháng thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu không được tự ý sử dụng các sản phẩm này khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Cụ thể các biện pháp bổ sung ngăn ngừa các cơn ốm nghén ở tam cá nguyệt thứ ba bao gồm:
- Bổ sung vitamin B6
- Thay đổi loại vitamin trước khi sinh
- Sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ gừng
- Diclegis, một loại thuốc chống buồn nôn có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai
Nếu cơn buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 không được cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi bạn bị nôn nghiêm trọng, không thể ăn, uống hoặc có dấu hiệu mất nước.
Buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 nên và không nên làm gì?
Hiện tại không có biện pháp phòng ngừa ốm nghén và buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6. Tuy nhiên, để cải thiện các triệu chứng, bà bầu có thể tham khảo một số lưu ý về việc thay đổi lối sống và ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.
Một số việc nên làm khi buồn nôn trong tam cá nguyệt thứ ba bao gồm:
- Uống nhiều nước
- Thường xuyên ngủ trưa và nghỉ ngơi đầy đủ
- Làm sạch không khí trong nhà và nơi làm việc để loại bỏ mùi hương khó chịu
- Ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì ba bữa ăn lớn
- Uống trà gừng, kẹo gừng, mứt gừng hoặc một lát gừng nhỏ
- Uống vitamin bổ sung vào ban đêm
Một số điều cần tránh:
- Không ăn thức ăn cay hoặc gia vị cay
- Không nên ăn một bữa ăn lớn, nhiều chất dinh dưỡng và gây đầy dạ dày
- Không uống nước hoặc nhiều chất lỏng khi ăn
- Không nấu hoặc chế biến thức ăn có mùi mạnh gây cảm giác buồn nôn
Mặc dù không thể loại bỏ hoàn toàn, tuy nhiên tình trạng buồn nôn khi mang thai tháng thứ 6 có thể được cải thiện với nhiều biện pháp tại nhà.
Dấu hiệu chuyển dạ
Trong một số trường hợp, buồn nôn ở tháng thứ 8 hoặc 9 có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc bạn đang trong giai đoạn chuyển dạ. Do đó, nếu bạn đột ngột buồn nôn hoặc cảm thấy dạ dày nôn nao, khó chịu, bạn nên đến bệnh bệnh, gặp bác sĩ và có biện pháp xử lý phù hợp.
Ngoài ra, một số dấu hiệu chuyển dạ khác có thể bao gồm:
- Mất nút nhầy ở tử cung
- Vỡ túi ối
- Đau lưng đột ngột
- Tiêu chảy
- Sa bụng bầu hoặc có cảm giác em bé đang trồi ra ngoài
- Xuất hiện các cơn co thắt chuyển dạ với tần suất và mức độ tăng dần
Hầu hết các trường hợp, các cơn ốm nghén sẽ được cải thiện trong tam cá nguyệt thứ nhất. Tuy nhiên, đôi khi một số người có thể bị ốm nghén trong suốt thai kỳ. Tình trạng này hoàn toàn bình thường và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu các cơn buồn nôn nghiêm trọng và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp xử lý phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!