Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu và cách xử lý an toàn

Bà bầu rất dễ bị táo bón, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tình trạng này nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé yêu. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp can thiệp đúng đắn và phù hợp nhất.

bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu
Bà bầu rất dễ bị táo bón trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu – Nguyên nhân do đầu?

Khi bước vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu đã có rất nhiều sự thay đổi. Đây cũng là khoảng thời gian nhạy cảm mà nhiều vấn đề sức khỏe bất thường dễ phát sinh. Trong đó, không ít mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa hay táo bón.

Táo bón khi mang thai là tình trạng rất phổ biến. Bà bầu có thể bị táo bón ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, trong đó có 3 tháng đầu (tam cá nguyệt thứ nhất).

Bà bầu có thể bị táo bón 3 tháng đầu do một số nguyên nhân sau đây:

1. Thay đổi hormone nội tiết

Khi mới bước vào thai kỳ, cơ thể có xu hướng sản sinh nhiều hormone nội tiết hơn. Đây được cho là lý do làm tăng nguy cơ phát sinh các triệu chứng bất thường. Đặc biệt sự gia tăng quá mức hormone progesterone trong 3 tháng đầu liên quan trực tiếp đến chứng táo bón thai kỳ.

Bởi hormone progesterone có ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa. Tiết nhiều hormone này thường sẽ làm chậm nhu động ruột, cản trở quá trình đẩy chất thải ra ngoài. Từ đó khiến bà bầu dễ bị táo bón trong 3 tháng đầu.

2. Bổ sung vi chất không đúng cách

Trong thai kỳ, nhu cầu dưỡng chất của mẹ bầu tăng rất nhiều. Điều này giúp phục vụ cho sự phát triển không ngừng của thai nhi. Đặc biệt nhất là nhu cầu về sắt và canxi.

Nhiều trường hợp, bà bầu thường bổ sung sắt và canxi dưới dạng viên uống. Tiêu thụ nhiều vi chất nhưng uống không đủ nước sẽ rất nguy hại. Trường hợp sắt và canxi không được hấp thụ hết sẽ bị đào thải ra ngoài theo phân. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón.

3. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hoạt động hệ tiêu hóa. Mẹ bầu nếu duy trì chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học thì nguy cơ bị táo bón là rất cao.

vì sao bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu
Tiêu thụ nhiều thực phẩm cay nóng có thể khiến bà bầu bị táo bón trong 3 tháng đầu

Đặc biệt là ở thời gian đầu mang thai, mẹ bầu thường bị thèm ăn nhiều thứ. Việc tiêu thụ các thực phẩm cay nóng, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ… có thể gây khó tiêu, táo bón. Hơn nữa mẹ bầu ăn nhiều chất đạm và ít chất xơ cũng rất dễ bị táo bón.

4. Nôn nghén khiến cơ thể mất nước

Ba tháng đầu thai kỳ chính là khoảng thời gian mà mẹ bầu rất dễ bị ốm nghén. Trong đó nôn ói là triệu chứng phổ biến. Tình trạng này thường xuyên kích hoạt có thể khiến cho bà bầu bị mất 1 lượng nước nhất định.

Mất nước ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình chuyển hóa. Đặc biệt là gây bất lợi cho hoạt động tiêu hóa và nhu động ruột. Từ đó có thể gây táo bón vào thời điểm này.

5. Ít vận động

Khi mới mang thai, mẹ bầu luôn phải thận trọng trong vấn đề đi lại và vận động. Cần chú ý nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên các mẹ bầu tuyệt đối không được ngồi ì một chỗ.

Ít vận động cũng sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời khiến nhu động ruột chậm hơn so với bình thường. Và đây chính là nguyên nhân khá phổ biến khiến tình trạng táo bón ở bà bầu nghiêm trọng thêm.

6. Căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress là vấn đề mà đa phần các mẹ bầu đều gặp phải trong thai kỳ. Đặc biệt là ở những mẹ bầu lần đầu tiên mang thai. Nó bắt nguồn từ những lo lắng trước nguy cơ sảy thai, việc làm mẹ hay cách chăm sóc sức khỏe.

táo bón ở tam cá nguyệt thứ nhất
Căng thẳng, stress khi mang thai 3 tháng đầu ảnh hưởng xấu đến hoạt động tiêu hóa

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, giấc ngủ mà còn tác động xấu tới hệ tiêu hóa. Các chuyên gia cho biết, căng thẳng, stress cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón trong 3 tháng đầu thai kỳ.

7. Tử cung bắt đầu phát triển

Ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ thì tử cung của người mẹ đã bắt đầu mở rộng. Điều này đảm bảo rằng thai nhi có đủ không gian để phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, sự mở rộng của tử cung có thể là nguyên nhân kích hoạt một số vấn đề sức khỏe bất thường. Trong đó có tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Bởi tử cung phát triển gây chèn ép một số cơ quan trong hệ tiêu hóa. Từ đó cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn và làm chậm nhu động ruột.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Theo nhận định từ các chuyên gia thì táo bón không phải là triệu chứng nguy hiểm. Tuy nhiên chị em phụ nữ cần chú ý nếu nó kích hoạt trong thai kỳ. Đặc biệt là ở khoảng thời gian 3 tháng đầu mang thai.

Khoảng thời gian đầu mang thai, bào thai thường chưa bám chắc vào thành tử cung. Tình trạng táo bón kéo dài khiến mẹ bầu phải mót rặn khi đại tiện. Tình trạng này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến sảy thai.

Hơn nữa, bà bầu bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu còn có nguy cơ cao dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Ví dụ như bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Những bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nhất là đau bụng, đại tiện ra máu hay đau rát hậu môn…

Ngoài ra, táo bón kéo dài còn khiến cho bà bầu bị mệt mỏi, chán ăn. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

táo bón 3 tháng đầu thai kỳ nguy hiểm không
Nhiều trường hợp, táo bón đầu thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai

Tóm lại, táo bón khi mang thai 3 tháng đầu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm như sau:

  • Ảnh hưởng tâm lý, gây mệt mỏi, dễ cáu gắt
  • Bà bầu cố rặn khi đại tiện có thể gây tác động dẫn tới sảy thai
  • Phân tích tụ lâu trong ruột khiến cho các chất độc phenol, indol, amoniac… bị hấp thụ ngược
  • Thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng hay giảm sức đề kháng

Cách xử lý an toàn khi bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu

Táo bón là triệu chứng tiêu hóa rất dễ xử lý. Tuy nhiên mang thai, nhất là thời điểm 3 tháng đầu rất nhạy cảm. Vì vậy mà bà bầu cần chú ý khi lựa chọn bất cứ giải pháp khắc phục nào. Việc điều trị cần chú ý đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu.

Dưới đây là một số giải pháp an toàn giúp khắc phục tình trạng táo bón trong 3 tháng đầu thai kỳ:

1. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể

Khi mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần. Điều này không chỉ tốt cho quá trình chuyển hóa mà còn hỗ trợ hoạt động tiêu hóa thức ăn. Đặc biệt khi đang bị táo bón, uống nhiều nước sẽ giúp làm mềm phân. Từ đó việc đại tiện sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Lượng nước cần thiết cho 1 ngày rơi vào khoảng 2 – 2.5 lít. Trường hợp bà bầu đang sử dụng canxi và sắt dạng viên uống thì có thể bổ sung nhiều nước hơn. Đặc biệt nếu bị nôn nghén thì uống nhiều nước được cho là rất cần thiết. Giúp chống lại tình trạng mất nước và tốt cho tiêu hóa.

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh

Như đã đề cập, chế độ ăn uống là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như hoạt động của các cơ quan tiêu hóa. Và vấn đề ăn uống thiếu khoa học là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu.

Lời khuyên cho các bà bầu bị táo bón là cần điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý. Ăn uống lành mạnh không chỉ giúp khắc phục táo bón mà còn là yếu tố quyết định thai kỳ phát triển khỏe mạnh.

trị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Bà bầu nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh để khắc phục chứng táo bón

Cần chú ý đến các vấn đề sau đây khi điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Cân bằng thành phần dưỡng chất trong từng bữa ăn. Nhất là hàm lượng chất đạm và chất xơ.
  • Nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn. Nguồn chất xơ từ rau củ quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt sẽ rất hữu ích.
  • Thực phẩm chứa nhiều magie cũng rất tốt cho hoạt động tiêu hóa. Bao gồm chuối, táo, bơ, hạt chia, hạt óc chó, sữa chua, rau lá xanh đậm…
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để hạn chế gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm quá giàu chất đạm, nhất là thịt đỏ.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn.
  • Sữa, chế phẩm sữa và thực phẩm chứa caffeine cũng không tốt với bà bầu bị táo bón.

3. Vận động hợp lý

Ba tháng đầu thai kỳ là thời gian vô cùng nhạy cảm. Lúc này, mẹ bầu được khuyên là không nên vận động quá mạnh. Tuy nhiên vẫn cần duy trì thói quan vận động hợp lý để tốt cho sức khỏe thai kỳ.

Đặc biệt, vận động hợp lý còn được coi là giải pháp giúp khắc phục tình trạng táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Hơn nữa còn hỗ trợ quá trình trao đổi chất, nâng cao sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

Bà bầu có thể lựa chọn rèn luyện một số bài tập thể chất đơn giản. Đi bộ hay yoga cho bà bầu là những lựa chọn đặc biệt phù hợp lúc này. Tuy nhiên hãy vận động với thời gian và cường độ thích hợp. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

4. Kiểm soát tốt căng thẳng, stress

Căng thẳng, stress kéo dài khi mang thai gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bất thường. Và nó cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị táo bón 3 tháng đầu. Do đó, bà bầu cần chú ý kiểm soát căng thẳng.

Kiểm soát tốt căng thẳng khi mang thai sẽ giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng táo bón. Đồng thời tốt cho hoạt động tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Từ đó giúp mẹ bầu có được thai kỳ khỏe mạnh.

bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu phải làm sao
Nghỉ ngơi hợp lý giúp kiểm soát căng thẳng và hỗ trợ khắc phục chứng táo bón

Dưới đây là một số giải pháp đơn giản cho mẹ bầu:

  • Tuyệt đối không được làm việc quá sức, nhất là vào buổi tối
  • Nên đi ngủ sớm trước 23 giờ và ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày
  • Thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc, ngồi thiền, chia sẻ áp lực với người thân
  • Tắm nước ấm, xông hơi, massage cũng là các giải pháp hữu ích
  • Nếu bị căng thẳng, stress quá mức thì mẹ bầu nên tìm gặp bác sĩ để được giúp đỡ

5. Áp dụng các mẹo chữa tự nhiên

Ngoài các giải pháp khắc phục được đề cập ở trên thì bà bầu có thể áp dụng các mẹo chữa tự nhiên. Đây là giải pháp an toàn, lành tính, có thể thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số lựa chọn cho bà bầu:

– Dùng quả sung chữa táo bón cho bà bầu:

  • Chuẩn bị 10g quả sung tươi cùng 1 đoạn ruột già lợn
  • Ruột lợn rửa thật sạch với chanh và nước muối rồi thái nhỏ
  • Quả sung đem ngâm rửa nước muối rồi bổ đôi
  • Cho 2 nguyên liệu vào nồi hầm trên lửa nhỏ đến khi chín hoàn toàn
  • Nêm nếm gia vị vừa ăn, thưởng thức khi còn nóng
  • Dùng 1 lần/ ngày trong 5 – 7 ngày liên tục

– Bài thuốc từ mè đen và mật ong:

  • Chuẩn bị 50g mè đen cùng 30ml mật ong nguyên chất
  • Mè đen rửa sạch cho lên chảo rang đến khi khô hoàn toàn và có mùi thơm
  • Sau đó thêm mật ong vào trộn đều
  • Chia hỗn hợp trên thành 2 lần ăn trong ngày
  • Dùng liên tục 2 – 3 ngày sẽ phát huy công dụng
trị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Mè đen kết hợp mật ong là bài thuốc giúp trị táo bón cho bà bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất

– Uống trà hoa cúc:

  • Chuẩn bị khoảng 3 – 5 bông cúc khô
  • Cho vào ấm giữ nhiệt rồi thêm vào 1 ít nước sôi để tráng qua
  • Đổ nước đầu ra và thêm vào 150ml nước sôi nóng hãm 30 phút
  • Nên dùng khi còn ấm sau bữa ăn hay vào buổi tối trước khi ngủ

6. Thiết lập thói quen đi vệ sinh

Thói quen đi vệ sinh cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu hóa. Vì thế mẹ bầu cần chú ý đến thời gian và cách đi vệ sinh. Điều này có thể giúp khắc phục và ngăn ngừa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu.

Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý:

  • Nên cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hay thời điểm sau bữa ăn khoảng 30 phút. Bởi đây được cho là lúc dễ dàng đại tiện nhất.
  • Không nên nhịn đại tiện, hãy đi ngay khi có cảm giác muốn.
  • Tư thế ngồi xổm được cho là tốt cho việc đi đại tiện. Tuy nhiên, trường hợp ngồi bệ bệt thì bà bầu có thể kê 1 chiếc ghế dưới chân.
  • Khi đi đại tiện hãy cố gắng hít sâu sau đó thở ra. Việc hít thở sâu sẽ giúp cơ sàn chậu được thư giãn. Đồng thời giúp bà bầu tránh căng thẳng khi chưa thể đại tiện ngay.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu dùng thuốc được không?

Thông thường, việc dùng thuốc khi mang thai sẽ không được khuyến khích. Nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vậy bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu dùng thuốc được không? Đây là vấn đề được nhiều chị em quan tâm bởi táo bón thai kỳ là tình trạng rất phổ biến.

Theo các bác sĩ Sản phụ khoa, trong các trường hợp cần thiết, bà bầu vẫn có thể dùng thuốc nhuận tràng để trị táo bón thai kỳ. Tuy nhiên, tất cả các thuốc phải được dùng theo chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối tránh tình trạng mua thuốc về tự ý sử dụng. Và thuốc chỉ là giải pháp cuối cùng khi điều trị tại nhà không hiệu quả.

Dưới đây là một số thuốc nhuận tràng có thể được bác sĩ chỉ định:

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối
  • Thuốc nhuận tràng làm mềm phân
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu
  • Thuốc nhuận tràng kích thích
bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu nên làm gì
Trường hợp giải pháp trị táo bón tại nhà không hiệu quả, bà bầu hãy nhanh chóng tìm đến bác sĩ

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu tuyệt đối không được lạm dụng thuốc nhuận tràng. Nếu có vấn đề phát sinh khi điều trị thì hãy chủ động liên lạc với bác sĩ. Đặc biệt là trong trường hợp gặp phải các tác dụng phụ của thuốc.

Biện pháp phòng ngừa táo bón khi mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu rất dễ bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu. Tuy nhiên tình trạng này có thể được phòng ngừa nếu ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Dưới đây là các biện pháp giúp phòng ngừa chứng táo bón trong thai kỳ:

  • Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để kích thích quá trình chuyển hóa và hỗ trợ hoạt động cơ quan tiêu hóa.
  • Tránh sử dụng các thức uống có chứa chất kích thích như trà đặc, cà phê hay rượu bia.
  • Bổ sung đầy đủ probiotic và prebiotic để hỗ trợ cho hoạt động của đường ruột.
  • Ăn nhiều rau củ quả tươi để đáp ứng đủ nhu cầu chất xơ của cơ thể.
  • Nếu dùng thuốc bổ hãy tuân thủ liều lượng từ bác sĩ, tuyệt đối không được lạm dụng.
  • Khi uống viên sắt hay canxi nên chia nhỏ để uống nhiều lần. Đồng thời uống nhiều nước để cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất với các bài tập đơn giản. Điều này sẽ giúp tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Nhất là sau khi đi đại tiện để tránh vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm đường ruột.

Bà bầu bị táo bón 3 tháng đầu thai kỳ là vấn đề cần đặc biệt chú ý. Điều trị sớm sẽ giúp giảm rủi ro đến sức khỏe thai kỳ. Trường hợp các giải pháp tại nhà không đáp ứng, bà bầu nên thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *