Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Bà bầu ăn sầu riêng được không? Có tốt bầu 3 tháng đầu?

Sầu riêng là trái cây nhiệt đới, phổ biến ở các nước Đông Nam Á và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn các loại trái cây khác. Vậy bà bầu ăn sầu riêng được không, có gây ảnh hưởng đến bà bầu trong 3 tháng đầu hay không? Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

bà bầu ăn sầu riêng có được không
Tìm hiểu thông tin bà bầu ăn sầu riêng có được không để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Ăn sầu riêng có an toàn khi mang thai không?

Sầu riêng được mệnh danh là vua của các loài trái cây ở Đông Nam Á nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao và dược tính tốt cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền, sầu riêng còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý. Cụ thể, sầu riêng chứa nhiều hợp chất thực vật có thể cải thiện các bệnh lý tiêu hóa, bệnh tim mạch và các vấn đề về lượng đường trong máu.

Nhờ vào giá trị dinh dưỡng lớn do đó, hàm lượng vitamin cao, chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khỏe và chứa nhiều chất chống oxy hóa, nên sầu riêng được cho là phù hợp để sử dụng cho bà bầu. Bên cạnh đó, sầu riêng cũng có đặc tính chống nấm, chống vi trùng, có thể hỗ trợ ngăn ngừa một số bệnh lý trong thai kỳ.

Trong một quả sầu riêng trọng lượng trung bình có chứa khoảng 147 kcal, chiếm 7% nhu cầu hàng ngày trong chế độ ăn uống được khuyến nghị. Do hàm lượng dinh dưỡng cao, nên một số người có thể băn khoăn bà bầu ăn sầu riêng có được không và sầu riêng có gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không? Trên thực tế, tại một số nước châu Á, sầu riêng bị cấm đối với phụ nữ mang thai. Bởi vì có nhiều thông tin cho rằng, sầu riêng có thể tạo nhiệt trong cơ thể và gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học hoặc nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của sầu riêng đối với phụ nữ mang thai. Tương tự cũng không có bất cứ nghiên cứu khoa học nào cho biết ăn sầu riêng tốt cho phụ nữ mang thai.

Mặc dù các chuyên gia cho biết, phụ nữ mang thai có thể ăn hầu hết các loại trái cây với liều lượng nhất định. Do đó trước khi sử dụng sầu riêng, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tác dụng của sầu riêng với phụ nữ mang thai

Sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Với các đặc tính chống nấm, kháng khuẩn và chống lại vi trùng, sầu riêng được cho là có lợi cho phụ nữ mang thai. Cụ thể, sầu riêng có thể mang lại một số lợi ích như:

1. Sầu riêng giàu chất dinh dưỡng

Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cụ thể, trong 100 gram thịt sầu riêng có chứa các thành phần dinh dưỡng như:

Mới có bầu an sầu riêng được không
Bà bầu 3 tháng đầu có thể sử dụng sầu riêng với liều lượng thích hợp
  • Năng lượng 174 kcal
  • Chất đạm 1.47 g
  • Chất béo 7 g
  • Carbs 36 g
  • Carbohydrate 27.09 g
  • Chất xơ 3.8 gram
  • Canxi 6 mg
  • Kali 436 mg
  • Vitamin C 19.7 mg, tương đương khoảng 80% giá trị dinh dưỡng khuyến cáo mỗi ngày
  • Riboflavin 0.2 mg
  • Folate 36 mcg

Bên cạnh đó, sầu riêng cũng giàu vitamin B6, niacin, và các hợp chất thực vật (chẳng hạn như flavonoid, carotenoid, anthocyanin và polyphenol) và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe như sắt, canxi, phốt pho, kẽm.

Nhờ vào hàm lượng dinh dưỡng cao và chứa nhiều khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, sầu riêng được cho là phù hợp và tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

2. Sầu riêng hỗ trợ cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa

Sầu riêng là một loại trái cây giàu chất xơ, có tác dụng bảo vệ màng nhầy và ngăn ngừa hệ thống tiêu hóa tiếp xúc với các chất độc từ thực phẩm. Chất xơ cũng tăng cường nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa. Sầu riêng cũng chứa nhiều  thiamin có thể cải thiện sự thèm ăn và tăng cảm giác ngon miệng ở phụ nữ mang thai.

Chất xơ có trong sầu riêng còn có tác dụng kích thích nhu động ruột, làm dịu hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Nhờ vào hoạt động của chất xơ, sầu riêng có thể cải thiện các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng, ợ chua và giảm các cơn chuột rút ở bụng.

3. Sầu riêng ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Sầu riêng được cho là chứa nhiều hợp chất có thể làm giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, sầu riêng không chứa chất béo bão hòa, điều này có thể điều hòa huyết áp trong thai kỳ và ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao khi mang thai.

Các hợp chất lưu huỳnh organosulfur (tạo nên mùi đặc trưng của sầu riêng) có tác dụng điều chỉnh các enzym gây viêm và giảm các nguy cơ bệnh tim mạch ở bà bầu.

Bầu 3 tháng cuối an sầu riêng được không
Sử dụng sầu riêng có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở bà bầu

4. Cân bằng lượng đường trong máu ở bà bầu

Sầu riêng có chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn so với các loại trái cây nhiệt đới khác. Bên cạnh đó, sầu riêng cũng chứa nhiều mangan, hợp chất có thể duy trì lượng đường trong máu ổn định. Ngoài ra, trong số nghiên cứu sầu riêng được cho là có thể cải thiện các phản ứng insulin ở một số bệnh nhân tiểu đường.

Các chất chống oxy hóa có trong sầu riêng cũng có thể hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu và giữa lượng đường ở mức ổn định.

5. Sầu riêng giàu năng lượng

Sầu riêng chứa nhiều năng lượng, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, thịt sầu riêng rất mềm, dễ tiêu hóa. Do đó, bà bầu ăn sầu riêng có thể hấp thụ một cách dễ dàng.

Sầu riêng chứa các loại đường đơn như fructose và sucrose. Các loại đường này có thể tăng cường năng lượng ở bà bầu, ngăn ngừa cảm giác mệt mỏi và giúp bà bầu luôn tràn đầy năng lượng.

6. Sầu riêng giàu vitamin C

Sầu riêng giàu vitamin C. Chất dinh dưỡng này có thể hoạt động như một chất chống oxy hóa, giảm stress, ngăn ngừa tình trạng trầm cảm khi mang thai.

Vitamin C cũng có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu thiếu sắt trong thai kỳ. Bên cạnh đó, tiêu thụ lượng vitamin C đây đủ cũng tăng cường hệ thống miễn dịch cho thai nhi và giúp thai nhi hấp thụ sắt cho sự phát triển trong tương lai.

Bầu an sầu riêng buổi tối được không
Sầu riêng giàu vitamin C có thể hỗ trợ sự phát triển của thai nhi

7. Sầu riêng giàu vitamin B

Sầu riêng chứa nhiều vitamin B phức hợp tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai như niacin, thiamine và riboflavin. Bên cạnh đó, các loại vitamin B tổng hợp cũng hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của thai nhi.

Sầu riêng chứa Thiamine (vitamin B1) có thể hỗ trợ phát triển trí não của thai nhi, trong khi Riboflavin (vitamin B2) có tác dụng tăng cường sức khỏe của làn da và Niacin (vitamin B3) có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa ở phụ nữ mang thai.

8. Sầu riêng hỗ trợ duy trì sức khỏe xương

Sầu riêng giàu kali và magie. Đây là hai khoáng chất có thể tăng cường sức khỏe xương và ngăn ngừa các nguy cơ gãy xương ở bà bầu.

9. Sầu riêng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu

Sầu riêng giàu folate có thể tăng cường hoạt động của các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Bên cạnh đó, hàm lượng folate cao trong sầu riêng có thể hỗ trợ ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

10. Sầu riêng chứa hoạt chất chống trầm cảm

Mặc dù không có nghiên cứu khoa học cụ thể, tuy nhiên sầu riêng có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở phụ nữ mang thai.

Một số thông tin cho rằng, sầu riêng có thể hỗ trợ sản xuất serotonin, một hoạt chất chống trầm cảm. Nồng độ serotonin thấp chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm hoặc khiến bệnh trầm cảm khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Bà bầu có an được hạt sầu riêng không
Sầu riêng được cho là có thể ngăn ngừa nguy cơ trầm cảm ở bà bầu

Rủi ro khi sử dụng sầu riêng trong thai kỳ

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên việc sử dụng sầu riêng trong thai kỳ có thể mang lại một số rủi ro nhất định. Do đó, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi bổ sung sầu riêng vào chế độ ăn uống.

Một số rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng sầu riêng trong thai kỳ bao gồm:

1. Làm nghiêm trọng thêm bệnh tiểu đường

Bà bầu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng sầu riêng để tránh khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Mặc dù sầu riêng có hàm lượng đường huyết rất thấp nhưng ăn quá nhiều sầu riêng trong một thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

2. Tiêu thụ sầu riêng với rượu có thể gây tử vong

Một số nghiên cứu cho rằng tiêu thụ sầu riêng với rượu có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, thậm chí là gây tử vong. Các nhà khoa học cho rằng, lượng lưu huỳnh có trong sầu riêng có thể ngăn chặn một số enzyme phân hủy rượu. Điều này vô tình làm tăng nồng độ cồn trong máu và gây ngộ độc rượu.

Các triệu chứng và dấu hiệu phổ biến bao gồm gây buồn nôn, nôn mửa, tim đập nhanh. Do đó, tránh sử dụng sầu riêng với rượu và các loại đồ uống có cồn khác, đặc biệt là ở phụ nữ có thai.

Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm khác có thể gây hại khi kết hợp với sầu riêng bao gồm măng cụt, vải thiều, sữa, thịt cừu, thịt bò và cua. Tuy nhiên các thông tin này không được kiểm chứng khoa học, do đó bà bầu nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng trước khi kết hợp.

bầu ăn sầu riêng có hại không
Sử dụng sầu riêng với liều lượng phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn

3. Làm tăng trọng lượng thai nhi và khó sinh

Mặc dù không có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên sầu riêng chứa nhiều chất dinh dưỡng và carbohydrate. Hai múi sầu riêng trung bình có thể cung cấp hơn 60 calo, điều này có thể tăng đột ngột lượng đường trong máu, khiến trọng lượng thai nhi tăng nhanh.

Thai nhi có cân nặng lớn có thể dẫn đến việc khó sinh tự nhiên. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh có trọng lượng lớn là một trong những nguyên nhân chính gây béo phì ở trẻ em.

Cách sử dụng sầu riêng cho phụ nữ mang thai

Sầu riêng là một loại quả chứa nhiều gai nhọn, do đó việc mở quả có thể khó khăn. Khi mở quả sầu riêng, bạn nên mang găng tay để tránh gây tổn thương.

Phần thịt sầu riêng có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Cụ thể, một số cách sử dụng sầu riêng ngon cho bà bầu như sau:

bà bầu ăn sầu riêng
Sầu riêng có thể dùng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau
  • Sầu riêng với xôi và nước cốt dừa: Bạn có thể kết hợp sầu riêng với xôi nóng và rưới nước cốt dừa lên trên để tăng hương vị. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp xôi sầu riêng với cơm dừa, xoài và các loại trái cây tươi khác.
  • Kem sầu riêng: Kem sầu riêng là một món ăn được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á. Bạn chỉ cần thêm một ít sầu riêng tươi lên các món kem để tạo hương vị riêng.
  • Sầu riêng chiên giòn: Bạn có thể thái vụn sầu riêng sau đó chiên giòn trong chảo ngập dầu và sử dụng như một món ăn nhẹ.

Sầu riêng là một loại trái cây ngon, bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trước khi sử dụng sầu riêng, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và tránh các rủi ro không mong muốn.

Có thể bạn muốn biết:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *