Chảy máu chân răng không cầm được do đâu?

Chảy máu chân răng không cầm được có thể liên quan đến các vấn về sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như viêm nướu hoặc viêm nha chu. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như rối loạn chảy máu. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Chảy máu chân răng không cầm được
Chảy máu chân răng không cầm được có thể cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn

Chảy máu chân răng không cầm được do đâu?

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của các vấn đề không nghiêm trọng, chẳng hạn như đánh răng sai cách, tổn thương nướu răng do sử dụng chỉ nha khoa. Tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của viêm nướu, viêm nha chu hoặc các vấn đề răng miệng khác.

Trong trường hợp, chảy máu chân răng không cầm được, các nguyên nhân có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn và cần điều trị y tế hoặc cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, một số nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây chảy máu chân răng không dừng được bao gồm:

1. Bệnh nha chu

Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm nướu, hay còn gọi là viêm lợi. Đây là một dạng viêm nhẹ, phổ biến, có liên quan đến sự tích tụ của các mảng bám ở chân răng.

Viêm nướu khiến nướu bị sưng, kích ứng, đỏ và có thể gây chảy máu khi đánh răng. Nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, viêm nướu sẽ dẫn đến viêm nha chu. Đây là tình trạng tổn thương các mô và xương nâng đỡ răng.

Viêm nha chu nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không ngừng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị hôi miệng, có vị khó chịu trong miệng, răng lung lay hoặc bị tách ra khỏi nướu răng.

Nếu không điều trị bệnh nha chu có thể dẫn đến mất răng.

2. Có dị vật kẹt giữa các răng

Các vật nhỏ mắc vào kẽ răng là điều phổ biến. Các vật này đôi khi có thể là kim loại, mảnh nhựa hoặc các vật rắn khác. Điều này có thể gây tổn thương nướu và dẫn đến tình trạng rò rỉ máu ở chân răng.

Chảy máu chân răng không ngừng
Kẹt các dị vật ở chân răng có thể gây rò rỉ máu không thể cầm

Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, dị vật ở giữa chân răng có thể bao gồm kẹp giấy, dao, ghim, lưỡi lam, kéo, xiên hoặc tăm xỉa răng. Các vật này có thể gây tổn thương nướu răng nghiêm trọng, gây đau đớn dữ dội và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng không cầm được.

Lấy dị vật ra khỏi răng càng sớm càng tốt. Người bệnh có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng để loại bỏ các dị vật. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hoặc chảy máu không thể ngừng, người bệnh nên đến phòng khám nha khoa để được chăm sóc y tế phù hợp.

3. Hút thuốc lá

Những người hút thuốc lá thường có nhiều nguy cơ chảy máu chân răng. Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu, gây tổn thương nướu nghiêm trọng và khiến người bệnh bị chảy máu không thể dừng.

Những người hút thuốc lá cũng gây suy giảm hệ thống miễn dịch đối với nhiễm trùng. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến nướu răng theo nhiều cách khác nhau và có thể tăng nguy cơ chảy máu chân răng không cầm được.

4. Tổn thương các mô mềm

Các mô mềm trong miệng rất mỏng manh và nhạy cảm, do đó khi bị tổn thương người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn. Các mô mềm xung quanh răng bao gồm  nướu và và các cấu trúc nâng đỡ răng.

Đặc trưng khi bị tổn thương các mô mềm bao gồm đau nhói, dai dẳng, rò rỉ máu, răng nhạy cảm với nhiệt độ và khi nhai. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp tình trạng chảy máu chân răng không cầm được, sưng các hạch bạch huyết ở cổ, hàm hoặc đau vùng xoang.

Trong trường hợp này, người bệnh có thể súc miệng với dung dịch nước muối, đắp băng gạc hoặc túi trà lên khu vực đau để cầm máu. Nếu máu không cầm được, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán phù hợp.

5. Bệnh tiểu đường

Viêm lợi, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại hai. Ở người bệnh tiểu đường, khoang miệng không có khả năng chống lại vi khuẩn, do đó người bệnh dễ bị nhiễm trùng và dẫn đến các bệnh lý ở nướu răng.

Tự nhiên chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cao cũng có thể khiến các cơ bị tổn thương khó lành hơn và khiến các bệnh nướu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong các trường hợp nghiêm trọng, tổn thương nướu răng ở người bệnh tiểu đường có thể gây chảy máu chân răng không cầm được.

6. Chế độ dinh dưỡng không phù hợp

Thiếu vitamin và các dưỡng chất cần thiết có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng không ngừng ở một số người.

Cụ thể, vitamin C có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và quá trình chữa lành các các mô nướu. Do đó, thiếu vitamin C có thể gây sưng nướu, chảy máu nướu răng và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, mặc dù hiếm khi xảy ra, tuy nhiên thiếu vitamin C có thể dẫn đến còi xương. Chảy máu chân răng không dừng có thể là một trong các dấu hiệu còi xương.

Bên cạnh đó, thiếu vitamin K có thể là nguyên nhân gây chảy máu chân răng không cầm được. Loại vitamin này giúp máu đông đúng cách, do đó thiếu vitamin K khiến máu không thể đông và gây chảy máu trong cơ thể bao gồm chảy máu chân răng. Vitamin K cũng tốt cho cho xương nâng đỡ răng. Do đó, thiếu vitamin K có thể dẫn đến các vấn đề chảy máu chân răng, gây lung lay răng và một số vấn đề liên quan khác.

7. Rối loạn chảy máu

Rối loạn chảy máu là một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể. Đặc trưng phổ biến của bệnh bao gồm chảy máu bất thường hoặc chảy máu quá nhiều ở các bộ phận trên cơ thể, bao gồm chảy máu chân răng không thể cầm.

nguyên nhân chảy máu chân răng không cầm được
Rối loạn chảy máu là nguyên nhân hiếm gặp gây chảy máu chân răng không thể cầm

Ở người bệnh rối loạn chảy máu, máu không đông hoặc đông đúng cách. Quá trình đông máu làm cho máu đông lại và tạo thành một nút thắt tại chỗ đứt mạch máu. Quá nhiều cục máu đông có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ hoặc các tình trạng khác như huyết khối tĩnh mạch sâu. Trong khi đó, thiếu sự hình thành cục máu đông có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.

Rối loạn chảy máu có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Khi máu không được đông đúng cách có thể dẫn đến chảy máu quá nhiều, kéo dài, xuất huyết dưới da hoặc các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như não.

Hiện tại không có cách điều trị tình trạng này, tuy nhiên các biện pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng và hỗ trợ ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

8. Bệnh máu khó đông và bệnh Von Willebrand

Bệnh máu khó đông và bệnh Von Willebrand là các trường hợp hiếm gặp nhưng có thể gây chảy máu không thể cầm được ở các bộ phận cơ thể, bao gồm chân răng.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh máu khó đông phụ thuộc vào mức độ hoạt động của yếu tố đông máu có trong máu. Tình trạng này có thể đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em, bởi vì trẻ thường có xu hướng năng động và dễ bị thương.

Bệnh Von Willebrand là dạng rối loạn chảy máu di truyền phổ biến, thường là do thiếu hụt yếu tố von Willebrand. Yếu tố này giúp các tiểu cầu trong máu kết tụ lại với nhau và dính vào thành mạch máu và hỗ trợ quá trình đông máu bình thường. Tình trạng này được chia thành 3 giai đoạn chính, dựa trên nồng độ trong máu, trong đó loại 1 là phổ biến và nhẹ nhất. Ngoài ra, loại 3 là dạng ít phổ biến nhưng nghiêm trọng nhất.

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh Von Willebrand không cần điều trị trong trường hợp nhẹ, tuy nhiên cần tránh sử dụng thuốc có thể làm loãng máu. Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây chảy máu không thể cầm, bao gồm chảy chân răng và cần điều trị y tế cũng như thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

9. Các yếu tố di truyền khác

Trong một số trường hợp, tình trạng chảy máu chân răng không cầm được có thể là do di truyền từ cha mẹ sang con cái. Một số người có các gen ưa chảy máu có thể tăng nguy cơ di truyền cho con cái thông qua các nhiễm sắc thể ngẫu nhiên.

Chảy máu chân răng không cầm được có nguy hiểm không?

Chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến và có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên trong trường hợp chảy máu chân răng không ngừng, người bệnh có thể có các vết thương sâu ở chân răng và cần điều trị y tế khẩn cấp.

chảy máu chân răng không cầm được có nguy hiểm
Chảy máu chân răng không cầm được đôi khi có thể gây hưởng đến tính mạng của người bệnh

Ngoài ra, tình trạng chảy máu chân răng không cầm được cũng có thể là dấu hiệu của các dạng rối loạn chảy máu. Tình trạng này có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Chảy máu trong ruột hoặc rò rỉ máu vào não và khớp
  • Thiếu máu, đặc biệt là ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai và sinh con có thể gặp các rủi ro chẳng hạn như sẩy thai hoặc mất máu quá nhiều khi sinh con.
  • Sưng và đau ở các mô mềm do quá trình chảy máu bất thường ở các khớp hoặc mô.

Chảy máu chân răng không cầm được phải làm sao?

Cách tốt nhất để xử lý tình trạng chảy máu chân răng không cầm được là xác định nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu không thể dừng dẫn đến choáng váng, ngất xỉu, người bệnh nên đến gặp nha sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, nếu tình trạng này tái phát thường xuyên, người bệnh cũng nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Cách trị chảy máu chân răng
Sử dụng nước súc miệng có chứa cồn có thể hỗ trợ hạn chế tình trạng chảy máu chân răng

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng không cầm được, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Bổ sung sắt: Người bệnh có thể uống thuốc bổ sung sắt để thay thế lượng sắt mà cơ thể mất đi khi chảy máu không thể cầm được. Ngoài ra, lượng sắt thấp có thể gây thiếu máu do thiếu sắt .
  • Bổ sung Vitamin K: Người bệnh thiếu Vitamin K có thể cần uống bổ sung để tránh tình trạng chảy máu không thể dừng.
  • Chườm đá: Chườm đá lạnh vào chân răng bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ làm co mạch máu và hỗ trợ cầm máu. Người bệnh nên bọc viên đá lạnh vào miếng vải khô sạch, sau đó đặt lên vùng má bên ngoài chân răng bị ảnh hương.
  • Súc miệng với nước trà: Trà có chứa tannin, có tác dụng làm se và co mạch máu. Do đó, ngậm và súc miệng với nước trà để cầm máu và hỗ trợ làm đông máu khi chảy máu chân răng.
  • Sử dụng nước súc miệng: Các loại nước súc miệng có thể hoạt động như chất làm se và được bôi lên vết thương để quá trình đông máu diễn ra nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, chất cồn trong nước súc miệng có thể điều trị tình trạng chảy máu chân răng và cầm máu hiệu quả.

Trong các trường hợp chảy máu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chảy máu chân răng không cầm được khi nào cần đến bệnh viện?

Đôi khi chảy máu chân răng không cầm được có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Do đó, người bệnh cần gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi:

  • Chảy máu dữ dội
  • Không thể cầm máu trong 10 phút
  • Mạch nhanh, chậm hoặc không ổn định
  • Máu bắn thành tia từ nướu răng

Trong lúc di chuyển đến bệnh viện, người bệnh có thể tham khảo một số cách cầm máu khẩn cấp, chẳng hạn như:

  • Dùng vải, khăn hoặc miệng gạc sạch để giữ trên nướu răng chảy máu đến khi máu ngừng chảy.
  • Nếu máu thấm qua vật liệu, hãy đè thêm vải hoặc gạc lên trên để hỗ trợ cầm máu.
  • Nếu máu ngừng chảy, người bệnh có thể thoa kem kháng sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng và di chuyển đến bệnh viện.

Chảy máu chân răng không cầm được có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân có thể gây tử vong. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Trao đổi với nha sĩ hoặc bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 10 cách trị chảy máu chân răng tại nhà – 1 lần là khỏi

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *