Sưng Nướu Răng Và Nổi Hạch – Coi Chừng Nguy Hiểm!

Sưng nướu răng và nổi hạch có thể là dấu hiệu mọc răng khôn hoặc một số bệnh lý nhiễm trùng nha khoa. Nếu không được điều trị kịp lúc, tình trạng này có thể diễn tiến nghiêm trọng và gây mất răng.

Sưng nướu răng và nổi hạch
Sưng nướu răng và nổi hạch có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng và gây mất răng

Nguyên nhân gây sưng nướu răng và nổi hạch

Sưng nướu răng kèm với tình trạng nổi hạch có thể là dấu hiệu nhiễm trùng nướu và miệng. Nhiễm trùng có thể là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Khi các mô nướu bị tổn thương, tế bào lympho sẽ tạo ra các bạch cầu và kháng thể (IgE). Sự xuất hiện của các kháng thể này có thể khiến mô nướu răng bị sưng và nổi hạch.

Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng sưng nướu và nổi hạch có thể liên quan đến một số bệnh lý, chẳng hạn như:

1. Mọc răng khôn

Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, làm chiếc răng hàm số 3, thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 21 tuổi. Răng khôn thường phẳng, phát triển ở sâu bên trong hàm và mọc ở hai bên miệng.

Theo các nhà nhân chủng học, con người đã tiến hóa đến không cần răng không, do đó một số người có thể không bao giờ mọc răng khôn. Tuy nhiên, di truyền học phát hiện có ít nhất 53% người trưởng thành mọc răng khôn, tỷ lệ này cao hơn ở nam giới.

Một số người có thể không mọc răng khôn. Tuy nhiên, dù mọc hay không, răng khôn vẫn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe răng miệng. Răng khôn chưa mọc đôi khi còn gây ra nhiều vấn đề hơn so với răng khôn mọc hoàn chỉnh.

Hầu hết các trường hợp, hàm được hoàn thiện khi con người 18 tuổi, trong khi đó, răng khôn bắt đầu mọc ở độ tuổi trung bình là 19.5 tuổi. Điều này khiến răng khôn không có đủ không gian để phát triển và dẫn đến một số vấn đề liên quan.

Một số vấn đề có thể liên quan đến răng khôn, bao gồm:

  • Hàm răng không đều
  • Răng quá khít
  • Tăng nguy cơ sâu răng
  • Đau hàm
  • Sưng nướu răng và nổi hạch
  • U nang dưới lợi hoặc hình thành khối u, cục thịt ở nướu răng

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tình trạng sưng lợi và nổi hạch có thể là dấu hiệu của tình trạng sâu răng số 6 hoặc số 7.

2. Viêm nướu răng nhiễm trùng

Viêm nướu răng nhiễm trùng là tình trạng nhiễm trùng miệng và nướu răng phổ biến. Các triệu chứng chính là sưng nướu, miệng và nổi hạch. Tình trạng này đôi khi có thể phát triển các dạng tổn thương như vết loét miệng. Nhiễm trùng có thể do virus, vi khuẩn hoặc do chăm sóc răng miệng không phù hợp.

Đau răng nổi hạch
Viêm nướu răng nhiễm trùng có thể gây sưng nướu và nổi các hạch

Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị viêm nướu có thể bị chảy nước dãi hoặc từ chối ăn uống do khó chịu ở trong miệng. Ngoài ra, đôi khi trẻ có thể bị sốt và sưng các hạch bạch huyết.

Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng có thể được cải thiện trong 2 – 3 tuần mà không cần điều trị. Nha sĩ có thể kê các đơn thuốc kháng sinh để làm sạch khu vực bị nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình làm sạch vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo cho nha sĩ ngay lập tức.

3. Kích ứng do bàn chải đánh răng

Kích ứng hoặc bị tổn thương do bàn chải đánh răng, thường xảy ra khi người bệnh đánh không đúng cách hoặc sử dụng bàn chải không phù hợp. Theo ước tính có khoảng 10 – 20% dân số bị tổn thương nướu hoặc răng do đánh răng quá mạnh.

Các triệu chứng chính của tình trạng này thường bao gồm tụt nướu, mòn men răng và răng nhạy cảm. Tuy nhiên, trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy ê buốt răng, tăng nguy cơ viêm nha chu, gây sưng nướu răng kèm nổi hạch.

Thay đổi cách đánh răng hoặc bàn chải đánh răng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Sâu răng

Sâu răng là bệnh nha khoa phổ biến, thường ảnh hưởng đến trẻ em và người lớn tuổi. Sâu răng là tình trạng kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm vi khuẩn bên trong miệng, thường xuyên ăn vặt, sử dụng đồ uống có đường và không vệ sinh răng miệng phù hợp.

viêm nướu răng nổi hạch
Sâu răng có thể gây viêm nướu răng nổi hạch

Các dấu hiệu và triệu chứng sâu răng thường khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và vị trí sâu. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, sâu răng có thể dẫn đến nhiều rủi ro, chẳng hạn như:

  • Đau răng, thường là đau tự phát và không rõ nguyên nhân
  • Ê buốt răng
  • Đau nhẹ hoặc ê buốt khi ăn hoặc uống đồ ngọt, nóng hoặc lạnh
  • Gây sưng hoặc chảy mủ xung quanh răng
  • Tăng nguy cơ áp xe răng, dẫn đến tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng

Do đó, mặc dù sâu răng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên người bệnh nên có kế hoạch chăm sóc phù hợp để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

5. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng, do vi khuẩn tích tụ trên răng và nướu của người bệnh. Tình trạng này có thể gây viêm lợi, sưng nướu răng và nổi hạch.

Khi viêm nha chu tiến triển, nướu, xương và các mô hỗ trợ răng có thể bị phá hủy. Tình trạng này có thể gây đau đớn dữ dội khi nhai, hơi thở có mùi hôi hoặc có vị hôi trong miệng.

Viêm nha chu có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

6. Viêm tủy răng

Viêm tủy răng hay viêm mạch máu răng là tình trạng tủy răng bị viêm nhiễm gây đau đớn, có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng. Viêm tủy thường do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, khiến răng hoặc bị sưng tấy và nổi hạch.

nguyên nhân bị sưng nướu răng
Viêm tủy răng gây sưng nướu, đau đớn, khó chịu và nổi hạch

Có hai dạng viêm tủy răng phổ biến, là viêm tủy có thể phục hồi và không thể phục hồi. Viêm tủy có thể phục hồi thường nhẹ và có thể điều trị y tế mà không cần nhổ răng. Tuy nhiên, viêm tủy răng không thể phục hồi xảy ra khi tình trạng viêm nghiêm trọng và không thể cứu tủy răng.

Viêm tủy không thể phục hồi có thể dẫn đến áp xe quanh răng, là tình trạng phát triển một túi mủ ở quanh chân răng. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như xoang, hàm hoặc não và gây nguy hiểm đến tính mạng.

7. Quai bị

Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có thể gây sưng, đau các tuyến tiết nước bọt. Virus này cũng có thể gây đau đầu, sốt, đau nhức cơ thể, đau họng, sưng nướu răng và nổi hạch. Đôi khi quai bị có thể gây đau và sưng tinh hoàn ở nam giới vị thành niên và ở độ tuổi trưởng thành.

Trong hầu hết các trường hợp, quai bị không cần điều trị y tế và có thể chăm sóc tại nhà. Người bệnh có thể dành thời gian nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau, chườm đá hoặc chườm nóng, súc miệng bằng nước muối ấm và uống nhiều nước.

Sưng nướu răng và nổi hạch nguy hiểm như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây sưng nướu răng và nổi hạch. Một số nguyên nhân có thể tự khỏi sau vài ngày hoặc 1 – 2 tuần mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, khi viêm nướu răng liên quan đến các điều kiện sức khỏe khác, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

sưng nướu răng và nổi hạch có nguy hiểm không
Sưng nướu răng nổi hạch có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Trong các trường hợp nghiêm trọng, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, các biến chứng bao gồm:

  • Giảm cảm giác thèm ăn và mất nước, dẫn đến suy dinh dưỡng, buồn ngủ nhiều, chóng mặt, táo bón và mệt mỏi mãn tính.
  • Viêm lợi hoại tử lở loét, dẫn đến nhiễm trùng vùng nướu răng, xương ổ răng, hình thành các vết loét lớn, khiến răng lung lay thiếu ổn định.
  • Hoại tử nướu răng xảy ra khi các mô bắt đầu chết và tự đào thải. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến nướu, má và môi.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý toàn thân, bởi vì vi khuẩn gây viêm nha chu có thể đi vào máu thông qua các mô nướu. Tình trạng này có thể gây nhiễm trùng huyết và tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng sưng nướu và nổi hạch cũng có thể dẫn đến một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Áp xe nướu răng
  • Gây tổn thương các dây chằng nha chu
  • Gây tổn thương xương ổ răng
  • Tụt nướu
  • Răng lung lay
  • Mất răng

Sưng nướu răng và nổi hạch phải làm sao?

Các biện pháp điều trị tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.  Tùy thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh, nha sĩ có thể đề nghị một số biện pháp xử lý, chẳng hạn như:

1. Vệ sinh răng miệng phù hợp

Thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Đánh răng 2 – 3 phút mỗi ngày và hai lần mỗi ngày (buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ)
  • Sử dụng bàn chải đánh răng điện nếu có thể
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua và sử dụng nguồn nước có chứa florua (florua là một khoáng chất tự nhiên có thể bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng và một số bệnh răng miệng)
  • Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày hoặc ít nhất là 3 lần mỗi tuần
  • Không hút thuốc lá
  • Gặp nha sĩ thường xuyên, ít nhất 1 – 2 lần mỗi năm hoặc thường xuyên hơn nếu thuốc các đối tượng nguy cơ

2. Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine hoặc hexetidine có thể hỗ trợ bảo vệ nướu răng và ngăn ngừa một số vấn đề nha khoa. Nha sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng nước súc miệng để kiểm soát sự tích tụ của mảng bám, vi khuẩn và hỗ trợ loại bỏ các mảnh vụn thức ăn.

sưng nướu răng và nổi hạch phải làm sao
Sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để cải thiện các triệu chứng sưng nướu răng

Tuy nhiên, nước súc miệng Chlorhexidine không thích hợp cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Ngoài ra, sử dụng lâu dài có thể khiến răng ố vàng. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng sản phẩm trong một thời gian ngắn.

3. Thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol và ibuprofen có thể cải thiện các cơn đau, khó chịu ở nướu liên quan đến các vết lở loét ở nướu răng. Tuy nhiên, paracetamol và ibuprofen có thể không phù hợp với tất cả mọi người. Do đó, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 16 tuổi nếu không nhận được sự chỉ định của nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa.

4. Thuốc kháng sinh

Trong trường hợp viêm lợi do vi khuẩn gây sưng nướu và nổi hạch, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng kháng sinh để điều trị. Metronidazole hoặc amoxicillin là những loại thuốc kháng sinh thường được chỉ định và người bệnh cần dùng kháng sinh trong 3 ngày liên tục.

Tuy nhiên, Amoxicillin không phù hợp với những người bị dị ứng với penicillin. Amoxicillin cũng có thể gây giảm tác dụng của thuốc tránh thai, do đó người dùng cần chọn các biện pháp tránh thai phù hợp hơn trong khi dùng amoxicillin.

Ngoài ra, metronidazole có thể phản ứng với rượu. Do đó, không uống rượu hoặc các chất kích thích khác khi sử dụng metronidazole, trong vòng 48 giờ.

Ngoài ra, metronidazole và amoxicillin cũng có thể gây ra những tác dụng phụ khác, chẳng hạn như:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy

5. Điều trị nha khoa

Nếu tình trạng sưng nướu răng  và nổi hạch kéo dài hơn 2 tuần mà không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra cụ thể. Nha sĩ có thể chụp X – quang toàn miệng để xác định các rủi ro liên quan.

điều trị sưng nướu răng và nổi hạch
Trao đổi với nha sĩ để được điều trị phù hợp

Tùy thuộc vào nguyên nhân và các triệu chứng liên quan, nha sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

  • Làm sạch răng chuyên nghiệp: Các mảng bám và cao răng bám trên nướu răng, chân răng có thể là nguyên nhân gây sưng nướu và nổi hạch. Do đó, nha sĩ có thể cạo sạch mảng bám để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Cạo vôi răng: Trong trường hợp viêm nha chu hoặc bệnh nướu răng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần cạo vôi răng để làm sạch vi khuẩn trên chân răng. Trước khi điều trị, người bệnh có thể được gây tê cục bộ ở khu vực tổn thương. Sau thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy hơi đau trong 48 giờ.
  • Trám răng: Thường được chỉ định cho các trường hợp sâu răng hoặc tổn thương cấu trúc răng nhẹ. Để thực hiện thủ thuật, nha sĩ có thể gây tê cục bộ, làm sạch vi khuẩn và trám răng với các vật liệu nhân tạo.
  • Nhổ răng: Trong các trường hợp viêm cần thiết, chẳng hạn như răng khôn mọc lệch, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng để tránh các rủi ro liên quan khác.

Phòng ngừa tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch

Để ngăn ngừa tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Chải răng thường xuyên, ít nhất là hai lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn
  • Sử dụng chỉ nha khoa là một lần mỗi ngày hoặc ít nhất là 3 lần mỗi tuần
  • Tránh sử dụng các loại đồ uống có đường, bởi vì điều này có thể tăng vi khuẩn trong miệng và dẫn đến các bệnh nướu răng
  • Tránh hút thuốc lá
  • Tránh sử dụng các loại nước súc miệng chứa cồn, bởi vì cồn có thể gây kích ứng nướu răng.
  • Tránh ăn các món ăn có cạnh sắc nhọn, chẳng hạn như khoai tây chiên, các loại hạt, bỏng ngô để tránh gây tổn thương nướu răng.

Nướu răng bị sưng và nổi hạch có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng, có thể gây mất răng vĩnh viễn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mọi người cũng không nên bỏ qua các triệu chứng sưng nướu răng, bởi vì điều này có thể gây mất răng và một số rủi ro khác. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin thêm: 10+ cách trị sưng nướu răng tại nhà, giảm đau nhanh

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *