Sâu Răng Có Lây Sang Răng Khác, Người Khác Không?

Sâu răng là bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới, do mảng bám và vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, nguyên nhân gây sâu răng là gì, sâu răng có lây không và làm thế nào để phòng ngừa? Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới để có kế hoạch chăm sóc răng miệng phù hợp.

Sâu răng có lây sang răng khác
Tìm hiểu thông tin sâu răng có lây không để có kế hoạch chăm sóc răng miệng phù hợp

Sâu răng có lây không?

Sâu răng là sự tổn thương răng do axit, được tạo ra bởi vi khuẩn. Đặc trưng phổ biến của sâu răng là hình thành những vùng tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt cứng của răng, phát triển thành những khe hở hoặc lỗ răng sâu li ti.

Sâu răng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên, tất cả những người sở hữu răng tự nhiên đều có thể bị sâu răng, kể cả trẻ sơ sinh.

Trong hầu hết các trường hợp, sâu răng được gây ra bởi các mảng bám, do ăn nhiều đường và thiếu vệ sinh răng miệng phù hợp. Mặc dù những điều này được xem là nguyên nhân cơ bản gây ra sâu răng, tuy nhiên sâu răng có thể lây nhiễm.

Sâu răng được xem là bệnh lý dễ lây lan, đặc biệt là đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng, chẳng hạn như vi khuẩn đột biến liên cầu ăn đường trong miệng và sẽ tạo ra một loại axit ăn mòn men răng. Tương tự như bất cứ bệnh truyền nhiễm nào khác, vi khuẩn này có thể lây lan từ người này sang người khác nếu không được phòng ngừa cẩn thận.

Cách lây nhiễm của sâu răng

Vi khuẩn gây sâu răng có thể có thể lây lan sang các răng lân cận và lây lan sang người khác. Cụ thể, sâu răng có thể lây thông qua các cách thức sau:

1. Sâu răng lây từ răng này sang răng khác

Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus là những vi khuẩn gây sâu răng. Nếu vi khuẩn này xuất hiện trên một chiếc răng, nguy cơ vi khuẩn ảnh hưởng đến các khu vực lân cận là rất cao, nếu gặp điều kiện thích hợp.

sâu răng có bị lây không
Thường xuyên ăn vặt có thể tăng nguy cơ sâu răng

Các điều kiện thích hợp có thể khiến sâu răng lây lan sang các răng khác có thể bao gồm:

  • Thường xuyên sử dụng đồ uống và thực phẩm nhiều đường
  • Ăn vặt
  • Không vệ sinh răng miệng phù hợp
  • Có chứng khô miệng
  • Rối loạn ăn uống

2. Sâu răng lây sang người khác

Vi khuẩn gây sâu răng cũng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như sử dụng chung thức ăn, dụng cụ ăn uống, hắt hơi, ho và cả hôn. Bên cạnh đó, cha hoặc mẹ bị sâu răng và chuẩn bị thức ăn cho trẻ không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ truyền nhiễm vi khuẩn sâu răng.

Một số nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 30% trẻ 3 tháng tuổi, 60% trẻ 6 tháng và gần 80% trẻ 2 tuổi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus mutans gây sâu răng, một chủng đặc biệt có khả năng gây sâu răng. Các nhà nghiên cứu tin răng trẻ em có thể bị nhiễm vi khuẩn này từ cha, mẹ hoặc những người có tiền sử sâu răng trong nhà.

Do đó, việc tránh tiếp xúc gần gũi và vệ sinh răng miệng phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng.

Làm thế nào để ngăn ngừa sâu răng lây lan?

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân gây sâu răng, tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế nguy cơ lây lan sâu răng với một số lưu ý, chẳng hạn như:

1. Đến gặp nha sĩ

Hầu hết người trưởng thành đều cần đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng và tầm soát sâu răng. Mặc dù các dấu hiệu cảnh báo sâu răng, chẳng hạn như ê buốt, đau nhức hoặc hình thành các lỗ trên răng có thể là dấu hiệu sâu răng, tuy nhiên một số người có thể không đến gặp nha sĩ khi bị đau răng, vì nhiều lý do khác nhau.

Răng cần được làm sạch chuyên nghiệp định kỳ (6 tháng 1 lần) để ngăn ngừa sâu răng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, đến gặp nha sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sâu răng.

bệnh sâu răng có lây không
Đến nha sĩ làm sạch răng chuyên nghiệp để phòng ngừa sâu răng

2. Sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn

Trong giai đoạn đầu của bệnh sâu răng, người bệnh có thể súc miệng với nước súc miệng diệt khuẩn để làm sạch răng. Nha sĩ có thể kê đơn thuốc súc miệng bằng chlorhexidine để điều trị sâu răng.

Chlorhexidine là một chất diệt khuẩn, khử trùng mạnh và có thể ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng. Tuy nhiên, sử dụng chlorhexidine trong thời gian dài có thể gây ố vàng răng và một số rủi ro khác. Do đó, không bao giờ sử dụng chlorhexidine lâu hơn 2 tuần hoặc lâu hơn thời gian nha sĩ chỉ định.

3. Nhai kẹo cao su không đường giữa các bữa ăn

Nha sĩ khuyến cáo, người bệnh có thể sử dụng kẹo cao su không đường và nhai 2 – 3 lần trong ngày, ít nhất 5 phút mỗi lần để ngăn ngừa sâu răng hình thành.

Cụ thể, nhai kẹo cao su có thể hỗ trợ tăng cường sản xuất nước bọt, chống lại vi khuẩn xấu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

4. Hạn chế chia sẻ thức ăn

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ nên hạn chế dùng chung thức ăn với trẻ hoặc nếm thức ăn trước khi cho trẻ ăn. Ngoài ra, hay xoay đi nơi khác khi cần ho hoặc hắt hơi.

Không hôn môi hoặc để người khác tiếp xúc quá lân cận với trẻ. Điều này cũng có thể ngăn ngừa một số bệnh lây nhiễm khác.

Ngoài ra, không dùng chung bàn chải đánh răng hoặc các đồ dùng cá nhân khác.

5. Vệ sinh răng miệng phù hợp

Đánh răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng hàng ngày để làm sạch các kẽ răng.

Ngoài ra, hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng đúng để tạo thành thói quen có lợi cho răng miệng. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên bắt đầu lau nướu cho trẻ nhẹ nhàng với khăn sạch và nước.

Bên cạnh đó, chú ý tránh tiêu thụ các loại đồ uống có đường và đồ ăn nhẹ.

 Thông tin thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *