Răng Bị Sâu, Vỡ Chỉ Còn Chân Răng Nên Làm Gì?

Răng bị sâu chỉ còn chân răng xảy ra khi vi khuẩn trong miệng ăn mòn men răng, gây nứt vỡ răng. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến tủy răng và gây ê buốt nghiêm trọng.

răng bị sâu chỉ còn chân răng
Răng bị sâu chỉ còn chân răng cần được điều trị phù hợp để tránh mất răng

Răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng nên làm gì?

Răng là cấu trúc khỏe mạnh nhất trong cơ thể, tuy nhiên răng vẫn có thể bị tổn thương bởi vi khuẩn, sâu răng hoặc các chấn thương liên quan.

Sâu răng là tình trạng bắt đầu khi vi khuẩn bên trong miệng ăn mòn men răng. Nếu không được điều trị, sâu răng có thể gây hỏng lớp ngà răng và gây ê buốt răng. Khi các tổn thương răng gây ảnh hưởng đến các cấu trúc sâu hơn của răng, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến vỡ hoặc gãy răng.

Trong trường hợp răng sâu bị vỡ, gãy ra khỏi ổ răng, người bệnh có thể tham khảo một số cách xử lý nhanh, chẳng hạn như:

1. Khi răng bị mẻ hoặc vỡ

Ngay sau khi vỡ răng hoặc mẻ răng, người bệnh nên súc miệng với nước ấm để làm sạch răng. Sau đó chườm lạnh lên khu vực bị ảnh hưởng để giảm sưng.

Nếu có thể tìm thấy các mảnh vỡ của răng, hãy bọc răng trong băng gạc ướt và mang đến nha sĩ.

2. Khi bị gãy một chiếc răng

Nếu một chiếc răng bị bật ra khỏi miệng hoàn toàn, người bệnh có thể dùng một miếng gạc để giữ lấy thân răng và đặt trở lại vào ổ răng, nếu có thể.

Nếu răng có vẻ bẩn, người bệnh có thể rửa răng bằng nước sạch. Không sử dụng cọ rửa, xà phòng hoặc làm sạch răng với các loại dung dịch khác. Ngoài ra, không lau sạch răng với khăn giấy.

Nếu không thể đặt răng trở lại ổ răng, người bệnh có thể cho răng vào một ly sữa ấm, dung dịch nước muối hoặc nước. Cố gắng đến gặp nha sĩ trong vòng 30 phút để cứu răng.

3. Cách giảm đau khi bị vỡ răng

Sau khi răng sâu bị gãy, người bệnh rửa miệng bằng nước ấm và chườm lạnh trong một vài phút để giảm sưng. Nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không kê đơn. Tuy nhiên, không được sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau để tránh các rủi ro không mong muốn.

Người bệnh cũng có thể thoa tinh dầu đinh hương vào khu vực đau. Tinh dầu này có chứa một chất gây tê với đặc tính chống viêm và  ngăn ngừa các rủi ro nhiễm trùng hiệu quả.

Đến nha sĩ ngay lập tức để được hướng dẫn và điều trị phù hợp  ngay sau khi răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng.

Sâu răng chỉ còn chân răng có nên nhổ không?

Răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng là tình trạng các tổ chức răng bị tổn thương nghiêm trọng và có thể không thể phục hồi được. Việc điều trị thường phức tạp và gặp nhiều khó khăn.

Tùy thuộc vào các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh, nha sĩ có đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu chân răng còn tốt:

Trong trường hợp răng bị sâu chỉ còn chân răng và chân răng còn khỏe mạnh, nha sĩ có thể làm sạch vùng chân răng, loại bỏ phần lợi lấp kín chân răng. Sau đó tiến hành chữa tủy răng, lấy hết tủy ở chân răng bị gãy, làm sạch ống tủy và trám bít ống tủy lại.

Tùy thuộc vào sức khỏe răng và các tổ chức liên quan, nha sĩ có thể tái tạo lại thân răng bằng sứ hoặc các vật liệu khác. Sau đó nha sĩ sẽ bọc sứ bên ngoài để bảo vệ phần chân răng và đảm bảo về tính thẩm mỹ.

răng hàm bị sâu chỉ còn chân răng
Nếu chân răng còn tốt, nha sĩ có thể lấy tủy răng và trám lại răng để tránh các tổn thương liên quan

Đối với chân răng không tốt:

Trong trường hợp sâu răng, chân răng quá yếu, viêm nhiễm lan rộng không thể điều trị, nha sĩ thường đề nghị nhổ bỏ chân răng, làm sạch nhiễm trùng ở vùng chóp để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng lan rộng.

Nếu người bệnh có nhu cầu, nha sĩ có thể làm răng giả để lắp vào phần thân răng đã mất. Điều này có thể khôi phục chức năng nhai và đảm bảo tính thẩm mũ.

Trong các trường hợp răng bị sâu chỉ còn chân răng nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng viêm nhiễm ở vùng chóp răng, người bệnh nên tái khám định kỳ 6 tháng một lần để được hướng dẫn cụ thể.

Điều trị răng bị sâu chỉ còn chân răng như thế nào?

Răng bị sâu chỉ còn chân răng cần được điều trị phù hợp để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng hoặc áp xe. Đôi khi răng gãy cũng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương các dây thần kinh và có thể cần loại bỏ tủy răng để ngăn ngừa ê buốt răng liên tục.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng và cải thiện các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý, chẳng hạn như:

1. Chăm sóc răng bị nứt, vỡ, gãy

Nếu răng bị nứt, vỡ hoặc gãy, hãy đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể gây hư hỏng răng hoặc dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và gây mất răng.

Nếu không thể đến nha sĩ ngay lập tức, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp tự chăm sóc, bao gồm:

  • Uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như acetaminophen hoặc các loại khác.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm cũng có thể hỗ trợ giảm đau
  • Nếu răng bị gãy gây ra một cạnh sắc nhọn hoặc gồ ghề, hãy che chắn răng bằng kẹo cao su không đường hoặc một miếng parafin để ngăn tổn thương lưỡi và môi.
  • Nếu cần ăn uống, hãy ăn thức ăn mềm và tránh cắn vào răng bị gãy.

Các biện pháp điều trị răng sâu bị nứt, vỡ, gãy phụ thuộc vào mức độ hư hỏng của răng. Nếu răng chỉ vỡ một mảnh nhỏ, việc sửa chữa thường đơn giản bằng việc trám răng tại phòng khám nha khoa. Tuy nhiên nếu răng sâu bị hư hỏng nghiêm trọng hoặc gãy rời khỏi miệng có thể cần điều trị theo một quy trình cụ thể.

2. Trám răng đối với răng sâu vỡ nhỏ

Trong trường hợp người bệnh chỉ bị vỡ một mảnh răng nhỏ, nha sĩ có thể khắc phục tình trạng hư hỏng bằng cách trám răng. Nha sĩ thường sử dụng vật liệu nhựa composite để trám răng, đặc biệt là ở răng cửa bị sâu. Bởi vì composite có màu trùng với màu răng.

Còn chân răng có nên nhổ không
Đôi với các vết nứt vỡ nhỏ, nha sĩ sẽ đề nghị trám răng để điều trị

Trám răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản, thường không cần gây tê. Trước tiên nha sĩ sẽ làm sạch bề mặt răng bị nứt, vỡ, sau đó làm nhám bằng chất lỏng hoặc gel và cho vật liệu kết dính lên trên. Tiếp theo, nha sĩ bôi một lớp vật liệu trám răng lên trên, cuối cùng là sử dụng tia cực tím để làm cứng chất liệu.

3. Bọc mão răng

Nếu răng bị vỡ một mảng lớn hoặc răng bị sâu chỉ còn chân răng, nha sĩ có thể mà hoặc làm nhẵn một phần chân răng và thay thế bằng răng giả hoặc mão răng sứ để bảo vệ răng. Bọc răng sứ cũng có thể cải thiện tính thẩm mỹ.

Mão răng thường được làm bằng kim loại, sứ kết hợp kim loại, nhựa hoặc sứ đơn thuần. Mão răng bằng kim loại là loại chắc chắn nhất. Tuy nhiên, mão răng nhựa và mão răng sứ là thông dụng nhất và có thể được chế tạo gần giống với răng tự nhiên nhất.

Trong trường hợp răng bị sâu chỉ còn chân răng nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ có thể đề nghị lấy phần tủy răng để điều trị. Trong quá trình điều trị, nha sĩ sẽ loại bỏ phần tủy răng bị viêm, nhiễm trùng và làm vệ sinh bên trong răng. Sau đó nha sĩ tiến hành lấp đầy tủy răng bằng các vật liệu nhân tạo và trám bít lỗ hỏng tủy.

Thông thường để có được mão răng phù hợp, người bệnh cần đến phòng khám nha khoa hai lần. Trong lần đầu tiên, nha sĩ tiến hành chụp X – quang quanh răng để kiểm tra chân răng và các xương xung quanh. Nếu không phát hiện các vấn đề liên quan, nha sĩ sẽ gây tê và loại bỏ phần răng đủ để tạo khoảng trống cho mão răng.

Sau đó, nha sĩ sẽ sử dụng một vật liệu như bột bả để tạo hình răng và mão răng. Trong thời gian chờ đợi mão răng, nha sĩ có thể đặt một mão răng tạm thời bằng kim loại mỏng hoặc acrylic.

Trong lần khám thứ hai, thường là 2 – 3 tuần sau lần đầu tiên, nha sĩ sẽ tháo mão răng tạm thời và kiểm tra độ khít của mão răng vĩnh viễn, sau đó đặt mão răng vào vị trí.

4. Dán sứ Veneers nha khoa thẩm mỹ

Dán sứ Veneers nha khoa thẩm mỹ thường được sử dụng để điều trị tình trạng sâu răng cửa bị vỡ hoặc nứt. Veneer nha khoa là một lớp vỏ mỏng bằng vật liệu composite nhựa hoặc sứ có màu răng, bao phủ toàn bộ mặt trước của răng.

Trong trường hợp răng cửa sâu bị vỡ, người bệnh có thể dán Veneers để đảm bảo thẩm mỹ

Để dán sứ Veneers, nha sĩ sẽ loại bỏ khoảng 0.3 – 1.2 mm men răng khỏi bề mặt tiếp xúc. Sau đó nha sĩ lấy dấu răng để chế tạo Veneers phù hợp. Sau 1 – 2 tuần, người bệnh cần quay lại phòng khám để dán Veneers.

Để đặt Veneers, nha sĩ thường thoa một lớp chất lỏng lên bề mặt răng để tạo độ bám dính. Sau đó nha sĩ thoa chất kết dính lên Veneers và dán lên răng bị vỡ. Khi veneer đã vào vị trí, nha sĩ sử dụng đèn chiếu đặc biệt để kích hoạt các hóa chất trong chất kết dính và làm miếng dán dính vào răng.

5. Điều trị tủy răng

Nếu tình trạng răng bị sâu nghiêm trọng chỉ còn chân răng, vi khuẩn có thể lây nhiễm đến mạch máu, dây thần kinh và tủy răng. Các đặc trưng phổ biến thường bao gồm răng bị đau, đổi màu hoặc nhạy cảm với nhiệt độ.

Tủy răng có thể bị chết nếu không được điều trị phù hợp, điều này có thể gây nhiễm trùng răng và cần phải nhổ bỏ răng. Các biện pháp điều trị tủy răng bao gồm việc loại bỏ phần tủy chết, làm

Các biện pháp điều trị tủy răng được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn. Hầu hết các liệu pháp điều trị tủy răng không gây đau đớn, nhưng có thể gây khó chịu nhẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, sau khi chữa tủy, nha sĩ sẽ bọc mão răng để bảo vệ răng khỏi các tổn thương.

Răng bị sâu chỉ còn chân răng có thể là một trường hợp khẩn cấp và cần được điều trị nha khoa kịp thời. Nếu răng bị gãy rời ra bên ngoài, người bệnh nên đến nha khoa trong vòng 30 phút để cứu răng. Nếu răng bị chảy máu quá nhiều, người bệnh nên đến nha sĩ ngay lập tức để tránh các rủi ro không mong muốn. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

 Tham khảo thêm: Chân răng bị đen: Nguyên nhân và cách trị nhanh nhất

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *