Nhổ Răng Cấm Bị Sâu Có Nguy Hiểm Không? Điều Cần Biết

Nhổ răng cấm bị sâu là thủ thuật nha khoa được thực hiện để ngăn ngừa sâu răng lây lan hoặc ảnh hưởng đến các cấu trúc lân cận. Đây là một thủ thuật được thực hiện bởi nha sĩ có chuyên môn và tại phòng khám nha khoa để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Nhổ răng cấm bị sâu
Nhổ răng cấm bị sâu là thủ thuật nha khoa được thực hiện để điều trị khi răng không thể cứu được

Khi nào cần nhổ răng cấm bị sâu?

Răng cấm là tên gọi khác của răng số 6, 7 và các răng này thường mọc vào khoảng 6 – 12 tuổi. Bên cạnh đó, các răng này còn được gọi là răng hàm thứ nhất và thứ hai. Ngoài ra, răng hàm thứ ba chính là răng khôn hoặc răng số 8, thường bắt đầu mọc vào độ tuổi từ 17 – 21 tuổi.

Sâu răng là tình trạng răng bị tổn thương do mảng bám răng. Khi các mảng bám này tích tụ sẽ dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng, chẳng hạn như hình thành lỗ sâu răng và gây ra một số bệnh nướu răng.

Răng cấm là một trong những răng dễ bị sâu nhất. Bởi vì răng cấm thường có nhiều rãnh, kẽ, lỗ, nhiều chân răng, do đó thường dễ giữa lại thức ăn. Ngoài ra, răng cấm cũng nằm ở vị trí mặt trong của má, do đó tương đối khó vệ sinh.

Răng cấm bị sâu nhẹ có thể được cải thiện với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp răng tổn thương nghiêm trọng và không đáp ứng các phương pháp điều trị, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng. Cụ thể, nhổ răng cấm bị sâu thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Tổn thương răng nghiêm trọng, hình thành các lỗ sâu răng lớn màu nâu hoặc đen.
  • Răng bị sứt, mẻ, biến dạng, hình thành các lỗ sâu răng lớn, đi kèm hiện tượng sưng lợi hoặc má
  • Răng sâu gây ảnh hưởng, chèn ép đến đến các răng xung quanh hoặc có nguy cơ lây nhiễm cao.
  • Sâu răng đến tủy gây đau nhức, ê buốt dữ dội.
  • Răng sâu dẫn đến các bệnh nướu răng, chẳng hạn như viêm nha chu.

Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không?

Nhổ răng sâu nói chung và nhổ răng cấm bị sâu nói riêng là một thủ tục đơn giản, phổ biến, được thực hiện bởi nha sĩ tại phòng khám nha khoa. Thông thường nhổ răng sâu là một thủ tục đơn giản và ít có nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên đôi khi nhổ răng cấm bị sâu có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

1. Viêm ổ răng khô

Thông thường sau khi nhổ răng sâu, cục máu đông sẽ hình thành tự nhiên bên trong ổ răng (lỗ bên trong xương nơi răng đã được nhổ). Tuy nhiên nếu cục máu đông không được hình thành hoặc bị tan ra, phần xương bên trong ổ răng có thể bị lộ ra, tình trạng này được gọi là ổ răng khô.

Răng cấm bị sâu nặng
Sau khi nhổ răng sâu, người bệnh có thể bị viêm ổ răng khô do các cục máu đông bị bong ra

Để cải thiện tình trạng này, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc an thần lên khu vực này trong vài ngày. Trong thời gian này, cục máu đông mới sẽ được hình thành.

Viêm ổ răng khô có thể dẫn đến cảm giác đau nhức hoặc nhói ở mô nướu. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy có mùi vị khó chịu ở ổ răng trống. Nếu nhìn vào ổ răng, người bệnh có thể nhìn thấy phần xương bị lộ ra ngoài.

2. Nhiễm trùng

Nhổ răng cấm bị sâu thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Nếu người bệnh không vệ sinh răng miệng phù hợp, vi khuẩn có thể tích tụ trong ổ xương răng. Các chất độc do vi khuẩn sẽ xâm nhập vào máu, lan truyền khắp miệng và các phần còn lại của cơ thể.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sau khi nhổ răng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp, các bệnh về phổi, béo phì, loãng xương và sinh con nhẹ cần ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, viêm ổ răng khô cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do thức ăn, vi khuẩn và các chất khác tích tụ ở ổ răng. Người bệnh có thể cần thực hiện một cuộc phẫu thuật thứ hai để điều chỉnh lại ổ răng khô.

3. Tổn thương các dây thần kinh

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên nhổ răng hàm bị sâu có thể dẫn đến tình trạng tổn thương các dây thần kinh. Điều này có thể gây đau đớn, cảm giác ngứa răng nướu và tê ở lưỡi, môi dưới, cằm và rắn.

Nhổ răng cấm bị sâu có nguy hiểm không
Nhổ răng cấm bị sâu có thể gây tổn thương đến các dây thần kinh

Thông thường các tổn thương này là tạm thời, có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tổn thương này có thể là vĩnh viễn nếu dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Chấn thương dây thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến việc ăn uống. Tuy nhiên, các chấn thương này chỉ gây ảnh hưởng đến cảm giác và không gây yếu ở môi hoặc lưỡi.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

4. Dị cảm

Dị cảm là một biến chứng khi cần gây mê toàn thân để nhổ răng cấm bị sâu. Dị cảm có thể dẫn đến một số rủi ro liên quan khác, tuy nhiên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

Quy trình nhổ răng cấm bị sâu

Nhổ răng cấm bị sâu là một thủ tục đơn giản, chỉ mất khoảng 10 – 30 phút để thực hiện. Nha sĩ có thể nhổ răng bị sâu theo quy trình như sau:

1. Trước khi phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật nhổ răng cấm bị sâu, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn về quy trình này. Tại phòng khám nha sĩ, nha sĩ có thể tìm hiểu một số thông tin, chẳng hạn như:

  • Các vấn đề sức khỏe liên quan
  • Các loại thuốc đã sử dụng hoặc đang sử dụng thường xuyên
  • Các vấn đề liên quan đến việc nhổ răng hàm
  • Các loại thuốc gây mê, gây tê hoặc các thủ thuật giảm đau khác
  • Lập kế hoạch nghỉ ngơi và chăm sóc sau khi nhổ răng cấm bị sâu
Nhổ răng cấm có bị hóp má không
Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn trước khi nhổ răng cấm bị sâu

Ngoài ra, mặc dù nhổ răng thường an toàn, nhưng thủ thuật này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu. Mô nướu có thể bị nhiễm trùng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trước khi nhổ răng, hãy thông báo cho nha sĩ về các vấn đề bệnh lý và điều kiện sức khỏe liên quan, chẳng hạn như:

  • Van tim bị hỏng hoặc sử dụng van tim nhân tạo
  • Khuyết tật van tim bẩm sinh
  • Bệnh gan
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Sử dụng khớp nhân tạo, chẳng hạn như thay khớp háng
  • Có tiền sử viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

2. Trong khi phẫu thuật

Phẫu thuật nhổ răng cấm bị sâu có thể mất khoảng 30 phút hoặc ít hơn. Nha sĩ sẽ được gây mê để không cảm thấy đau trong lúc nhổ răng. Các loại gây mê phổ biến bao gồm:

  • Tại chỗ: Nha sĩ sẽ gây tê miệng bằng một liều thuốc gây tê cục bộ như novocain, lidocain hoặc mepivicaine. Người bệnh cũng có thể hít thở khí nito oxit để thư giãn hoặc thậm chí là ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Thuốc an thân truyền tĩnh mạch: Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể gây tê miệng bằng cách cung cấp một số loại thuốc gây tê thông qua mạch ở cánh tay. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể khiến người bệnh buồn ngủ và ngủ trong suốt quá trình.
  • Gây mê toàn thân: Thủ thuật gây mê này được thực hiện thông qua tĩnh mạch hoặc mặt nạ gây mê. Người bệnh sẽ ngủ trong suốt quá trình nhổ răng cấm bị sâu và sẽ thức dậy sau 1 giờ hoặc lâu hơn sau thủ thuật nhổ răng.

Đôi khi, nha sĩ có thể phải cắt nướu hoặc xương để lấy răng ra. Trong trường hợp này, nha sĩ sẽ khâu vết thương lại để rút ngắn thời gian hồi phục. Thông thường, những vết khâu này sẽ tự tiêu sau vài ngày. Nha sĩ cũng có thể đặt miếng gạc vào miệng để thấm bớt máu.

3. Sau phẫu thuật

Mọi người thường có phản ứng khác nhau với thuốc gây mê. Nếu được gây tê cục bộ và cảm thấy tỉnh táo, người bệnh có thể về nhà ngay sau khi nhổ răng. Một số người thậm chí có thể quay lại làm việc và sinh hoạt như bình thường.

làm gì sau khi nhổ răng cấm bị sâu
Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể sau khi nhổ răng cấm sâu

Nếu được gây mê hoặc gây mê toàn thân, người bệnh có thể cần ở lại phòng khám cho đến khi cảm thấy tỉnh táo. Ngoài ra, các hoạt động cần sự tập trung cao, chẳng hạn như lái xe, vận hành máy móc cần được tránh cho đến khi người bệnh tỉnh táo hoàn toàn.

Hầu hết mọi người sẽ cảm thấy đau nhẹ sau khi nhổ răng. Ngoài ra, sưng và khó chịu nhẹ có thể kéo dài trong 3 ngày hoặc lâu hơn. Ngoài ra, có thể cần một vài tuần để chữa lành hoàn toàn sau khi nhổ răng cấm bị sâu.

Nhổ răng cấm bị sâu mất bao lâu để hồi phục?

Nhổ răng cấm bị sâu có thể gây bầm tím, sưng tấy, đau đớn và cần một thời gian để lành hoàn toàn. Một số người có thể cần cắt nướu và khâu vết thương để điều trị. Chỉ khâu sẽ tự tiêu hoặc nha sĩ sẽ tháo chỉ sau 1 tuần.

Quá trình hồi phục sau khi nhổ răng sâu thường diễn ra từ từ. Tuy nhiên hầu hết mọi người sẽ cảm thấy tình trạng được cải thiện mỗi ngày. Quá trình lành lại sau khi nhổ răng như sau:

  • 24 giờ đầu: Cục máu đông sẽ hình thành
  • 2 – 3 ngày: Tình trạng sưng má và miệng sẽ được cải thiện
  • Sau 7 – 10 ngày: Các cơn đau hoặc cứng khớp sẽ được cải thiện
  • Sau 2 tuần: Các dấu hiệu sâu răng và sau khi nhổ răng sẽ hồi phục hoàn toàn

Thời gian hồi phục sau khi nhổ răng sâu ở mọi người là khác nhau. Nếu cục máu đông bị bong ra hoặc khi vết nhổ răng bị nhiễm trùng, thời gian hồi phục có thể lâu hơn.

Nên làm và không nên làm gì sau khi nhổ răng cấm bị sâu?

Để tăng tốc độ chữa lành sau khi nhổ răng cấm bị sâu, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý, chẳng hạn như:

1. Việc nên làm

  • Chườm đá lên mặt để hạn chế tình trạng sưng hoặc áp lực lên da
  • Chườm ấm ẩm để hỗ trợ cải thiện cơn đau
  • Súc miệng bằng nước muối để hỗ trợ kháng khuẩn
  • Nhẹ nhàng thực hiện mở và đóng miệng để cải thiện vận động của cơ hàm
  • Ăn thức ăn mềm như mì ống, cơm hoặc súp
  • Uống nhiều nước
  • Đánh răng từ ngày thứ hai sau khi nhổ răng, lưu ý không chải vào khu vực răng bị nhổ
  • Uống các loại thuốc giảm đau hoặc sưng theo hướng dẫn của nha sĩ
  • Đến phòng khám hoặc liên hệ với nha sĩ nếu bị sốt hoặc khi cơn đau răng trở nên nghiêm trọng
Răng cấm sâu bị bể
Uống thuốc giảm đau để cải thiện các triệu chứng sau khi nhổ răng

2. Không nên làm

  • Không uống nước bằng ống hút, điều này có thể làm tan cục máu đông và khiến vết thương lâu lành
  • Không súc miệng quá mạnh
  • Không ăn các loại thức ăn cứng, giòn hoặc dính để tránh gây tổn thương vết thương
  • Không hút thuốc, bởi vì hút thuốc có thể làm chậm quá trình chữa lành bệnh

Nhổ răng hàm bị sâu bao nhiêu tiền?

Nhổ răng sâu là một thủ thuật phổ biến, dao động từ 500.000 đồng cho mỗi răng. Ngoài ra, chi phí có thể thay đổi phụ thuộc vào độ khó khi nhổ răng. Do đó, chi phí có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp.

Ngoài ra, nhổ răng hàm bị sâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và được chỉ định bởi nha sĩ có thể được bảo hiểm y tế chi trả. Người bệnh có thể trao đổi với nha sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Khi nào cần gọi nha sĩ?

Trong vòng 24 giờ sau khi nhổ răng, người bệnh có thể bị sưng và chảy máu. Tuy nhiên nếu tình trạng chảy máu và đau kéo dài  hoặc nghiêm trọng trong hơn 4 giờ sau khi nhổ răng, người bệnh nên đến gặp nha sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên gọi cho nha sĩ nếu gặp các dấu hiệu sau:

  • Có dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt hoặc ớn lạnh
  • Buồn nôn và nôn
  • Đỏ, sưng tấy hoặc tiết nhiều dịch từ vùng bị ảnh hưởng
  • Ho, khó thở, đau ngực, buồn nôn hoặc nôn mửa nghiêm trọng

Nhổ răng hàm bị sâu cần khoảng 2 tuần để phục hồi hoàn toàn. Đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm đau, sưng tấy, có mủ vàng hoặc trắng xung quanh vết thương hoặc nhiệt độ cao.

Thông thường, nhổ răng sâu thường không dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu nhận thấy các dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên thông báo cho nha sĩ để được điều trị phù hợp.

Thông tin thêm: Răng sâu nặng nguy hiểm thế nào? Cách điều trị

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *