Không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai – Đừng bất ngờ!
Nội dung bài viết
Nhờ vào sự nhạy cảm của cơ thể và một số dấu hiệu phổ biến, nữ giới có thể nhận ra sự xuất hiện của thai nhi trong bụng. Điển hình như cảm giác buồn nôn, nôn ói, cơ thể mệt mỏi, đau tức ngực, ra máu báo thai… Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nữ giới nhận thấy cơ thể và sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai. Dưới đây là một số thông tin có thể giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Vì sao không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai?
khi có thai nữ giới thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi, toàn thân rã rời, thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nôn ói, đau tức ngực và xuất hiện nhiều dấu hiệu mang thai khác. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp khác, dấu hiệu mang thai không xuất hiện rõ ràng hoặc không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai khiến chị em phụ nữ nửa tin nửa ngờ về khả năng mang thai của mình.
Ngoài ra thực tế cho thấy, cảm giác mệt mỏi, rã rời là dấu hiệu thường gặp nhất khi mang thai nhưng cũng là dấu hiệu bị bỏ qua nhiều nhất, dễ nhầm lẫn với một vài tình trạng sức khỏe khác khiến chị em không chú ý. Chính vì thế nữ giới không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai là điều bình thường và hoàn toàn có thể xảy ra.
Dưới đây là một số nguyên nhân lý giải cho trường hợp mang thai nhưng không có triệu chứng, dấu hiệu gồm:
- Nữ giới có sức khỏe ổn định, tốt, không bị ốm nghén khi mang thai
Ở nhiều trường hợp, nữ giới hoàn toàn không nhận ra bản thân đã mang thai hoặc không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào xuất hiện trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Theo các chuyên khoa, trường hợp này thường xảy ra ở những người phụ nữ có sức khỏe ổn định, tốt, không bị ốm nghén khi mang thai.
- Dấu hiệu mang thai mờ nhạt và nhanh chóng biến mất
Các triệu chứng thường xuất hiện rõ rệt trong vài tuần đầu mang thai. Tuy nhiên những triệu chứng, dấu hiệu này lại không thực sự rõ ràng ở một số trường hợp. Từ đó khiến chị em nửa nghi nửa ngờ, không thể khẳng định hoặc nhận ra bản thân mình đang mang thai cho đến khi đến bệnh viện thăm khám hoặc sử dụng que thử thai.
Bên cạnh đó, vào tuần 13 của thai kỳ, các dấu hiệu mang thai đã từng xuất hiện đột ngột biến mất. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường, có thể xảy ra khi sức khỏe của thai phụ ổn định, tốt và sức khỏe thai nhi được đảm bảo.
- Dấu hiệu mang thai đến muộn
Trường hợp không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai có thể xuất hiện do các dấu hiệu mang thai đến muộn vì một yếu tố tác động nào đó. Trường hợp này xuất hiện phổ biến ở những người phụ nữ thường xuyên hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá. Các chất được tìm thấy trong khói thuốc lá có khả năng khiên các dấu hiệu mang thai xảy ra không rõ ràng hoặc muộn hơn so với bình thường.
- Vừa thụ thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nữ giới không phát hiệu bản thân mình đang mang thai thông qua các triệu chứng là do quá trình thụ thai vừa mới xảy ra, nữ giới chỉ mới chậm kinh từ 1 đến 2 tuần. Vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, bào thai chỉ mới manh nha. Vì thế các dấu hiệu thường không xảy ra ở thời điểm này hoặc xảy ra không rõ rệt.
Trong trường hợp kết quả thử thai bằng que cho ra kết quả dương tính nhưng không có dấu hiệu gì mặc dù đã mang thai 5 tuần thì thai phụ cũng không cần lo lắng. Bởi không phải tất cả trường hợp mang thai đều bị ốm nghén hoặc các dấu hiệu khác đều xảy ra rõ ràng.
- Dấu hiệu ốm nghén không xảy ra
Không ít nữ giới rơi vào trường hợp mang thai nhưng không cảm nhận được sự nhạy cảm của cơ thể cũng như không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào. Đây là điều may mắn cho một số chị em phụ nữ vì có thể bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, vật vã khi những cơn ốm nghén xuất hiện.
Đối với trường hợp này, thai phụ sẽ trải qua thời kỳ mang thai một cách thuận lợi, vui vẻ và thoải mái. Khi đó thai phụ sẽ có tinh thần phấn chấn, ăn uống tốt và ngon miệng, khỏe mạnh, đời sống tình dục thăng hoa…
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai. Điều này khiến chị em khó nhận biết sớm bản thân mình đang mang thai, chậm trễ trong quá trình chăm sóc cơ thể và thai kỳ. Vì thế nếu cơ thể không nhạy cảm, không bị ốm nghén hay xuất hiện bất kỳ dấu hiệu mang thai nào, bạn có thể sử dụng que thử thai. Kết quả nhận được từ que thử thai gần như là chính xác tuyệt đối.
Dù không cảm nhận được các dấu hiệu mang thai nhưng nữ giới vẫn nên khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó để đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện và luôn khỏe mạnh, thai phụ nên thực hiện đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai cảnh báo điều gì?
Đối với một số trường hợp, việc không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý, vấn đề nguy hiểm về sức khỏe, cụ thể:
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (tên khoa học: Polycystic Ovary Syndrome – PCOS) có thể khiến thai phụ không cảm nhận được các triệu chứng, dấu hiệu mang thai trong suốt thai kỳ.
Đối với người bình thường, biểu hiện ốm nghén có thể xảy ra hoặc không. Tuy nhiên ở một vài trường hợp khác, hiện tượng không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai có thể là triệu chứng cảnh báo của hội chứng buồng trứng đa nang. Trong trường hợp này, thai phụ sẽ không có cảm giác buồn nôn, không nôn ói, không chóng mặt hoặc các triệu chứng này chỉ xảy ra thoáng qua, không rõ rệt như những người phụ nữ khác.
Nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang trong thời kỳ mang thai, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, theo dõi và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Từ đó giúp khắc phục bệnh và giảm nguy cơ phát sinh biến chứng nguy hiểm.
- Sảy thai
Vào giai đoạn đầu của thai kỳ, tình trạng ốm nghén cùng các biểu hiện khác khiến thai phụ vô cùng khó chịu và mệt mỏi. Tuy nhiên nếu mang thai mà không có biểu hiện ốm nghén hoặc không phát sinh những dấu hiệu đặc trưng khác thì càng khiến phụ nữ mang thai cảm thấy lo lắng hơn.
Nếu các dấu hiệu, triệu chứng đặc trưng của thai kỳ đột ngột mất đi trong những tuần đầu tiên, bạn cần thận trọng và thường xuyên thăm khám bác sĩ. Bởi điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sảy thai sớm.
Lưu ý các biểu hiện nguy hiểm trong thai kỳ
Trong suốt thời kỳ mang thai, nếu có vấn đề xấu xuất hiện, thì chắc rằng cơ thể sẽ phát sinh ra nhiều biểu hiện bất thường. Điển hình như: Chóng mặt nghiêm trọng, mắt mờ, sốt cao hơn 1 ngày, cơ thể suy nhược nghiêm trọng… Lúc này thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời kiểm tra và xử lý.
Ngoài ra, nếu cảm thấy bụng đau liên tục hoặc đau đột ngột kèm theo biểu hiện đau đầu nặng, chảy máu âm đạo hoặc buồn nôn, nôn thốc tháo, tiêu chảy kéo dài hơn 24 tiếng, bạn cần nhanh chóng liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa, tránh chậm trễ trong quá trình điều trị bệnh.
Các dấu hiệu nêu trên phát sinh đồng nghĩa thai nhi hoặc cơ thể thai phụ đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, có nguy cơ sảy thai cao. Vì thế, bạn nên quan sát kỹ cơ thể, lưu ý đến những thay đổi, phản ứng và các biểu hiện bất thường của cơ thể nếu xuất hiện. Sau đó thông báo chi tiết tình trạng sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa. Điều này sẽ giúp bạn kịp thời xử lý nếu có bất ổn xảy ra.
Nên làm gì khi không có dấu hiệu mang thai?
Đa số nữ giới bị sảy thai sẽ có cảm giác đau bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi, chảy máu âm đạo ồ ạt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp sảy thai tự nhiên mà không phát sinh bất kỳ dấu hiệu nào.
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi và ổn định sức khỏe bản thân, bạn không nên quá lo lắng khi dấu hiệu mang thai không xảy ra. Bởi điều này sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, cơ thể cạn kiệt năng lượng và làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất bạn nên thư giãn đầu óc, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tập trung bồi bổ dinh dưỡng cho bản thân và thai nhi.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ nên ăn uống với số lượng cơm trong khẩu phần ăn như bình thường nhưng vẫn đảm bảo dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Khi mang thai, bạn cần lưu ý bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giàu protein, canxi, thức ăn nhiều chất sắt, thực phẩm nhiều vitamin B11 và axit folic.
Trong đó việc bổ sung thực phẩm giàu vitamin B1 vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cho bé, điển hình như dị tật ở ống huyết quản, hở hàm ếch, sứt môi, bệnh tim…
Việc bổ sung đủ axit folic vào cơ thể sẽ giúp bạn đảm bảo hoạt động của các dây thần kinh, sự phát triển trí não của thai nhi và sự phát triển toàn diện của em bé trong bụng.
Ngoài ra bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh thức khuya để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng. Đồng thời khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để kiểm soát và đánh giá sự phát triển của thai nhi.
Không có dấu hiệu nhưng vẫn có thai là hiện tượng bình thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên ở một số trường hợp, hiện tượng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề, bệnh lý nghiêm trọng. Vì thế, thai phụ nên khám sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để kịp thời xử lý nếu có bất thường xảy ra. Ngoài ra bạn nên tập trung dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, vận động và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh lo lắng vì có thể làm các vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!