Chỉ bị ốm nghén vào chiều tối có bình thường?

Bị ốm nghén vào chiều tối là tình trạng khá phổ biến. Đặc biệt, trường hợp này thường rơi vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, nhiều bà bầu, nhất là những bà bầu lần đầu tiên làm mẹ hoang mang không biết triệu chứng này có ảnh hưởng gì không? Và làm thế nào để khắc phục? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề này.

Chỉ bị ốm nghén vào chiều tối có bình thường?
Chỉ bị ốm nghén vào chiều tối có bình thường?

Vì sao bà bầu bị ốm nghén vào chiều tối?

Ốm nghén là tình trạng mà thai phụ nào cũng có thể gặp phải. Triệu chứng này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào kể cả ngày và đêm. Ốm nghén có nhiều biểu hiện khác nhau, phổ biến nhất là tình trình trạng buồn nôn, mệt mỏi cơ thể. Đặc biệt, khi chúng xuất hiện vào chiều tối có thể khiến cho bà bầu gặp nhiều khó khăn hơn.

Tùy theo thể trạng của từng người, chứng ốm nghén sẽ xảy ra với các mức độ không giống nhau. Theo các chuyên gia, việc bà bầu bị ốm nghén vào chiều tối có thể do một số yếu tố sau đây:

  • Sự biến đổi đột ngột của những hormone trong cơ thể gây ra. Cụ thể là do gonadotropin được phóng thích vượt mức từ nhau thai trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Lúc này, cơ thể người mẹ vẫn chưa kịp thích nghi với các thay đổi đó, dẫn đến hình thành các phản ứng chống lại, vì thế mà chứng ốm nghén ra đời.
  • Bên cạnh đó, estrogen cùng với progesterone trong cơ thể phụ nữ tăng cao hơn khi mang thai. Điều này khiến cho khứu giác bà bầu trở nên nhạy cảm hơn. Nếu ngửi thấy những mùi hương của gia vị, dầu mỡ sẽ khiến cơ thể có cảm giác khó chịu, ợ nóng, thậm chí là nôn nghén dữ dội.
  • Ngoài ra, nếu bà bầu phải làm việc căng thẳng vào buổi sáng, chiều tối là thời gian cơ thể dễ bị buồn nôn, khó chịu.

Bị ốm nghén vào chiều tối có bình thường không?

Ốm nghén là biểu hiện bình thường của thai kỳ. Do cơ thể người mẹ chưa quen với sự hiện diện của thai nhi. Thông thường, bà bầu phải chịu đựng tình trạng này trong thời gian tam cá nguyệt thứ nhất. Sau đó, các triệu chứng sẽ giảm dần và biến mất.

Bị ốm nghén vào chiều tối có bình thường không?
Bị ốm nghén vào chiều tối có bình thường không?

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp, ốm nghén kéo dài dai dẳng thậm chí cho đến khi em bé chào đời mẹ bầu mới dần cải thiện tình trạng này. Mặc dù là biểu hiện bình thường, nhưng ốm nghén xuất hiện thường xuyên vào buổi chiều tối cũng có thể gây ra một số trở ngại như:

  • Bà bầu cảm thấy mệt mỏi, không ăn được như bình thường.
  • Ốm nghén vào buổi tối khiến bà bầu không thể ngủ ngon giấc, buồn nôn khó chịu.
  • Tinh thần bị ảnh hưởng, khó tập trung, cơ thể thiếu sức sống.
  • Dễ cáu gắt, nổi giận,…

Trên đây chỉ là một trong số ít các hệ lụy mà nghén vào chiều tối gây ra cho cơ thể. Cũng tương tự như nghén vào buổi sáng, chúng đều mang đến các vấn đề không mong muốn mà bà bầu phải đối mặt. Chính vì thế, để an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên tìm cách khắc phục tình trạng này.

Bị ốm nghén vào chiều tối sinh con trai?

Thông thường, tình trạng ốm nghén hay xuất hiện vào buổi sáng. Tuy nhiên, ở một số bà bầu, các biểu hiện khó chịu khi mang thai có thể xuất hiện vào chiều tối. Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, đây là hiện tượng khá bình thường. Tùy theo cơ địa mà phụ nữ sẽ bị nghén vào các thời điểm khác nhau trong ngày.

Bị ốm nghén vào chiều tối sinh con trai?
Bị ốm nghén vào chiều tối sinh con trai?

Theo quan điểm của ông bà xưa, phụ nữ có thể dựa vào cơn nghén nặng, nhẹ hoặc thời điểm nghén để đoán giới tính của thai nhi. Tuy nhiên, biện pháp này vẫn chưa được các nghiên cứu chỉ ra cụ thể. Do đó, nếu muốn xác định chính xác giới tính của con, bà bầu có thể thực hiện siêu âm 4D trong lần khám thai định kỳ tuần 16 – 20 để kiểm tra. Kết quả thu được sẽ chuẩn xác hơn.

Bị ốm nghén vào chiều tối phải làm sao để khắc phục?

Để tránh việc cơn buồn nôn, ốm nghén ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của bà bầu. Dưới đây là gợi ý một số biện pháp đẩy lùi tình trạng ốm nghén vào chiều tối. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng:

Thay đổi tư thế ngủ

Theo các chuyên gia, ốm nghén ở thai phụ còn có liên quan đến chứng trào ngược dạ dày thực quản. Đặc biệt là khi thai phụ nằm ngay khi ăn no, thường gặp vào buổi chiều tối. Một số thai phụ ăn cơm muộn sẽ gặp phải vấn đề này.

Do đó, điều chỉnh lại tư thế nằm khi ngủ sẽ hỗ trợ khắc phục tình trạng này hiệu quả. Bà bầu nên nằm nghiêng người sang bên trái, đầu gối đặt hơi cong. Để dễ dàng hơn, bà bầu có thể mua và sử dụng một chiếc gối để kẹp giữa hai đầu gối. Cách này sẽ giúp bà bầu thoải mái, ngủ ngon giấc hơn.

Chia nhỏ bữa ăn 

Trong ngày, bà bầu tránh việc ăn nhiều trong một bữa ăn. Thay vào đó, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa giúp bà bầu tránh được tình trạng nôn nghén vào chiều tối. Ngoài ra, biện pháp này cũng giúp cơ thể bà bầu rơi vào trạng thái quá đói hoặc quá no. Dinh dưỡng được dàn trải đều, cơ thể hấp thụ được hiệu quả, tốt cho hai mẹ con.

Bị ốm nghén vào chiều tối phải làm sao để khắc phục?
Bà bầu nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm đầy đủ chất và đảm bảo an toàn. Không nên tập trung vào một vài món thích ăn, nên cân bằng dinh dưỡng. Như vậy, thai nhi có thể được cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để phát triển khỏe mạnh hơn. Trường hợp thèm ăn vào ban đêm, bạn nên chuẩn bị sẵn bánh quy hoặc trái cây sấy để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. 

Không ăn thực phẩm dầu mỡ

Các món ăn được chế biến bằng cách chiên, xào,…nhiều dầu mỡ hoặc đường là tác nhân gây nên tình trạng khó tiêu cho bà bầu. Vì thế, bà bầu hay bị nôn nghén, đầy hơi, trào ngược thường xuyên khi chiều tối. Để không gặp phải tình trạng này, bà bầu nên lưu ý, không nên sử dụng nhiều các món ăn kể trên.

Ngoài ra, bà bầu nên chọn lựa các thực phẩm sạch, có thể sử dụng thêm sữa. Đặc biệt, việc bổ sung rau và trái cây là rất tốt, giúp hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động tốt hơn. Cải thiện tình trạng ốm nghén khi trời bắt đầu chiều.

Uống nước nhiều hơn

Uống nước sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng ốm nghén an toàn và hiệu quả. Bởi, các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị nghén có thể là do cơ thể bị mất nước. Do đó, bà bầu nên bổ sung chất lỏng thường xuyên, có thể uống nước trái cây dinh dưỡng kèm theo nước lọc hàng ngày. Uống khi cơ thể cảm thấy khát, khi uống nên uống từng ngụm.

Bị ốm nghén vào chiều tối phải làm sao để khắc phục?
Bổ sung đủ nước hàng ngày cho cơ thể

Tránh tiếp xúc các mùi gây khó chịu

Như trên cũng đề cập, việc có thai sẽ khiến cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về hormone. Chính vì thế, khứu giác bà bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Nếu buổi chiều tối, bà bầu ngửi phải những mùi hương như thức ăn, hóa chất hay mỹ phẩm,….rất dễ gây ra tình trạng nghén. 

Để điều chỉnh khắc phục, bà bầu nên giảm lượng gia vị khi nấu ăn, dọn dẹp nơi ở thông thoáng, sạch sẽ. Tránh tình trạng nhà cửa bị ẩm mốc, có mùi hôi khiến cho cơn buồn nôn ập đến, gây khó khăn trong sinh hoạt và sức khỏe của bà bầu.

Giảm ốm nghén bằng kích thích huyệt đạo

Phương pháp đeo vòng tay y khoa là một trong các cách giảm ốm nghén được nhiều người áp dụng. Việc cổ tay có vật ôm khít sẽ tác động lên các huyệt đạo ở khu vực này. Chúng sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng ốm nghén, đặc biệt là tình trạng buồn nôn.

Sử dụng gừng 

Gừng có tính ấm, vị hơi cay. Theo kinh nghiệm của ông bà xưa, nguyên liệu này giúp cải thiện chứng ốm nghén hiệu quả cho bà bầu. Khi bị buồn nôn vào chiều tối, mẹ bầu có thể ngậm một lát gừng tươi để khắc phục nhanh chóng, giảm khó chịu cho cơ thể.

Tuy nhiên, bà bầu cũng tránh lạm dụng phương pháp này. Do đó, bạn không nên sử dụng quá nhiều gừng tươi hoặc kể cả trà gừng. Chúng có thể làm tử cung co thắt dữ dội nếu bị lạm dụng. Chỉ nên sử dụng lượng vừa đủ, để đảm bảo nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng.

Sử dụng tinh dầu thiên nhiên

Bên cạnh một số mùi khó chịu có thể khiến cơ thể bà bầu bị nghén thì bạn có thể tận dụng các loại tinh dầu thiên nhiên để nhanh chóng giảm bớt chứng ốm nghén vào chiều tối. Một số dạng được sử dụng phổ biến như oải hương, bạc hà.

Bị ốm nghén vào chiều tối phải làm sao để khắc phục?
Sử dụng tinh dầu để khắc phục chứng ốm nghén

Chúng có công dụng giúp cơ thể thai phụ thư giãn, đẩy lùi chứng buồn nôn hiệu quả. Bạn có thể sử dụng đèn xông tinh dầu hoặc nhỏ trực tiếp vào cổ tay, khăn. Hít mùi hương từ tinh dầu sẽ nhanh chóng giúp bà bầu giảm cơn nghén an toàn. 

Hạn chế áp lực

Một trong những nguyên nhân khiến cho bà bầu bị ốm nghén vào chiều tối là việc buổi sáng cơ thể đã làm việc quá sức. Căng thẳng, mệt mỏi khiến cho cơn buồn nôn, mệt mỏi ập đến thường xuyên vào thời gian cuối ngày.

Chính vì thế, để khắc phục tình trạng, bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Bạn nên để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Có thể cắt giảm bớt lượng công việc hàng ngày trong giai đoạn mang thai. Thay vào đó, bà bầu nên tham gia vào các lớp tiền sản để nắm các kiến thức cần thiết, chuẩn bị tốt nhất tinh thần chào đón bé yêu ra đời.

Sử dụng thực phẩm bổ sung

Một số vitamin như B6, B12 rất cần thiết cho phụ nữ trong thời gian mang thai. Chính vì thế, mẹ bầu có thể tham khảo và sử dụng các thực phẩm bổ sung chứa hai thành phần này. Không chỉ giúp cải thiện chứng ốm nghén buổi tối, chúng còn giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng khác khi mang thai. Các thực phẩm chứa vitamin tốt như chuối, cà rốt, cải bó xôi, đậu phụ, trứng,…

Tập hít thở

Để nhanh chóng giảm tình trạng buồn nôn hay các triệu chứng do ốm nghén gây ra vào chiều tối, bà bầu có thể thực hiện việc hít thở sâu. Điều này có tác dụng tích cực đối với hệ thần kinh. Khi thực hiện, mẹ bầu có thể dùng tay bịt mũi bên phải, sau đó thở ra nhẹ nhàng, thực hiện đổi bên.

Bị ốm nghén vào chiều tối phải làm sao để khắc phục?
Điều hòa nhịp thở để khắc phục tình trạng ốm nghén vào chiều tối

Sử dụng thuốc ốm nghén

Trường hợp bà bầu bị ốm nghén vào chiều tối nặng, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định sử dụng thuốc để điều trị. 

Khi nào nên gặp bác sĩ nếu bị ốm nghén vào chiều tối?

Bị ốm nghén vào chiều tối hay thời điểm nào trong ngày cũng có thể kiểm soát nếu bà bầu biết cách và được hướng dẫn của bác sĩ. Bà bầu nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu thấy các triệu chứng như:

  • Cơ thể buồn nôn liên tục, diễn ra trong thời gian dài không khỏi.
  • Ăn thức ăn dạng lỏng hoặc một số thực phẩm liền bị nôn mửa. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề về dạ dày, điển hình là tình trạng nhiễm trùng.
  • Nôn kèm theo máu, đi tiểu ít, tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt,…

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề bà bầu bị ốm nghén vào chiều tối. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bà bầu nên thăm khám thai định kỳ để nhận được sự tư vấn chuyên sâu từ bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *