Chi Phí Trồng Răng Hàm Bao Nhiêu? Nên Chọn Loại Nào?
Nội dung bài viết
Trồng răng hàm là phương pháp phục hình răng hàm đã mất nhằm cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ toàn hàm. Vậy chi phí trồng răng hàm bao nhiêu? Có đắt không? Chọn kỹ thuật trồng răng nào phù hợp? Tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.
Vì sao phải trồng lại răng hàm đã mất?
Răng hàm (còn được gọi là răng cối) là nhóm răng quan trọng bao gồm 12 răng hàm lớn 8 răng hàm nhỏ xuất hiện ở cả hàm trên và hàm dưới. Một người trưởng thành sẽ có trung bình 20 chiếc răng hàm, trong đó răng hàm số 6 và số 7 là 2 răng đóng vai trò quan trọng nhất.
Khác với những chiếc răng khác, răng hàm có diện tích mặt phẳng lớn, gờ rãnh nhằm đảm nhiệm chức năng ăn nhai, cắn xé, nghiền nát thực phẩm được đưa vào khoang miệng. Không những vậy, sự xuất hiện đầy đủ của nhóm răng hàm giúp bảo vệ cấu trúc xương hàm, tạo sự cân đối, hài hòa cho khuôn mặt. Đồng thời, răng hàm hoàn chỉnh còn hỗ trợ cho việc phát âm.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn mất răng hàm như:
- Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, phát sinh viêm nhiễm gây sâu răng, tàn phá cấu trúc ngà răng, tủy răng;
- Thực đơn ăn uống hàng ngày thiếu canxi và vitamin D khiến răng trở nên giòn, dễ vỡ;
- Thói quen ăn đồ thô cứng, quá nóng hoặc quá lạnh trong thời gian dài khiến men răng bị kích thích và trở nên nhạy cảm, ảnh hưởng đến tủy và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn;
- Chấn thương tai nạn khi lao động hoặc điều khiển phương tiện giao thông, va đập khuôn mặt cũng là nguyên nhân làm gãy răng, mất răng;
- Những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, ung thư xương… thường có nguy cơ rụng răng sớm, trong đó chủ yếu là nhóm răng hàm;
Dù mất răng hàm do nguyên nhân gì đi chăng nữa cũng đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tính thẩm mỹ của bạn. Một vài hậu quả thường gặp nhất là:
- Chức năng ăn nhai kém, nhai nhanh, nuốt vội gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa;
- Mất răng hàm gây tác động bất thường đến các răng kề cận do có liên kết dây thần kinh giữa 2 răng hàm, phát sinh những cơn đau đầu, đau răng dai dẳng, kèm theo suy giảm trí nhớ;
- Vị trí trống tại răng hàm khiến nhóm răng cửa, răng nanh mọc xô lệch, theo thời gian dẫn đến tiêu xương hàm, khiến 2 má hóp lại kéo theo sự xuất hiện của các nếp nhăn quanh miệng kém thẩm mỹ;
Vì vậy, khi bị mất răng hàm dù do bất kỳ nguyên nhân gì cũng đều phải nhanh chóng thực hiện trồng răng hàm càng sớm càng tốt để phòng ngừa các biến chứng rủi ro về sau.
Trồng răng hàm là gì? Có mấy loại?
Trồng răng hàm là kỹ thuật nha khoa được bác sĩ chỉ định thực hiện khi răng hàm bị tổn thương viêm nhiễm không có khả năng phục hồi được hoặc mất vĩnh viễn.
1. Trồng răng hàm bị sâu
Sâu răng hàm là hiện tượng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, xảy ra khi xuất hiện các tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt cứng của răng và hình thành các lỗ li ti. Sâu răng hàm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đau răng, áp xe, viêm tủy, thậm chí hoại tử chết tủy.
Thông thường, sâu răng hàm mức độ nhẹ không nhất thiết phải nhổ và trồng răng giả, thay vào đó là kỹ thuật hàn trám đơn giản. Tuy nhiên, trường hợp phát hiện răng sâu giai đoạn cuối với các triệu chứng áp xe, viêm nhiễm nghiêm trọng, răng yếu, gãy vỡ hoặc rụng mất sẽ được tư vấn thực hiện trồng răng hàm.
Việc trồng răng hàm trong trường hợp này cần được thực hiện càng sớm càng tốt nhằm mục đích:
- Ngăn chặn sự lây lan của các ổ viêm nhiễm sang các răng bên cạnh;
- Đảm bảo chức năng ăn nhai;
- Chống tiêu xương hàm;
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn hàm răng;
2. Trồng răng hàm số 6
Răng hàm số 6 hay còn được gọi là răng cấm. Chiếc răng này đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính trên cung hàm và là vị trí kết nối với xoang hàm. Chính vì vậy, răng hàm số 6 mất đi, nha sĩ sẽ chỉ định cho bạn thực hiện trồng răng hàm mới ngay để tránh làm gián đoạn chức năng ăn nhai. Đồng thời, trồng mới răng hàm số 6 còn tạo điểm tựa cho các răng kề cận, không bị lệch và giữ đúng vị trí trên cung hàm.
3. Trồng răng hàm số 7
Răng hàm số 7 cũng có vai trò nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Tuy nhiên, vị trí răng số 7 cạnh răng số 8 (răng khôn) nên dễ bị ảnh hưởng và mất đi khi răng số mọc lên. Răng số 8 mất đi không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn tác động rõ rệt đến sự cân đối của khuôn mặt. Vì vậy, khi mất răng hàm số 7 bạn phải nhanh chóng trồng răng mới thay thế ngay.
Các phương pháp trồng răng hàm phổ biến
Đối với nhóm răng hàm cần ưu tiên các kỹ thuật trồng răng vĩnh viễn vì đây là nhóm răng đảm nhiệm chức năng ăn nhai. Thông thường, bác sĩ sẽ không tư vấn cho bạn phương pháp hàm giả tháo lắp, tuy khả năng phục hình tốt, chi phí rẻ nhưng không khắc phục toàn diện về chức năng ăn nhai cũng như vấn đề làm tiêu xương hàm.
Thay vào đó là áp dụng 2 phương pháp trồng răng hàm bằng cầu răng sứ và trồng răng hàm Implant hiệu quả hơn.
1. Trồng răng hàm bằng cầu răng sứ
Phương pháp trồng răng hàm bằng cầu răng sứ giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hiệu quả. Các chuyên gia đánh giá phương pháp này có độ bền cao, tuổi thọ răng kéo dài đến 10 năm hoặc hơn nếu biết cách chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là không thể ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm do không tái tạo được gốc răng.
Ngoài ra, không phải ai cũng có thể áp dụng kỹ thuật này, chỉ khi răng đã mất nằm giữa 2 răng kề cận vẫn còn nguyên vẹn và khỏe mạnh mới có được thực hiện. Có đầy đủ 2 răng bên cạnh mới có thể mài răng làm trụ đỡ cho mão sứ. Vì vậy, những người muốn trồng răng toàn hàm hay trồng răng số 7 thì cách này sẽ không phù hợp.
2. Trồng răng hàm bằng cắm ghép Implant
Trồng răng hàm bằng kỹ thuật cấy ghép Implant là phương pháp phục hình răng hiện đại nhất tính đến thời điểm hiện tại. Đầu tiên, nha sĩ sẽ đưa trụ Implant (thường là chất liệu Titan) vào trong xương hàm thay thế cho chân răng thật. Sau một thời gian khi trụ Implant tương thích và hoàn toàn đồng nhất với cấu trúc xương hàm, tiến hành đặt khớp nối Abutment rồi chụp mão răng sứ lên trụ.
Phương pháp này giúp khắc phục hiệu quả các hệ lụy của việc mất răng hàm như lấy lại chức năng ăn nhai bình thường, tính thẩm mỹ cao và tương thích an toàn với cơ thể. Với kỹ thuật này bạn không cần phải xâm lấn sang các răng bên cạnh, mất răng hàm vị trí nào sẽ trồng mới lại ở vị trí đó. Đặc biệt ngăn chặn được quá trình tiêu xương hàm ở những trường hợp mất răng hàm lâu năm. Tuổi thọ của răng hàm được trồng mới bằng kỹ thuật Implant có tuổi thọ cao, trên 20 năm hoặc thậm chí kéo dài vĩnh viễn nếu biết cách chăm sóc giữ gìn.
Bảng giá trồng răng hàm mới nhất 2022
Chi phí trồng răng hàm bao nhiêu tùy thuộc vào phương pháp thực hiện, số lượng răng cần trồng mới, loại vật liệu sử dụng, tình trạng răng miệng hiện tại… Do đó, để biết được tổng chi phí bạn phải bỏ ra để trồng răng hàm, tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với nha sĩ để có tư vấn chính xác nhất.
Dưới đây là mức giá dịch vụ trồng răng hàm mới nhất:
- Trồng răng hàm bằng cầu răng sứ: Tùy theo loại vật liệu sứ sử dụng mà mức chi phí sẽ khác nhau, dao động chung từ 1.000.000 – 7.000.000đ/ răng. Giả sử bạn chọn răng sứ chất liệu Titan với giá 2.000.000 – 2.500.000đ/ răng thì tổng số tiền bạn phải chi trả là 3 (mão sứ cho 2 răng ngoài và 1 răng giả) x 2.000.000đ = 6.000.000đ.
- Trồng răng hàm bằng cấy ghép Implant: Tổng chi phí trồng răng hàm bằng kỹ thuật Implant hiện nay thường hơn 18.500.000đ/ răng, bao gồm đầy đủ các vật liệu như trụ đỡ Implant (dao động từ 13.000.000 – 36.500.000đ), khớp nối Abutment và mão răng sứ (2.500.000 – 7.000.000đ).
Ngoài các chi phí trên, việc phát sinh các vấn đề về tình trạng sức khỏe răng miệng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tổng chi phí trồng răng hàm. Chẳng hạn như:
- Điều trị dứt điểm các ổ sâu, viêm nhiễm, viêm lợi, viêm nha chu, chảy máu chân răng…;
- Nếu mất răng hàm quá lâu, xương hàm không đủ điều kiện để đặt trụ Implant sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện nâng xoang hoặc ghép xương. Trường hợp lượng xương tiêu ít có thể ghép xương nhân tạo, nhưng nếu tiêu xương quá nhiều sẽ phải tiến hành ghép xương tự thân;
Những lưu ý cần biết về kỹ thuật trồng răng hàm
Chăm sóc răng đúng cách sau khi trồng răng hàm giả là yếu tố quan trọng quyết định độ bền đẹp, chức năng và tuổi thọ của răng hàm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc bạn nên thực hiện:
- Sau khi trồng răng hàm xong, bạn nên tuân thủ dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
- Kết hợp chườm lạnh trong vài ngày đầu sau khi trồng răng hàm để xoa dịu cơn đau, giảm sưng má.
- Tránh tác động vật lý mạnh vào vị trí răng giả vừa trồng dù dưới bất kỳ hình thức nào.
- Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, chải răng ít nhất 2 lần/ ngày và phải chải thật nhẹ nhàng. Kết hợp dùng tăm nước và nước súc miệng chuyên dụng để tăng hiệu quả làm sạch.
- Ăn uống phù hợp, nhất là trong vài ngày đầu chỉ nên sử dụng thức ăn mềm, lỏng, ít nhai và dễ nuốt. Tránh các loại thực phẩm thô cứng, dai, chứa chất kích thích, có màu… vì rất dễ kích thích men răng gây đau nhức và phát sinh mùi hôi miệng.
- Thăm khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra tình trạng răng hàm giả. Việc này giúp theo dõi sát sao và phát hiện sớm các bất thường để có hướng xử lý kịp thời, ngăn ngừa rủi ro biến chứng.
Răng hàm bị mất dù hàm trên hay hàm dưới đều gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, việc ăn uống và tính thẩm mỹ chung. Vì vậy, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn phương pháp phục hình răng hàm hiệu quả và cân đối chi phí dựa trên điều kiện tài chính để chọn lựa phương pháp phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA