Sâu Răng Hàm (Trên, Dưới) Và Cách Điều Trị Tốt Nhất

Răng hàm đảm nhận chức năng nhai thức ăn nhiều và nằm sâu phía trong cùng của hàm nên khó làm sạch và dễ bị sâu. Khi bị sâu răng hàm, bạn có thể bị đau nhức trong răng, có đốm đen ở mặt răng bị sâu kèm theo triệu chứng hôi miệng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả răng hàm trên và dưới. Trám răng hoặc nhổ răng là những phương pháp hiện đang được áp dụng phổ biến trong điều trị sâu răng hàm.

Sâu răng hàm là gì?

Sâu răng hàm là tình trạng xuất hiện các tổn thương có hình dáng là những điểm đen và lỗ nhỏ trên bề mặt bất kỳ của răng hàm hay các rãnh ở mặt nhai của răng. Bạn có thể bị sâu răng hàm trên hay sâu răng hàm dưới – những chiếc răng nằm ở vị trí trong cùng của hàm.

Sâu răng hàm
Răng hàm bị sâu có thể ảnh hưởng đến chức năng nhai và nghiền nát thức ăn

Trong số 32 chiếc răng ở người trưởng thành thì răng hàm bị sâu nhiều nhất. Bình thường, răng này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ xương hàm cũng như nghiền nát thức ăn. Do phải hoạt động nhiều nên lớp men bảo vệ bên ngoài răng hàm dễ dàng bị mài mòn, tổn thương khi bị vi khuẩn và axit trong mảng bám tấn công. Cùng với đó, việc chải răng không sạch sẽ, thức ăn tích tụ lại trong các rãnh sâu nằm trên bề mặt nhai của răng hàm cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và gây sâu răng.

Do đảm nhận chức năng khá quan trọng nên việc bảo tồn, khôi phục chức năng của răng hàm bị sâu cần được ưu tiên hàng đầu. Bạn nên tìm tới các phòng khám nha khoa để được kiểm tra và điều trị sâu răng hàm từ sớm, đồng thời khắc phục nguyên nhân khiến răng bị sâu để có phương pháp ngăn ngừa, bảo vệ những chiếc răng hàm còn khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Vi khuẩn trú ngụ ở mảng bám trên răng kết hợp với axit chính là thủ phạm chính gây sâu răng hàm. Quá trình sâu răng hàm được bắt đầu khi có sự xuất hiện của mảng bám trên răng được tạo thành khi vi khuẩn sử dụng đường và tinh bột từ các mẩu thực phẩm bám dính trên răng để làm thức ăn. Mảng bám tập trung chủ yếu ở dưới chân răng và ngày càng trở nên cứng hơn tạo thành một lớp cao răng vững chắc để làm lá chắn cho vi khuẩn.

Cùng với đó, các axit trong mảng bám gây xói mòn men răng hàm và kết hợp với vi khuẩn tiếp tục tấn công vào các lớp trong của răng hàm khiến cho bề mặt răng bị đen và hình thành lên các lỗ nhỏ. Tình trạng sâu răng hàm cũng bắt đầu từ đây.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị sâu răng hàm bao gồm:

  • Tiền sử gia đình có men răng kém
  • Không chú trọng việc giữ gìn vệ sinh răng miệng
  • Đánh răng không thường xuyên hoặc chải răng không đúng cách
  • Thường xuyên sử dụng các thực phẩm có nhiều đường, axit hoặc tinh bột
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng có thể bị sâu răng hàm sớm
  • Khoang miệng thường xuyên bị khô, thiếu nước, giảm tiết nước bọt
  • Thiếu Flour và một số dưỡng chất quan trọng cho quá trình tái tạo răng, chẳng hạn như canxi, vitamin D, phốt pho…
  • Răng hàm yếu, dễ nứt vỡ
  • Lớn tuổi
  • Bị tụt nướu hoặc mắc các bệnh lý răng miệng khác
  • Có thói quen ăn vặt

Triệu chứng nhận biết sâu răng hàm

Bạn có thể nghi ngờ mình bị sâu răng hàm nếu có một trong các dấu hiệu sau:

  • Đau nhức ở răng bị sâu. Cơn đau có thể âm ỉ suốt cả ngày hoặc trở nên rõ ràng hơn mỗi khi bạn nhai thức ăn, uống nước đá lạnh hoặc sử dụng thức ăn khi còn đang nóng.
  • Răng hàm bị sâu trở nên nhạy cảm hơn, thường xuyên có cảm giác tê và ê buốt, nhất là khi ăn đồ chua hoặc các thức ăn nóng lạnh.
  • Khô miệng kèm theo hơi thở nặng mùi, đôi khi có vị đắng trong miệng
  • Bề mặt răng hàm sâu bị đổi màu, xuất hiện đốm có màu đen, nâu hay xám tại khu vực bị ảnh hưởng
  • Vi khuẩn và axit tấn công vào lớp phía trong men răng tạo thành lỗ nhỏ. Trường hợp răng hàm bị sâu nặng có thể xuất hiện lỗ to hoặc bị mẻ răng.

Chẩn đoán sâu răng hàm

Tình trạng sâu răng hàm có thể được phát hiện thông qua quan sát bằng mắt thường. Các nha sĩ thường sử dụng một cái kính lúp nhỏ chuyên dụng để phóng đại bề mặt răng hàm bị sâu. Nó cho phép bác sĩ phát hiện ra cả các chấm đen hay lỗ nhỏ khi sâu răng mới hình thành. Cùng với đó, bác sĩ cũng kết hợp kiểm tra sự hiện diện của mảng bám, tình trạng nướu, những ảnh hưởng của sâu răng tới khu vực xung quanh cũng như thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của người bệnh để xác định được nguyên nhân gây sâu răng hàm ở từng bệnh nhân.

Ngoài ra, một số kỹ thuật khác có thể được chỉ định để chẩn đoán sâu răng như:

  • Chụp X-quang
  • Tách răng tạm thời
  • Dùng máy đo sâu răng tạm thời

    dấu hiệu sâu răng hàm dưới
    Sâu răng hàm tạo ra các đốm đen và lỗ trên bề mặt răng

Kết quả chẩn đoán cho phép xác định được mức độ sâu của răng hàm, nguyên nhân gây sâu răng và biến chứng bệnh nhân gặp phải nếu có, từ đó mới lựa chọn phương pháp dự phòng và điều trị phù hợp.

Cách điều trị sâu răng hàm

Các phương pháp điều trị được áp dụng chung cho bệnh nhân bị sâu răng hàm trên hay sâu răng hàm dưới. Tùy theo mức độ sâu mà bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp điều trị phù hợp nhất. Vậy răng hàm bị sâu thì phải làm sao?

Những sự lựa chọn trong điều trị sâu răng hàm bao gồm:

1. Chữa sâu răng hàm tại nhà bằng thuốc dân gian

Khi bị sâu răng nhẹ, nhiều người có khuynh hướng tự tìm hiểu và áp dụng các bài thuốc chữa sâu răng được truyền miệng trong dân gian thay vì tìm đến các phòng khám nha khoa. Hầu hết các bài thuốc này đều tận dụng thảo dược tự nhiên dễ kiếm để trị sâu răng và khắc phục các triệu chứng có liên quan. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

Bài thuốc số 1: Lá trầu không kết hợp với muối và rượu

Chiết xuất từ lá trầu không có chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên giúp diệt khuẩn, chống nhiễm trùng ở nướu hay chân răng. Cùng với đó, muối và rượu cũng được biết đến với tác dụng sát trùng mạnh. Chính vì vậy, dân gian thường kết hợp cả 3 nguyên liệu trên với hy vọng có thể nhanh chóng loại bỏ được tình trạng sâu răng hàm.

lá trầu trị sâu răng hàm trên
Lá trầu được kết hợp với muối và rượu làm thuốc trị sâu răng hàm
  • Chuẩn bị: 3 lá trầu không, 1 chén rượu trắng, vài hạt muối ăn
  • Cách dùng: Rửa sạch lá trầu rồi bỏ vào cối giã nát chung với muối. Thêm rượu vào, quậy đều hỗn hợp và để khoảng 10 phút. Cuối cùng gạn lấy nước trong dùng súc miệng 2 lần trong ngày giúp răng bớt đau nhức, khó chịu.

Bài thuốc số 2: Dùng bột phèn chua

Phèn chua (hay còn gọi là phèn phi) cũng được tin dùng để trị sâu răng hàm. Các axit có lợi được tìm thấy trong nguyên liệu này có khả năng sát khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kháng viêm, làm sạch mảng bám trên răng và khử mùi hôi khó chịu trong miệng phát sinh khi bị sâu răng hàm.

Bạn có thể dùng phèn chua pha nước chấm trực tiếp vào răng bị sâu hay dùng phèn chua pha nước chanh súc miệng trị sâu răng. Ngoài ra, phèn chua còn được kết hợp với đại hồi và màng mề gà giúp đẩy nhanh hiệu quả chữa sâu răng hàm.

  • Chuẩn bị: 30 gram bột phèn chua, 10 gram đại hồi, 10 gram màng mề gà ( kê nội kim).
  • Cách dùng: Tất cả đem đốt cháy đen, tán thành bột mịn trộn chung với nhau rồi bảo quản trong hũ kín dùng dần. Để điều trị sâu răng hàm dưới hay trên chỉ cần lấy một ít bột thuốc xát trực tiếp vào mặt răng bị sâu mỗi ngày 2 lần. Các trường hợp bị viêm lợi, chảy máu chân răng cũng có thể áp dụng theo cách tương tự để điều trị.

Bài thuốc số 3: Trị sâu răng hàm bằng tỏi

Tỏi được sử dụng rộng rãi trong điều trị sâu răng hàm nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng sinh allicin. Khi tiếp xúc với vùng răng bị sâu, chất này sẽ phát huy tác dụng bằng cách kìm hãm hoạt động của vi khuẩn gây sâu răng và tiêu diệt chúng, qua đó cải thiện được tình trạng đau răng, giảm nguy cơ bị biến chứng viêm tủy hay nhiễm trùng nướu răng.

  • Chuẩn bị: Tỏi tươi, muối ăn
  • Cách dùng: Trước tiên, bạn hãy lấy vài tép tỏi đã được lột sạch vỏ đem giã nát. Trộn lẫn tỏi chung với một ít muối ăn. Sử dụng hỗn hợp này như một loại thuốc đắp để điều trị tại chỗ cho răng hàm bị đau. Áp dụng đền đặn 1 – 2 lần mỗi ngày để thấy được hiệu quả nhanh.

Bài thuốc số 4: Dùng hoa cúc vàng

Hoa cúc không chỉ chứa các chất an thần, có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh mà còn giúp hỗ trợ làm giảm hiện tượng đau nhức ở răng hàm bị sâu. Cách sử dụng thảo dược này khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy những cánh hoa đem rửa sạch, bỏ vào trong hàm, cắn nhẹ và

cách chữa sâu răng hàm trong cùng bằng hoa cúc vàng
Hoa cúc vàng ngâm rượu chữa sâu răng hàm hiệu quả
  • Chuẩn bị: Hoa cúc vàng tươi, rượu trắng ngon
  • Cách thực hiện: Hoa cúc tách lấy cánh hoa rồi rửa sạch, giã nát. Bỏ hoa vào bình rồi đổ ngập rượu trắng vào ngâm. Rượu ngâm càng lâu thì càng có hiệu quả tốt nhưng nếu không chờ được lâu thì bạn có thể lấy ra dùng sau vài giờ. Mỗi ngày 2 – 3 lần, lấy một lượng rượu vừa đủ ngậm trong miệng ít nhất 5 phút rồi nhổ ra. Súc lại với nước cho sạch.

Bài thuốc số 5: Điều trị sâu răng với bài thuốc từ vỏ thân cây xoài với quả bồ kết

Vỏ thân cây xoài và quả bồ kết được sử dụng làm thuốc trị sâu răng trong đông y. Chúng có tác dụng diệt khuẩn, giảm hiện tượng đau nhức ở răng hàm, chống sưng lợi.

  • Chuẩn bị: Quả bồ kết, vỏ thân cây xoài và quả me chuẩn bị theo tỷ lệ 1:3:1
  • Cách dùng: Tất cả đem phơi hoặc sấy khô. Sau đó tán nhỏ thành bột và cất vào hũ có nắp đậy kín để dùng dần. Để trị sâu răng hàm dưới trong cùng hay các răng khác, bạn chỉ cần lấy bột ít bột thuốc bôi vào mặt răng bị ảnh hưởng liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày trong một thời gian dài.

2. Cách điều trị sâu răng hàm tại bệnh viện

Tại bệnh viện hay các phòng khám nha khoa, bạn có thể được điều trị sâu răng hàm bằng một trong các phương pháp dưới đây:

– Trám răng hàm bị sâu

Trám răng là thủ thuật được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị sâu răng. Nó giúp khôi phục lại hình dáng, cấu trúc ban đầu của răng và giúp bảo tồn chức năng hoạt động của răng hàm.

Những răng hàm bị sâu hoặc có dấu hiệu vỡ mẻ nhẹ sẽ được làm sạch ổ nhiễm trùng và sử dụng một vật liệu trám đặc biệt trong nha khoa để bít lại lỗ thủng. Nó giúp ngăn chặn không cho vi khuẩn và axit tiếp tục tấn công vào bên trong, bảo vệ ống tủy răng khỏi bị tổn thương.

cách điều trị sâu răng hàm
Trám răng là thủ thuật đang được áp dụng phổ biến nhất trong điều trị sâu răng hàm

Vật liệu trám được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, trong đó Composite được sử dụng phổ biến hơn cả. Bạn có thể lựa chọn hình thức trám răng hàm thông thường hoặc trám răng thẩm mỹ tùy theo điều kiện tài chính. Ngoài ra, xuất xứ của vật liệu trám cũng có thể quyết định đến chi phí trám răng.

Thủ thuật trám răng hàm khá đơn giản, chỉ mất khoảng 20 phút thực hiện. Nó không gây đau trong quá trình trám nhưng dưới tác động của dụng cụ mài, cảm giác ê buốt có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không kéo dài quá lâu và sau khi trám răng 1 – 2 tiếng bạn có thể ăn uống bình thường.

– Điều trị tủy cho răng hàm bị sâu nặng

Nhiễm trùng tủy xảy ra khi vi khuẩn tấn công vào trong lớp tủy trong răng hàm, hiện tượng này được gọi là viêm tủy. Đau nhức răng là triệu chứng đặc trưng của viêm tủy răng. Cảm giác đau trở nên rõ rệt hơn khi bạn nhai thức ăn hoặc khi sử dụng các loại đồ uống nóng lạnh quá mức. Một số người thậm chí còn bị đau nhức dữ dội ở giai đoạn viêm tủy cấp.

Ngoài ra, bệnh nhân bị viêm tủy do sâu răng hàm nặng còn có các triệu chứng khác như sốt, sưng đau nướu, nổi hạch bạch huyết dưới hàm. Trường hợp này sẽ được tiến hành điều trị tủy.

Bước đầu tiên để điều trị sâu răng hàm kèm theo viêm tủy là thực hiện thủ thuật để lấy bỏ các mô tủy bị nhiễm trùng ra ngoài. Khi thực hiện, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng thiết bị để làm sạch buồng tủy cũng như tủy chân. Ống tủy trong răng sau đó sẽ được trám đầy bằng cách sử dụng chất hàn tủy, đồng thời hàn kín răng lại để ngăn chặn không cho vi khuẩn tiếp tục xâm nhập vào bên trong. Cuối cùng, nha sĩ sẽ lựa chọn một vật liệu được thiết kế mô phỏng theo hình dáng của răng hàm bị sâu để chụp răng nhằm mục đích bảo vệ răng, tái lập hình dáng cũng như chức năng nhai cho răng hàm.

Vật liệu bọc răng có thể được làm từ kim loại, vàng hay bằng sứ. Chúng có giá cả khác nhau nên tùy theo mong muốn và túi tiền mà nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn một phương pháp bọc răng phù hợp.

– Điều trị răng hàm sâu bị vỡ nhưng chân răng còn tốt

Ở mức độ nghiêm trọng, răng hàm có thể bị sâu vỡ chỉ còn lại chân răng. Lúc này, tổ chức cứng của răng hàm hầu như đã bị sâu gần hết nên quá trình điều trị sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn. Đối với các trường hợp này, nguyên tắc điều trị là cố gắng bảo tồn tối đa cho răng hàm sâu bị vỡ, đặc biệt là khi chân răng còn tốt và nhiễm trùng ở vùng chóp răng chưa lan rộng.

Quy trình điều trị sâu răng hàm bị vỡ còn giữ được chân răng như sau:

  • Nha sĩ tiến hành vệ sinh, làm sạch mảng bám cũng như phần lợi dư thừa trùm kín vùng quanh chân răng.
  • Chia tách các chân của răng hàm và giữ lại chân còn tốt
  • Lấy hết các mô tủy bị viêm ở mỗi chân răng, làm sạch rồi sử dụng vật liệu trám bít ống tủy.
  • Tái tạo lại thân răng để củng cố sự vững chắc cho răng
  • Làm chụp bọc ở ngoài bằng sứ, kim loại hay chất liệu khác. Chụp bọc bên ngoài hoặc bắc cầu nhằm bảo vệ chân răng bên trong và bảo tồn chức năng nhai của răng hàm.

– Nhổ răng và thay thế bằng răng giả

Răng hàm giữ chức năng chính trong khâu nhai và nghiền nát thức ăn. Chính vì vậy mà có khá nhiều người thắc mắc răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không? Họ e ngại việc nhổ răng hàm có thể gây khó khăn cho quá trình ăn uống.

Trong một số trường hợp, người bị sâu răng hàm bắt buộc phải nhổ. Tuy nhiên, sự tiến bộ của y khoa cho phép bạn có thể thay thế răng bị nhổ bằng răng giả nhằm đảm bảo về mặt thẩm mỹ cũng như chức năng nhai của hàm.

răng hàm bị sâu có nên nhổ đi không
Trường hợp không thể bảo tồn, răng hàm bị sâu cần phải nhổ và thay thế bằng cách trồng răng giả

Các trường hợp bị sâu răng hàm được chỉ định nhổ là những đối tượng răng sâu bị mẻ chỉ còn chân răng yếu, không thể bảo tồn và có biến chứng nhiễm trùng ở chóp răng.

Các bước điều trị như sau:

  • Bác sĩ nhổ bỏ chân răng hàm bị sâu rồi tiến hành làm sạch ổ viêm nhiễm ở vùng chóp nhằm ngăn chặn không cho ổ nhiễm trùng lan rộng ra khu vực nướu và xương hàm.
  • Làm răng giả và tiến hành trồng răng vào vị trí cần điều trị trị bằng phương pháp cây ghép trụ implant, cầu răng sứ hoặc hàm giả tháo lắp trong trường hợp bị mất nhiều răng cùng lúc.

Sau khi lắp răng hàm giả, chức năng nhai có thể được khôi phục nhưng không chắc chắn được bằng răng thật. Bệnh nhân hãy trao đổi trực tiếp với nha sĩ để được tư vấn một phương pháp trồng răng giả phù hợp khi bị sâu răng hàm.

Làm thế nào để phòng ngừa sâu răng hàm?

Một số giải pháp đơn giản dưới đây có thể giúp ngăn ngừa sâu răng hàm:

  • Đánh răng thường xuyên, ít nhất là 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ
  • Lựa chọn các loại kem đánh răng có bổ sung flour giúp kháng khuẩn và làm răng chắc khỏe hơn
  • Chải răng kỹ kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng hàm, ngăn ngừa sự hình thành mảng bám
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hay các sản phẩm nước súc miệng chứa Flour để răng miệng luôn sạch sẽ và kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn.
  • Sử dụng bạn chải đánh răng có đầu lông tơ mềm mại, bề ngang của đầu chải đủ rộng để tác động đến toàn bộ bề mặt răng và có khả năng len lỏi vào sâu trong kẽ răng để lấy đi các mẩu thức ăn dính bên trong. Thay bàn chải đánh răng định kỳ sau mỗi 3 tháng.
  • Tránh ăn uống nhiều đồ ngọt, đồ chua và các thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, chẳng hạn như khoai tây, bánh quy… Nếu sử dụng bạn nên đánh răng ngay sau đó để ngăn chặn sự hình thành mảng bám, bảo vệ men răng.
  • Sử dụng các thực phẩm chứa các chất tốt cho răng như canxi, vitamin D3, phốt pho, flour…
  • Khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện, điều trị sớm sâu răng hàm nếu có.

Bạn nên tham khảo thêm

Đánh giá bài viết

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *