Làm Cầu Rắng Sứ Có Tốt Không? Có Bền Không? Giá Sao?

Làm cầu răng sứ là phương pháp làm răng giả cố định thay thế răng thật đã mất. Cầu răng được cố định vào 2 răng bên cạnh vị trí răng trống, nhờ đó cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ của răng. Vậy làm cầu răng sứ có tốt không? Trường hợp nào được thực hiện? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu câu trả lời chính xác. 

Làm cầu răng sứ có tốt không?
Cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định thay thế cho răng đã mất hiệu quả

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ hay là một trong hai phương pháp phục hình răng cố định phổ biến, bên cạnh phương pháp trồng răng Implant. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách mài nhỏ 2 răng thật ở 2 vị trí sát với răng cần điều trị nhằm tạo một cầu nối để chụp mão sứ lên cùi răng. Cầu răng sẽ nâng đỡ và cố định răng giả vững chắc, không xô lệch và đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.

Trên thị trường, cầu răng sứ được làm từ 2 vật liệu chính là sứ kim loại và sứ không kim loại (răng toàn sứ). Trong đó:

  • Răng sứ kim loại: Đây là dòng răng sứ có chi phí thấp, tuy nhiên hiệu quả mà nó đem lại không cao. Một số hợp chất kim loại thường sử dụng như Niken – Crom, Crom – Coban hoặc vàng, bạc..
  • Răng toàn sứ: Vật liệu toàn sứ có độ trong mờ chân thật, tự nhiên, độ bền cao và tính thẩm mỹ tối ưu.

Ưu và nhược điểm của phương pháp làm cầu răng sứ

Bất kỳ phương pháp nha khoa nào cũng có những thế mạnh và mặt hạn chế riêng và kỹ thuật cầu răng sứ cũng không ngoại lệ.

Làm cầu răng sứ có tốt không?
Cầu răng sứ là giải pháp phục hình chức năng, hình dạng và màu sắc của răng nhanh chóng

Ưu điểm của cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng rất được ưa chuộng vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Phục hình răng đã mất, lấy lại mọi chức năng của răng và cải thiện tính thẩm mỹ cho hàm răng;
  • Tính thẩm mỹ còn được thể hiện ở màu sắc răng giả tự nhiên, chân thật, hoàn toàn giống với răng thật;
  • Chất liệu sứ có độ bền cao, khả năng chịu lực lớn thực hiện tốt chức năng ăn nhai, giống như sử dụng răng thật;
  • So với trồng rằng bằng cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ có chi phí thấp hơn, tiết kiệm chi phí tối ưu;
  • Thời gian thực hiện nhanh chóng, khách hàng chỉ cần đến nha khoa 2 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày;

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội vừa kể trên, phương pháp cầu răng sứ cũng tồn tại một số mặt hạn chế như:

  • Hạn chế về đối tượng thực hiện vì để trồng cầu răng sứ phải đảm bảo có nền răng chắc khỏe mới có thể mài mòn làm trụ được;
  • Dù là phương pháp làm răng cố định nhưng cầu răng sứ không có khả năng phục hồi chân răng đã mất. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tiêu xương hàm cùng nhiều hệ lụy khác;
  • Cầu răng sứ có thời hạn sử dụng nhất định, tuổi thọ trung bình khoảng 7 – 10 năm. Sau thời gian này trụ răng dần yếu, hư hại và phải thay mới;

Các loại cầu răng sứ được dùng phổ biến

Phương pháp cầu răng sứ được chia làm 3 nhóm chính gồm:

  • Cầu răng sứ truyền thống: Đây là loại cầu răng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Chủ yếu sử dụng các răng khỏe ở hai bên vị trí răng đã mất, sau đó mài nhỏ đi để tạo thành trụ đỡ mão sứ, thay thế cho răng đã mất.
  • Cầu răng sứ nhảy: Kỹ thuật này thường được chỉ định cho những trường hợp răng không cần dùng nhiều lực như răng hàm. Cách thực hiện tương tự như làm cầu răng sứ truyền thống nhưng chỗ khác là thay vì trụ răng nằm ở 2 bên vị trí răng mất thì trụ răng chống mão sứ nằm hẳn 1 bên.
  • Cầu răng sứ cánh dán: Đây là loại cầu răng sứ được đánh giá cao nhất vì bảo tồn tối đa răng thật do ít phải mài nhỏ. Cầu răng sứ cánh dán thường được áp dụng cho vùng răng phía trước. Đây thực chất là răng giả và 1 dải kim loại nên được gọi là cánh dán. Phần này được cố định vào các răng trụ nằm ở 2 đầu tại vị trí mất răng bằng keo cement, phần ở giữa là răng giả.

Các trường hợp nên và không nên làm cầu răng sứ

Cầu răng sứ là kỹ thuật nha khoa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng đều có thể thực hiện được. Cụ thể như sau:

Làm cầu răng sứ có tốt không?
Làm cầu răng sứ chỉ phù hợp với những người có các răng liền kề khỏe mạnh, đủ điều kiện để mài nhỏ thành cùi răng

Chỉ định làm cầu răng sứ

  • Người bị mất răng nhưng các liền kề vẫn còn chắc khỏe để tiến hành mài nhỏ làm trụ đỡ mão sứ;
  • Người bị mất răng vĩnh viễn nhưng lại không đủ điều kiện thực hiện trồng răng Implant;

Chống chỉ định làm cầu răng sứ

  • Không khuyến cáo thực hiện cầu răng sứ cho trường hợp mất răng kế bên hoặc kề cận với răng số 8. Vì lúc này sẽ chỉ có 1 răng làm trụ dẫn đến việc điểm tựa không vững chắc, yếu đi nhanh chóng
  • Ngoài ra, răng số 8 được xem là chiếc răng bất ổn vì bản thân nó tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến chứng khó lường, thường phải nhổ bỏ đi nên không thể dùng nó để  làm cầu răng được.

Quy trình làm cầu răng sứ tại nha khoa

Phương pháp làm cầu răng sứ được thực hiện theo quy trình 5 bước của Bộ Y tế như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, khách hàng sẽ được thăm khám sức khỏe tổng quát, bao gồm cả sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn diện. Khi có kết quả chẩn đoán sẽ được tư vấn phác đồ điều trị phù hợp với phương pháp cụ thể là làm cầu răng sứ. Đồng thời, những thông tin về chọn lựa vật liệu, chi phí thực hiện, quy trình cụ thể… đều sẽ được tư vấn một cách kỹ lưỡng.

Bước 2: Gây tê và mài cùi

Khi đạt được những thỏa thuận chung giữa nha khoa và khách hàng sẽ tiến tới những kỹ thuật chuyên sâu. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được gây tê tại vị trí răng cần điều trị để giảm đau, giúp quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi hơn.

Sau đó, tiến hành mài cùi 2 răng kề cận vị trí trồng răng giả theo tỷ lệ đã được tính toán sẵn. Đây là bước quan trọng cần được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo hạn chế những xâm lấn sâu gây ảnh hưởng đến cấu trúc bên trong răng.

Bước 3: Lấy dấu hàm và gắn răng tạm

Tiến hành lấy dấu hàm với các thông số chính xác, chuyển sang phòng Labo để chế tác mão răng sứ. Trong quá trình đợi mão sứ chính thức, bạn sẽ được gắn mão răng tạm thời để không làm gián đoạn chức năng ăn nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 4: Gắn cầu răng sứ

Khi đã hoàn thành cầu răng sứ, khách hàng sẽ phải quay trở lại nha khoa một lần nữa để được gắn vào trụ răng đã mài. Quá trình gắn cầu răng sứ không mất nhiều thời gian, tuy nhiên cần được thực hiện kỹ lưỡng, chuẩn xác, kiểm tra độ chắc chắn, cố định của mão răng sứ, đảm bảo không bị chênh, phô hay làm lệch khớp cắn.

Bước 5: Kết thúc quy trình và hẹn lịch tái khám

Khi đã hoàn thành các bước gắn răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra qua một lượt nữa nhằm đảm bảo cầu răng nằm đúng vị trí và được cố định chắc chắn. Đồng thời, hướng dẫn cách chăm sóc giữ gìn cầu răng sứ tại nhà để đảm bảo duy trì độ bền đẹp dài lâu.

Làm cầu răng sứ có bền không?

Làm cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng cố định đơn giản nhất hiện nay. Tuy nhiên, để đánh giá cầu răng sứ có bền hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể kể đến như:

Làm cầu răng sứ có tốt không?
Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào chất liệu vật liệu, chất lượng cùi răng, tay nghề nha sĩ, cách chăm sóc giữ gìn…
  • Chất lượng cùi răng: Để cố định cùi răng sứ bắt buộc phải mài nhỏ 2 răng kề cận. Và để đảm bảo cùi răng có độ bền chắc dài lâu đòi hỏi răng trước khi mài phải là chiếc răng khỏe mạnh bình thường, không mắc bệnh. Nếu cùi răng kém chất lượng, lung lay, viêm nhiễm thì mão răng sứ cũng khó có thể giữ được chắc chắn, kéo theo suy giảm tuổi thọ của răng.
  • Dựa vào chất liệu: Chất liệu mão sứ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến độ bền của cầu răng sứ. Các chuyên gia cho biết, răng sứ có 2 loại gồm răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ. Trong đó, dùng răng toàn sứ được đánh giá có tuổi thọ cao hơn răng sứ kim loại, từ 20 năm trở lên. Không những vậy, so với răng sứ kim loại dễ làm đen viền nướu thì màu sứ nguyên khối trông tự nhiên, chân thật hơn.
  • Tay nghề bác sĩ thực hiện: Độ bền của cầu răng sứ bao lâu cũng chịu ảnh hưởng từ tay nghề chuyên môn của bác sĩ. Những bác sĩ giỏi, chuyên mô cao, kinh nghiệm dày dặn sẽ có quy trình thực hiện chuẩn xác, từ bước mài răng cho đến bước lắp răng sứ. Ngược lại, người thực hiện còn non kinh nghiệm, cầu răng sứ được lắp lỏng lẻo sẽ không được bền, tuổi thọ răng cũng sẽ giảm theo.

Bên cạnh các yếu tố trên, cách chăm sóc răng miệng hàng ngày cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của cầu răng sứ. Theo đó, bạn cần chú ý một số cách sau:

  • Đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ ngày để loại bỏ mảng bám, ngăn ngừa cao vôi cũng như vi khuẩn trong khoang miệng;
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để loại bỏ các kẽ răng, đặc biệt là những vùng tiếp xúc giữa răng, nướu;
  • Có thể dùng bàn chải kẽ để làm sạch các vụn thức ăn sót lại, đặc biệt kẹt trong trụ cầu.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi độ bền của cầu răng sứ và có hướng xử lý kịp thời khi có bất thường.

Trên đây là những thông tin về phương pháp làm cầu răng sứ. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp quý bạn đọc am hiểu hơn về kỹ thuật trồng răng giả này và đưa ra sự chọn lựa phù hợp với tình trạng mất răng của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cầu răng sứ hay bất kỳ phương pháp trồng răng giả nào, tốt nhất nên trao đổi trực tiếp với nha sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA