Bà bầu ăn mướp đắng (khổ qua) được không? Lợi & hại?

Mướp đắng hay khổ qua chứa nhiều khoáng chất và protein cần thiết cho sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu ăn mướp đắng được không và ăn bao nhiêu là một vấn đề nhiều người thắc mắc. Bà bầu có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

bà bầu ăn mướp đắng được không
Tìm hiểu thông tin bà bầu ăn mướp đắng được không để có chế độ dinh dưỡng phù hơp

Bà bầu ăn mướp đắng được không?

Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, là một loại rau thuộc họ bầu bí, bí đỏ và dưa chuột. Mướp đắng được trồng trên khắp thế giới để lấy quả làm rau và thường được xem là một trong các món ăn chính ở một số nền ẩm thực châu Á.

Khổ qua (mướp đắng) được cho là có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên bà bầu ăn khổ qua được không là một vấn đề dẫn đến nhiều tranh cãi. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất nước từ quả và lá mướp đắng hoàn toàn an toàn để tiêu thụ trong thai kỳ. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác cho biết, rễ và hạt mướp đắng có thể gây yếu thành tử cung và dẫn đến một số rủi ro nhất định trong thai kỳ, chẳng hạn như sảy thai. Ngoài ra, một số nghiên cứu khác cho biết thêm, phụ nữ đang cố gắng mang thai nên tránh tiêu thụ mướp đắng.

Hiện tại không có nghiên cứu khoa học cụ thể về việc bầu 3 tháng đầu có nên ăn mướp đắng hay không hoặc ăn mướp đắng có gây hưởng đến thai nhi hay không. Đặc tính của mướp đắng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe khi được ăn thường xuyên. Tuy nhiên, bà bầu ăn mướp đắng đôi khi có thể gây chảy máu tử cung và các tác dụng phụ khác khi mang thai. Do đó, cách tốt nhất để xác định bầu có nên ăn mướp đắng không và ăn bao nhiêu là phù hợp, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn được được hướng dẫn cụ thể.

Lợi ích của việc ăn mướp đắng khi mang thai

Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Cụ thể, khi nấu chín kỹ mướp đắng có thể mang lại một số tác dụng như:

1. Mướp đắng giàu chất dinh dưỡng

Mướp đắng là một nguồn tuyệt vời các chất dinh dưỡng quan trọng, cần thiết để tăng cường sức khỏe của mẹ và bé. Theo thống kê, trong 95 gram mướp đắng thô (chưa chế biến) cung cấp các thành phần dinh dưỡng như:

  • Lượng calo kcal
  • Carb 4 g
  • Chất xơ 2 g
  • Vitamin C chiếm 93% nhu cầu hàng ngày
  • Vitamin A chiếm 44% nhu cầu hàng ngày
  • Folate chiếm 16% nhu cầu hàng ngày ở phụ nữ mang thai
  • Kali chiếm 8% nhu cầu hàng ngày
  • Kẽm chiếm 5% nhu cầu hàng ngày
  • Sắt chiếm 4% nhu cầu hàng ngày
bà bầu ăn khổ qua được không
Mướp đắng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sức khỏe trong thai kỳ

Mướp đắng đặc biệt giàu vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng liên quan đến việc tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng chống bệnh tật, hỗ trợ hình thành xương ở thai nhi và ngăn ngừa loãng xương ở bà bầu. Bên cạnh đó, vitamin C cũng cần thiết cho quá trình hấp thụ sắt, ngăn ngừa chứng thiếu máu thiếu sắt ở bà bầu.

Khổ qua cũng chứa nhiều vitamin A, một loại vitamin hòa tan trong chất béo, có thể tăng cường thị lực, hỗ trợ phát triển chức năng mắt của bé và cải thiện làn da của mẹ. Ngoài ra, hàm lượng folate, kali, kém, sắt cao trong mướp đắng có thể hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển ở thai nhi.

Mướp đắng là một nguồn cung cấp catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic dồi dào. Đây là những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do và ngăn ngừa một số tổn thương trong thai kỳ. Thêm vào đó hàm lượng chất xơ cao, đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày trong một bát mướp đắng, khoảng 95 g, có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng táo bón và bệnh trĩ trong thai kỳ.

Nói tóm lại, mướp đắng là một nguồn chất dinh dưỡng dồi dào và phù hợp sử dụng trong thai kỳ để tăng cường sức khỏe thai kỳ.

2. Khổ qua giàu axit folic

Axit folic là một hoạt chất quan trọng đối với phụ nữ trước và khi đang mang thai. Khoáng chất này có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ và ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh hoặc tật nứt đốt sống.

bầu có nên ăn mướp đắng
Khổ qua chứa nhiều axit folic có thể ngăn ngừa dị tật ở thai nhi

Mướp đắng là một trong các loại thực phẩm chứa nhiều aixt folic dành bà bầu. Hàm lượng axit folic trong mướp đắng rất cao, có thể chiếm 1/4 nhu cầu khoáng chất này ở phụ nữ mang thai. Do đó, nếu bạn thắc mắc bầu 3 tháng đầu có nên ăn mướp đắng không, thì có thể bà bầu nên bổ sung mướp đắng trước khi mang thai và những tháng đầu để tăng hàm lượng axit folic. Tuy nhiên, luôn luôn trao đổi với bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Mướp đắng có hàm lượng chất xơ cao

Mướp đắng là một trong các loại rau chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao. Do đó, bà bầu thường xuyên tiêu thụ mướp đắng có thể ngăn ngừa cảm giác thèm ăn đối với các loại đồ ăn nhiều calo và thức ăn vặt. Điều này giúp bà bầu hạn chế được nguy cơ tăng cân quá mức và béo phì trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, táo bón, bệnh trĩ và các vấn đề tiêu hóa khác tương đối phổ biến trong thai kỳ. Các điều kiện sức khỏe này có thể khiến bà bầu cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và ba.

Mướp đắng có hàm lượng chất xơ cao có thể ngăn ngừa bệnh táo bón và bệnh trĩ trong thai kỳ. Do đó, bà bùa có thể thêm mướp đắng vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện các vấn đề khó chịu trong thai kỳ. Do đó, nếu bạn thắc mắc, bầu 5 tháng ăn mướp đắng được không, thì bạn có thể sử dụng mướp đắng với số lượng nhất định để ngăn ngừa các cơn táo bón.

4. Phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Một số nghiên cứu cho biết, sử dụng mướp đắng thường xuyên có thể ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ và giảm thiểu rủi ro mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh con. Các hoạt chất có trong mướp đắng được cho là có thể cân bằng lượng đường trong cao mô, thúc đẩy quá trình tiết insulin, hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu.

Theo các nghiên cứu, sử dụng mướp đắng mỗi ngày có thể tăng cường các chất dinh dưỡng như charantin và polypeptide-P, hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường thai kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, hiện tại các nghiên cứu còn hạn chế và cần được chứng minh thêm.

bầu 3 tháng đầu có nên ăn mướp đắng
Mướp đắng có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường trong thai kỳ

5. Mướp đắng chứa chất chống oxy hóa

Mướp đắng có hàm lượng vitamin C tương đối cao. Đây là các chất chốn oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp bà bầu chống lại vi khuẩn có hại, tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa một số bệnh lý trong thai kỳ. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa cũng được cho alf có thể hỗ trợ xây dựng hệ thống miễn dịch ở thai nhi đang phát triển.

Một số nghiên cứu cho biết, các chất chống oxy hóa trong mướp đắng có đặc tính chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ruột kết, phổi và ung thư vòm họng. Một số nghiên cứu khác cũng cho biết, thường xuyên sử dụng khổ qua cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ lây lan của các tế bào ung thư vú và đồng thời thức đẩy quá trình tiêu diệt tế bào ung thư.

6. Kiểm soát nồng độ cholesterol

Nồng độ cholesterol cao có thể dẫn đến tích tụ các chất béo bên trong động mạc. Điều này khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Một số nghiên cứu cho thấy, thường xuyên sử dụng mướp đắng có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao trong thai kỳ.

Nồng độ cholesteol có thể tăng cao tự nhiên tại một số thời điểm nhất định trong thai kỳ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi. Tuy nhiên nồng độ cholesterol cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm gan, suy gian, sỏi mật và một số bệnh lý liên quan khác. Do đó, bà bầu cần kiểm soát nồng độ cholesterol trong thai kỳ, bằng cách tiêu thụ mướp đắng và các loại thực phẩm có thể cân bằng nồng độ cholesterol khác.

7. Hỗ trợ sự phát triển toàn diện của thai nhi

Mướp đắng là một nguồn chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, mướp đắng có chứa sắt, niacin, kali, axit pantothenic, kẽm, pyridoxine, magiê và mangan, có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của thai nhi.

bầu 5 tháng ăn mướp đắng được không
Khổ qua chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

Bên cạnh đó, mướp đắng cũng chứa các vitamin cần thiết cho sự phát triển não bộ như riboflavin, thiamine, Vitamin B1, B2, B3. Ngoài ra nguồn canxi và beta carotene trong mướp đắng cũng hỗ trợ hình thành xương và ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Mướp đắng là một nguồn chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc sử dụng mướp đắng trong thai kỳ cũng có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định. Ở một số bà bầu, mướp đắng có thể gây ngộ độc do thành phần có tính kiềm. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm gây đau bụng, đỏ mặt, buồn nôn, tiêu chảy và yếu cơ ở phụ nữ mang thai. Do đó, cách tốt nhất để xác định bà bầu ăn mướp đắng được không, là trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Rủi ro khi ăn mướp đắng trong thai kỳ

Khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải mướp đắng là một chất bổ sung lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều mướp đắng, đặc biệt là trong thai kỳ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Cụ thể các rủi ro khi thường xuyên tiêu thụ mướp đắng bao gồm:

Bầu ăn khổ qua có sao không
Khổ qua được cho là chứa nhiều thành phần không phù hợp trong thai kỳ
  • Mướp đắng chứa độc tính: Mướp đắng được cho là có chứa một số độc tính như quinin, glycosid saponic và morodicine. Đây là các hoạt chất có thể phát tán độc tố trong cơ thể người, dẫn đến các dấu hiệu như đau dạ dày, buồn nôn, tầm nhìn mờ, nôn mửa, đỏ mặt, tiêu chảy, tiết nhiều nước bọt và yếu cơ ở phụ nữ mang thai.
  • Dẫn đến rối loạn tiêu hóa: Phụ nữ tiêu thụ quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến nhiều rủi ro liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đay dạ dày, tiêu chảy, chuột rút ở bụng và các vấn đề liên quan khác.
  • Dị ứng: Một số phụ nữ mang thai có thể bị dị ứng với mướp đắng, cụ thể là hạt mướp đắng. Hạt mướp đắng có chứa chất vicine, có thể dẫn đến tình trạng đau bụng và phát ban ở những người nhạy cảm. Bên cạnh đó, hoạt chất arils có màu đỏ ở hạt mướp đắng là một chất độc ở trẻ em, do đó mướp đắng thường được sử dụng hạn chế ở bà bầu và trẻ em.
  • Sinh non: Trong một số trường hợp, phụ nữ sử dụng quá nhiều bầu bí, mướp đắng (khổ qua) có thể dẫn đến các rối loạn ở tử cung và tăng nguy cơ chuyển dạ sinh non.
  • Gây hạ đường huyết: Khổ qua có thể tác động đến lượng đường trong máu, do đó bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn đang cần sử dụng thuốc hạ đường huyết.

Mang thai là một khoảng thời gian đặc biệt và đòi hỏi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Mướp đắng thường không được khuyến khích đối với phụ nữ mang thai do các tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai kỳ và tác động đến sức khỏe của bé trong tương lai. Tuy nhiên, bà bầu nên trao đổi với bác sĩ về vấn đề bà bầu ăn mướp đắng được không để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (1 bình chọn)

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Ác thay, cứ 10 người phụ nữ thì có đến 9 người mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung sau sinh. Vậy, làm thế nào để các mẹ thoát khỏi căn bệnh này mà vẫn đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *