Bệnh Zona Thần Kinh Ở Người Già Và Thông Tin Cần Biết
Nội dung bài viết
Bệnh zona thần kinh có thể tự khỏi ở người trẻ, có sức đề kháng tốt. Tuy nhiên, bệnh zona thần kinh ở người già thường khó chữa và gây biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin quan trọng về bệnh zona thần kinh và phương pháp chữa trị đúng cách, nhằm giảm tác động xấu tới sức khỏe người cao tuổi.
Nguyên nhân, triệu chứng zona thần kinh ở người già
Zona thần kinh là bệnh lý về da, xảy ra khi virus Varicellac Zoster tái hoạt động. Đây là chủng virus gây nên bệnh thủy đậu. Người có tiền sử mắc bệnh thủy đậu thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh cao hơn người chưa bị.
Bởi vì, dù bệnh thủy đậu được chữa khỏi, thì virus Varicellac Zoster sẽ không bị triệt tiêu hoàn toàn. Nó sẽ trú ngụ trong các hạch thần kinh.
Khi gặp điều kiện thích hợp như sức khỏe giảm sút, hệ miễn dịch hoạt động kém thì virus này sẽ xuất hiện và gây bệnh zona.
Virus này có thể ủ bệnh trong mấy chục năm. Nhiều người cao tuổi từng bị thủy đậu, sẽ dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch suy giảm.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh zona ở người cao tuổi cũng giống như với người trẻ. Khi virus tái hoạt động thì nó sẽ ủ bệnh trong thời gian 2 – 3 ngày.
Thời gian này người bệnh sẽ có gặp các triệu chứng như:
- Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau đầu
- Đau nhức người, đặc biệt là dọc theo các dây thần kinh
- Ở một hoặc một vài vùng da có cảm giác bỏng rát, bị châm chích, ngứa ngáy.
- Màu nước tiểu vàng đậm
Sau 2 – 3 ngày, vùng da bị bỏng rát sẽ thành mảng đỏ. Tiếp theo sẽ sự xuất hiện một hoặc một vài đám mụn nước li ti. Ban đầu, đám mụn nước này có bề mặt dày, khó vỡ.
Sau một thời gian thì sẽ mỏng dần, vỡ ra, xẹp lại tạo vảy. Khi các lớp vảy này bong ra thì đó là lúc bệnh khỏi hoàn toàn.
Virus gây bệnh zona thần kinh ở người già có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Nhưng thông thường sẽ xuất hiện ở vùng mắt, gáy cổ, liên sườn, ngực bụng, vùng đầu.
Người cao tuổi bị bệnh zona bao lâu thì khỏi? Có nguy hiểm không?
Thời gian điều trị khỏi bệnh zona thần kinh ở người cao tuổi phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách, zona sẽ được chữa khỏi sau 3 – 5 tuần.
Tuy nhiên, đối với những người bệnh có sức đề kháng kém, hoặc không chữa đúng cách, thời gian điều trị có thể lên tới hàng tháng.
Bệnh zona thần kinh sẽ không nguy hiểm với những người có sức đề kháng tốt, cách chăm sóc tốt. Với những người này, bệnh có thể tự khỏi.
Ở người cao tuổi với hệ miễn dịch kém, khả năng tự khỏi bệnh là rất thấp. Thậm chí, nếu người cao tuổi bị zona thần kinh mà không điều trị kịp thời, có thể xảy ra nhiều biến chứng nặng nề.
Các biến chứng thường thấy của bệnh zona thần kinh ở người cao tuổi là:
- Biến chứng vùng mắt
Virus tấn công vào dây thần kinh mắt và gây nên những tổn thương cho giác mạc. Biến chứng về mắt thường gặp là viêm giác mạc, loét giác mạc và nhiễm trùng võng mạc.
Người bệnh sẽ bị giảm thị lực, thậm chí là mất thị lực. Vì nằm sát vùng trán nên sẽ gây đau nhức cho vùng trán và đầu…
- Biến chứng vùng tai, miệng
Virus tấn công tới vùng dây thần kinh mặt ngoại biên và gây nên biến chứng với tên gọi là hội chứng Ramsay Hunt. Người bị hội chứng này sẽ bị đau tai, giảm hoặc thậm chí mất thính giác, đau ngứa vùng mặt, hoặc tê liệt mặt.
- Biến chứng dây thần kinh
Vì virus này trú ngụ ở hạch và dây thần kinh, nên khi tái hoạt động nó sẽ tấn công vùng này. Với người cao tuổi mắc bệnh trong thời gian dài, sợi thần kinh sẽ bị viêm, xung thần kinh truyền dẫn bất thường, gây cảm giác đau nhức âm ỉ ở bên trong da. Ngay cả khi chữa khỏi, vùng dây thần kinh bị viêm vẫn có thể còn bị đau.
Trong trường hợp xấu nhất, bệnh zona thần kinh ở người già có thể gây viêm phổi, viêm gan, viêm màng não.
Người già bị zona thần kinh điều trị như thế nào?
Dưới đây là 3 phương pháp điều trị zona thần kinh ở người cao tuổi được áp dụng nhiều nhất:
Điều trị zona thần kinh bằng thuốc Tây
Điều trị zona bằng Tây y là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc bôi để tác động trực tiếp tới virus.
Do vậy, phương pháp này thường mang lại hiệu quả nhanh nhất trong các cách điều trị bệnh zona ở người cao tuổi.
Các loại thuốc Tây y thường được sử dụng trong điều trị bệnh zona hiện nay là:
- Valtrex
- Acyclovir
- Valacyclovir
- Famciclovir
- Prednisone
- Corticosteroid
Dựa vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài thuốc uống, bác sĩ cùng thường kê thêm thuốc bôi để hỗ trợ điều trị. Các loại thuốc bôi phổ biến hiện nay là:
- Thuốc bôi dạng mỡ Acyclovir
- Thuốc bôi dạng kem Emla
- Thuốc gây tê Lidocain
Đối với người cao tuổi bị zona ở vùng mắt, nên tới khám chuyên khoa mắt để có cách xử lý và điều trị phù hợp cho vùng giác mạc.
Điều trị zona thần kinh bằng Đông y
Điều trị zona thần kinh bằng Đông y không có hiệu quả nhanh như Tây y. Cách chữa này có ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ.
Do vậy, hiện nay có nhiều người tin dùng các bài thuốc Đông y để chữa trị zona thần kinh cho người cao tuổi.
Theo Đông y, zona thần kinh do nội quan bị rối loạn nên gây bệnh. Do đó, các bài thuốc trị thường khác nhau và dựa vào vấn đề của người bệnh.
- Bài thuốc trị zona do tỳ hư, thấp trệ
Bài thuốc gồm các thảo dược: Cam thảo, bồ công anh, kim ngân hoa, bạch linh, hậu phác,… Sắc thành nước, uống 1 thang/ngày.
- Bài thuốc trị zona do khí huyết ứ trệ
Bài thuốc gồm các loại thảo dược: Đương quy, hồng hoa, cam thảo, ngưu tất, đào nhân, sài hồ… Đem sắc thành nước, uống 1 thang/ ngày.
Bạn nên đến gặp thầy thuốc Đông y để được chẩn đoán cụ thể và hướng dẫn sử dụng bài thuốc phù hợp, đúng liều lượng.
Điều trị zona thần kinh tại nhà
Người cao tuổi mắc bệnh zona thần kinh sẽ lâu khỏi và dễ mắc biến chứng hơn người trẻ. Do vậy, người già không nên tự điều trị zona thần kinh tại nhà.
Để được cung cấp liệu pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên thăm khám sức khỏe từ sớm.
Để nhanh khỏi bệnh, thì người cao tuổi nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, kết hợp với với chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe, tăng sức đề kháng.
Người bệnh cũng nên tập các bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết. Đồng thời người cao tuổi nên giữ tinh thần thoải mái, không nên quá lo lắng.
Bị zona thần kinh kiêng ăn gì, nên ăn gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cũng nên quan tâm tới vấn đề ăn uống. Tiêu dùng các thực phẩm lành mạnh sẽ hỗ trợ cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiêng một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn, lâu khỏi hơn.
Thực phẩm nên ăn khi bị zona thần kinh
Khi bị zona thì người bệnh nên ăn các loại thực phẩm có chứa lysine như thịt gà, cá, các loại cây họ đậu, sữa tươi…
Lysine là một axit amin có tác dụng làm ức chế, kiếm chế hoạt động của virus. Nhờ đó mà làm giảm tốc độ lây lan của bệnh trong cơ thể. Hơn nữa, lysine có tác dụng giảm viêm và chống nhiễm trùng khi mụn nước bị vỡ ra.
Người bệnh nên ăn nhiều cam, quýt, kiwi, bưởi, dâu tây… để bổ sung vitamin C tự nhiên. Vitamin C có tác dụng rất tốt trong việc kháng viêm, giảm nhiễm trùng. Một tác dụng khác của vitamin C đó là tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ngoài ra, nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B6, B12 (như cá ngừ, chuối) để hỗ trợ điều trị bệnh zona thần kinh ở người già.
Bị zona thần kinh không nên ăn gì?
Người già bị zona thần kinh nên kiêng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh. Bởi vì chất béo, chất cay nóng sẽ làm cho tình trạng viêm nhiễm kéo dài hơn, mụn nước lâu vỡ ra.
Người già không nên ăn ngũ cốc, yến mạch, các món làm từ bột mỳ, các loại hạt, đậu nành… Bởi vì trong các loại thực phẩm này có chứa axit arginine.
Đây thành phần có khả năng làm tăng tốc độ sinh sôi, phát triển của virus gây bệnh. Các loại đồ uống có ga, có cồn như rượu bia cùng nên tránh. Bởi vì thành phần của đồ uống này không tốt cho sức khỏe, làm hệ miễn dịch kém đi.
Bệnh zona thần kinh ở người già cần được chữa trị kịp thời và đúng cách để tránh các biến chứng không mong muốn. Người già có hệ miễn dịch và sức đề kháng suy giảm nên dễ dàng mắc bệnh zona thần kinh.
Do đó, tiêm vắc xin phòng bệnh zona thần kinh là một lựa chọn người cao tuổi nên xem xét để giảm khả năng mắc bệnh.
Thông tin quan trọng:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!