Zona Thần Kinh Và Giời Leo Giống Hay Khác Nhau? – VHEA Việt Nam
Nội dung bài viết
Zona thần kinh và giời leo là đều là chứng bệnh da liễu. Hai bệnh này có giống nhau không, cách phân biệt bệnh thế nào là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay.
Biểu hiện zona thần kinh và giời leo khá giống nhau nên khi nhìn qua sẽ dễ bị nhầm lẫn. Hai loại bệnh này có sự khác biệt nên bạn cần biết cách phân biệt và đưa ra lộ trình điều trị sao cho phù hợp.
Cách phân biệt zona và giời leo như thế nào hãy tìm hiểu tiếp ở các phần dưới đây.
Phân biệt zona thần kinh và giời leo
Bệnh zona thần kinh và giời leo là hai bệnh lý về da liễu. Nếu nhìn biểu hiện bên ngoài bạn có thể bị nhầm lẫn. Thực chất hai loại bệnh này có sự khác biệt. Cụ thể điểm khác biệt đó như sau:
Về khái niệm
Bệnh zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da do có sự hoạt động của virus Varicella Zoster. Loại virus này ở trong dây thần kinh nằm bên trong cơ thể khi có điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát.
Điều kiện tốt để loại virus này phát triển là vào mùa xuân. Bệnh lý có thể lây qua đường tiếp xúc giữa người với người. Hoặc bệnh có thể lây qua tiếp xúc đồ vật với người bị bệnh.
Còn bệnh giời leo thì do tiếp xúc với con giời leo hoặc một loại côn trùng khác. Đây là tên gọi dân gian mà mọi người đặt.
Khi quan sát biểu hiện bên ngoài của bệnh sẽ có nhiều người nhầm lẫn về tình trạng của hai loại bệnh này.
Về triệu chứng
Nhìn qua thì cả hai loại bệnh này có phần giống nhau nhưng để ý kỹ thì sẽ có sự khác biệt. Cụ thể biểu hiện của giời leo zona thần kinh như sau:
- Zona thần kinh
Người bị zona thần kinh sẽ phát sinh triệu chứng ở khu vực dọc theo dây thần kinh. Khu vực phổ biến dễ phát bệnh nhất là ở cổ, vai, cánh tay, trán, quanh mắt hoặc ở vùng đầu.
Khi mới phát bệnh, vùng da sẽ đỏ hơn bình thường, xuất hiện các gờ cao nổi trên bề mặt da. Dấu hiệu này có thể mọc thành cụm hoặc rải rác. Khoảng từ 1 đến 2 tiếng, các gờ nổi sẽ chuyển thành mụn nước trong suốt, nổi thành cụm.
Khi chất dịch này chuyển sang màu đục hơn, mụn nước sẽ vỡ ra và tạo thành những vết loét sau đó đóng vảy và để lại sẹo. Thời gian phát bệnh đến lúc lành sẹo kéo dài trong vòng 1 tháng.
Đi kèm dấu hiệu trên da, zona thần kinh còn có những biểu hiện khác như: mệt mỏi, đau đầu, nổi hạch sưng ở vùng lân cận.
Zona thần kinh khác giời leo nên sẽ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh zona đó là: đau dây thần kinh sau khi đã khỏi hoặc rối loạn cảm giác.
- Bệnh giời leo
Giời leo chỉ để lại tổn thương ở vùng da có tiếp xúc nên mức độ ảnh hưởng so với zona thấp hơn. Vùng da nào tiếp xúc với côn trùng sẽ để lại dấu hiệu, triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào.
Những triệu chứng cụ thể của bệnh giời leo đó là: da đỏ, xuất hiện cảm giác ngứa rát, có thể xuất hiện mụn nước hoặc không.
Thời gian phát bệnh đến lúc lành sẹo của bệnh chỉ kéo dài dưới 10 ngày. Giời leo hầu như không để lại biến chứng về sau.
Cách khắc phục bệnh zona thần kinh và bệnh giời leo
Cách điều trị zona thần kinh và giời leo khác nhau vì thế bạn cần lựa chọn đúng phương pháp.
Hiểu sai tình trạng bệnh và chọn sai phương pháp điều trị sẽ khiến da thêm tổn thương thậm chí là để lại sẹo vĩnh viễn.
Cách điều trị bệnh zona thần kinh
Zona thần kinh do virus bên trong cơ thể gây ra vì thế khi điều trị cần phải tập trung vào việc ứng chế vi khuẩn và bên ngoài da.
Đối với phương pháp điều trị tại chỗ bạn có thể dùng những loại thuốc sau đây:
- Thuốc sát khuẩn, thuốc xanh methylen 1%, thuốc tím methyl 1%, thuốc mỡ Acyclovir để ức chế vi khuẩn hoạt động vùng da bị tổn thương.
- Thuốc Lidocain gel hoặc Capsaicin sẽ được dùng nếu vùng da bị tổn thương nặng.
- Một số trường hợp bị nặng, bác sĩ sẽ cho thuốc uống để kìm hãm sự phát triển của virus gây bệnh.
- Thuốc uống Acyclovir 200mg uống 1 viên/ lần, tần suất 5 lần/ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 tiếng và dùng liên tiếp trong 7 ngày. Nếu nghi ngờ bội nhiễm có thể kết hợp dùng với kháng sinh.
- Thuốc Paracetamol hoặc dùng thuốc Diazepam để cải thiện tình trạng tăng thân nhiệt, đau đầu và mệt mỏi.
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế thần kinh có thể sử dụng để điều trị khi các loại thuốc trên không có tác dụng.
Cách điều trị bệnh giời leo
Ngay sau có biểu hiện viêm da dị ứng do tiếp xúc với con giời leo bạn cần phải vệ sinh sạch vùng da đó. Sau khi làm sạch thì dùng thuốc Steroid để giảm ngứa và sưng tại chỗ.
Lưu ý, loại thuốc này không được dùng quá 10 ngày bởi nó có thể gây teo collagen, gây bào mòn và khiến cho da bị co rút. Quá trình sử dụng thuốc nên kết hợp với kem dưỡng để làm dịu da đồng thời bổ sung thêm nước.
Khi điều trị zona thần kinh và giời leo cần phải hạn chế gãi lên vùng da tổn thương. Nếu để da chảy máu sẽ hình thành sẹo, khó lành lặn về sau.
Phòng ngừa zona thần kinh với bệnh giời leo
Khi bị zona thần kinh và bệnh giời leo bạn sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy. Tốt nhất bạn nên chủ động cách phòng ngừa hai loại bệnh này kể cả khi bệnh hiếm khi để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.
Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh zona và giời leo mà bạn nên áp dụng:
Phòng ngừa bệnh giời leo
Để hạn chế bệnh giời leo phát triển bạn nên:
- Tránh tiếp xúc da với các loại côn trùng đặc biệt là con giời leo.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, thành phần có thể gây dị ứng da.
- Vệ sinh sạch sẽ da nhất là vùng da bị phát ban, dùng băng ẩm đè lên vùng da phát ban để giảm đau.
- Đối với trẻ nhỏ cần tiêm vắc xin để ngăn ngừa thủy đậu.
Phòng ngừa bệnh zona thần kinh
Virus gây bệnh zona thần kinh không thể loại bỏ và có thể tái phát nếu gặp điều kiện thuận lợi. Chủ động phòng ngừa là cách làm tốt nhất để bạn không mắc phải bệnh này.
Cách phòng ngừa bệnh zona thần kinh như sau:
- Tiêm vắc xin đặc biệt là vắc xin ngừa thủy đậu bởi loại vắc xin này sẽ tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, ức chế virus phát triển, làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh cá nhân đặc biệt là tay phải được vệ sinh sạch sẽ.
- Tuyệt đối không dùng tay chạm lên mụn nước tiếp xúc với người có hệ miễn dịch yếu hoặc người chưa từng bị thủy đậu.
- Dùng băng gạc, quần áo để che lại mụn nước và vết phát ban.
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi thư giãn điều độ.
- Tăng cường luyện tập thể thao để tăng sức đề kháng phòng bệnh.
- Giữa tình thần thoải mái, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái stress, mệt mỏi…
- Người bị zona thần kinh nên ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C, lysine, bổ sung thêm vitamin B12 và B6 cho cơ thể.
- Khi mắc bệnh tuyệt đối không tiếp xúc với phụ nữ mang thai và trẻ em.
- Không chà xát hay để nước bẩn tiếp xúc với da nổi mụn nước để tránh làm vỡ mụn nước, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Dù là zona thần kinh hay giời leo thì khi mới có triệu chứng bạn cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Xác định đúng tình trạng bệnh, chọn đúng liệu trình phù hợp sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian chữa trị hơn.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn phân tích kỹ về zona thần kinh và giời leo. Hi vọng bạn sẽ có được những thông tin hữu ích để chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!