Zona Thần Kinh Có Để Lại Sẹo Không? Cách Ngừa & Chữa Trị VHEA

Zona thần kinh có để lại sẹo không thuộc top những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất bởi cộng đồng người bệnh zona, đặc biệt là các chị em. Và bên cạnh đó, liệu có cách nào để hạn chế sẹo hình thành do bệnh gây nên? Hãy cùng VHEA Việt Nam tìm hiểu toàn diện về khía cạnh này của bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh có để lại sẹo không?

Zona thần kinh là một bệnh cấp tính về nhiễm trùng da, gây viêm dây thần kinh do một trong số virus họ nhà Herpes gây ra – virus số 3 HHV3 .

Virus này cũng là căn nguyên khởi phát ra bệnh thủy đậu nếu chưa được tiêm vaccine phòng chống bệnh. Sau khi phát thủy đậu, chúng vẫn nương trong rễ hạch thần kinh chờ thời cơ thích hợp để tái hoạt tạo ra zona thần kinh và hình thành các mụn nước.

Virus gây ra zona
Virus gây ra zona

Sau khi các nhóm mụn dịch nước vỡ, chúng sẽ nhanh chóng khô lại trong tuần ngày tiếp theo nhưng da chưa lành lại hoàn toàn, vẫn có thể hơi ửng đỏ. Dần dần sau đó, da hồi phục nhưng vẫn thấy rõ dấu tích sẹo của zona.

Như vậy sau khi hết zona, những vùng da bị tổn thương, mọc chùm bóng nước sẽ xuất hiện sẹo.

Sẹo zona thần kinh chia ra 2 loại: Sẹo tự lặn và sẹo vĩnh viễn.

  • Sẹo tự lặn

Sẹo tự lặn chiếm phần lớn hơn sẹo vĩnh viễn. Trong đó, sẹo tự lặn sẽ ở những bệnh nhân zona thường, điều trị đúng phương pháp và điều trị tận gốc.

Sẹo này sẽ tự thu hẹp diện tích dần, mờ dần đi trong vòng nửa năm đến một năm tùy cơ địa mà không cần dùng bất cứ phương pháp trị sẹo nào. Có thể vết sẹo đó sẽ hơi không đều màu một chút nhưng phải để ý kĩ mới thấy sự khác biệt. Sẹo này cũng tương tự như sẹo thủy đậu tự hết.

Zona gây sẹo phẳng tự mờ hoặc sẹo lồi vĩnh viễn
Zona gây sẹo phẳng tự mờ hoặc sẹo lồi vĩnh viễn
  • Sẹo vĩnh viễn

Sẹo vĩnh viễn có đặc điểm là có màu sắc và hình dạng dễ nhận biết bằng mắt thường. Về màu sắc, sẹo có màu tím, đỏ, nâu nổi trội so với màu da bình thường. Về hình dáng, sẹo xảy ra hiện tượng lồi lõm, kích thước có thể nhỏ hơn một chút so với khi lên mụn nước.

Loại sẹo này thường gặp đối với những bệnh nhân bị zona biến chứng thể bội nhiễm, điều trị sai cách, do ăn phải một số thực phẩm tạo sẹo ở giai đoạn kết thúc hoặc do cơ địa da dữ khó lành.

Trong đó, biến chứng bội nhiễm thường xảy ra đối với những người vệ sinh kém, người bị các bệnh liên quan tới sự suy giảm hệ thống miễn dịch, người có sức đề kháng yếu (bà bầu, trẻ em, người lớn tuổi), người đang điều trị ung thư bằng xạ trị – hóa trị. Hiện tượng này chính là khu vực da lên nhóm bọng nước bị vi khuẩn, virus, nấm trên da, trong không khí tiếp xúc và đồng tấn công.

Điều trị sai cách có thể do nhiều trường hợp như tự ý bôi đắp thuốc hoặc các thành phần tự nhiên lên vết thương (nha đam, tỏi, hành, gạo nếp… vì những thành phần này phải tùy cơ địa và chỉ nên bôi, đắp vào giai đoạn kết thúc hoặc phải có sự chỉ dẫn của y bác sĩ), tự ý tăng giảm liều lượng thuốc của bác sĩ kê, không vệ sinh vết thương hoặc không điều trị.

Zona thần kinh có để lại sẹo không - Thịt gà có thể gây kích ứng da và sẹo zona
Zona thần kinh có để lại sẹo không – Thịt gà có thể gây kích ứng da và sẹo zona

Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi Zona thần kinh có để lại sẹo không, VHEA Việt Nam xác nhận bệnh zona do virus gây ra CÓ THỂ LẠI SẸO.

Đối với người chăm sóc và điều trị tốt sẹo sẽ tự mờ, giảm thâm sau khoảng nửa năm hoặc lâu hơn một chút tùy cơ địa. Đối nghịch với dạng sẹo phẳng tự mờ thì zona cũng có thể để lại sẹo lồi lõm, sẹo phẳng thâm, có màu.

Khi bị zona bội nhiễm, điều trị sai, ăn phải các thực phẩm chứa Arginine, ăn trứng vào giai đoạn lành sẹo hoặc do cơ địa da dữ.

Biện pháp hạn chế sẹo hình thành do zona thần kinh

Sẹo chính là kết quả lành lại của những vết thương tồn tại trên da chính vì vậy zona thần kinh cũng như các bệnh da liễu khác đều luôn để lại sẹo, ta không thể ngăn cản được hiện tượng này.

Việc có thể làm là thực hiện những biện pháp giúp hạn chế tạo sẹo lồi, lõm bên cạnh những cách trị sẹo hiệu quả. Để hạn chế tạo sẹo ta nên xuất phát từ những nguyên nhân gây ra sẹo như sau:

Hạn chế zona bội nhiễm và điều trị sai cách

Ta đã biết về zona bội nhiễm và trường hợp điều trị sai cách ở trên và hãy nhớ rằng zona bội nhiễm 100% để lại sẹo rất khó trị. Để khắc phục trường hợp này ta nên lưu ý những điều sau:

  • Khi nghi ngờ bị zona đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Cố gắng thực hiện điều trị zona theo đúng yêu cầu của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, tránh uống sai thời điểm, bỏ thuốc. Tái khám theo đúng thời gian biểu của bác sĩ để nắm rõ về tình hình bệnh.
  • Trong thời gian điều trị, trong 3 – 5 ngày đầu tiên nên điều trị tại nhà, không đi học, đi làm để tránh nguy cơ vết thương tiếp xúc với các tác nhân bội nhiễm từ môi trường, khu vực sinh hoạt.
Hãy điều trị tại nhà trong 3 - 5 ngày đầu tiên khi bị zona
Hãy điều trị tại nhà trong 3 – 5 ngày đầu tiên khi bị zona
  • Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, luôn che chắn khu vực da bị tổn thương bằng băng gạc y tế. Khi về tới nhà thì mới được tháo băng và vệ sinh lại vết thương.
  • Không gãi xước các vết mụn nước, khi tắm không kì cọ quá mạnh để tránh vùng mụn nước bị vỡ.
  • Khi vết mụn nước vỡ dù là sơ ý làm vỡ hay vết mụn tự vỡ ở giai đoạn kết thúc cũng phải lau sạch và sát khuẩn bằng cồn, bông y tế. Ngoài ra luôn phải chú ý về vấn đề làm sạch cho vết thương, nên vệ sinh thật cẩn thận trước khi bôi thuốc hay khi vết thương không may tiếp xúc với dị vật.
  • Thường xuyên tắm giặt không để cơ thể bẩn tạo môi trường lý tưởng cho virus, vi khuẩn, nấm sinh sôi.
    Mặc quần áo thoáng mát, tránh va chạm vào vết thương dễ gây kích ứng.
  • Nếu zona ở vị trí miệng, bộ phận sinh dục thì nên kiêng quan hệ vào thời điểm trị bệnh.
  • Khi bôi đắp bất cứ một loại thuốc, thực phẩm nào mà không có trong đơn thuốc thì cần phải hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ. Trong trường hợp bác sĩ đồng ý, vào ngày đầu chỉ nên bôi một lượng nhỏ xem phản ứng của cơ thể, nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng dị ứng thì ngưng sử dụng ngay. Điều này cũng áp dụng với bệnh nhân muốn áp dụng điều trị song song với các phương pháp khác như đông y, châm cứu,…

Bị zona thần kinh nên ăn gì, kiêng gì?

Để tránh những vết sẹo lồi ta cũng cần chú ý tới những thực phẩm có thể gây sẹo trong quá trình điều trị và hồi phục ngoài nhóm thực phẩm Arginine và trứng trong giai đoạn hồi phục đã kể trên.

  • Rau muống: Trong rau muống có chứa Madecassol kích thích sản sinh collagen nhanh nhưng có vẻ hơi… ẩu. Những sợi này nằm chồng chéo lên nhau và khiến phần da trở nên dày lên đó chính là sẹo lồi. Dù đây chưa phải kết luận cuối cùng của khoa học nhưng ta có thể kiêng trong thời gian điều trị và tạm sử dụng các loại rau khác thay thế trong bữa ăn.
  • Đường: Đường khiến lượng của các sợi collagen và sợi elastin trong mô tế bào bị giảm sút, sử dụng nhiều đường khiến cho vết thương trở nên thâm hơn và lồi ra.
Đường có khả năng gây ra sẹo lồi khi bị zona
Đường có khả năng gây ra sẹo lồi khi bị zona
  • Thức uống chứa cồn: Thức uống chứa cồn ảnh hưởng trực tiếp tới những chất tham gia quá trình tái tạo, làm lành da. Theo đó, thức uống chứa cồn ngăn cơ thể hấp thụ các loại vitamin E, A, D, K, kẽm và khiến quá trình liền mô trở nên rời rạc, kém chất lượng. Đồng thời chúng cũng khiến số lượng collagen trở nên giảm sút trầm trọng. Từ đó sẹo hình thành sau quá trình sẽ bị không đều màu, lồi lõm và dễ nhìn thấy bằng mắt thường.

Đối mặt với sẹo lồi ta có thể điều trị bằng nội khoa, ngoại khoa, phẫu thuật, chiếu laser, sử dụng tia UAV, v.v.. trong trường hợp vết sẹo quá lớn, gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Bên cạnh đó ta cũng có thể sử dụng các mẹo chữa sẹo phổ biến.

Áp dụng các mẹo trị sẹo zona thần kinh

Nếu sẹo nhỏ, không nặng nề và không cần điều trị trực tiếp, ta có thể áp dụng một số biện pháp giúp giảm mờ, giảm thâm sẹo đặc biệt là những vết sẹo trên mặt, cổ có thể gây mất thẩm mỹ. Nên nhớ là chỉ áp dụng khi da đã hoàn toàn lành và cơ địa không bị dị ứng với những thành phần này.

  • Hành tây: Không chỉ các bác sĩ Việt Nam mà các bác sĩ nước ngoài cũng thường khuyên bệnh nhân trị sẹo bằng cách đắp hành tây lên mô sẹo và tốt nhất là phần nước ép chiết xuất từ hành tây. Hành tây giúp giảm sắc đỏ trong mô sẹo và giúp thu nhỏ diện tích của sẹo lại.
  • Chanh: Chanh giúp làm giảm độ thâm của sẹo bằng cách tẩy đi các tế bào da chết do có các axit chanh tự nhiên. Ta thực hiện bằng cách vệ sinh da, thấm cốt chanh vào bông y tế/ bông trang điểm rồi chà lên mô sẹo. Sau khoảng 10 phút thì rửa sạch lại. Mỗi ngày có thể thực hiện 1 – 2 lần.
Chanh giúp cải thiện sẹo vô cùng hiệu quả
Chanh giúp cải thiện sẹo vô cùng hiệu quả
  • Mật ong và baking soda/ vaseline: Có thể kết hợp mật ong với baking soda hoặc vaseline trong điều trị sẹo. Ta chỉ cần hòa theo tỉ lệ 1:1 rồi bôi vào mô sẹo. Để tăng hiệu quả, có thể thấm nước nóng vào bông rồi đắp lên trên hỗn hợp đó. Sau khoảng 1 tháng sẽ thấy rõ hiệu quả.
  • Lô hội: Gel lô hội rất tốt và mát cho da. Lô hội giúp khử thâm, điều hòa lại mô sẹo nên rất thích hợp để sử dụng trong quá trình này. Ta chỉ cần làm sạch, loại bỏ phần vỏ rồi lấy gel lô hội bôi lên vùng sẹo. Đối với lô hội ta có thể thực hiện vài lần trong ngày.
  • Rau má: Rau má giúp điều trị sẹo thâm rất tốt, hiệu quả có thể trông thấy rõ sau 2 tuần sử dụng, tất nhiên sự hiệu quả này cũng do cơ địa của bạn quyết định nữa. Rau má giã hoặc xay lấy nước sau đó bôi nước cốt lên mô sẹo. Trong trường hợp các vết sẹo xuất hiện trên mặt, ta có thể sử dụng rau má kết hợp với sữa chua để đắp mặt nạ. Mặt nạ sữa chua – rau má vừa giúp da căng sáng, đều màu vừa giúp giảm mờ sẹo thâm.
  • Ngải cứu: Ngải cứu không chỉ giúp mô sẹo bớt thâm và mờ đi mà còn giúp da kháng viêm, tái nhiễm vô cùng hiệu quả. Hãy đun ngải cứu đến khi rau nhừ, bỏ xác giữ lại nước để bôi mỗi ngày. Nước ngải cứu cũng có tác dụng tương tự như mặt nạ sữa chua – rau má.
  • Nghệ: Curmin trong nghệ chính là một loại thần dược các tác dụng rất tốt cho da, giúp kháng viêm, điều tiết lại màu da, thu hẹp sẹo, tái tạo lại tế bào v.v.. Đối với nghệ ta có thể dùng tinh bột nghệ để không bị lưu màu trên da hoặc dùng ngay củ nghệ tươi đắp vào vùng sẹo.

Như vậy, VHEA Việt Nam đã giải đáp cho thắc mắc mà chị em nào cũng quan tâm trong thời gian bị zona là bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không? Thông qua bài viết chúng tôi mong rằng bạn đã có câu trả lời hoàn chỉnh nhất về quá trình tạo sẹo của zona và cách đối phó với sẹo.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *