Zona Thần Kinh Kiêng Gì? Nên Ăn, Làm Gì Nhanh Khỏi?
Nội dung bài viết
Zona thần kinh kiêng gì để giúp mau lành bệnh? Những thức ăn tốt cho người zona bao gồm những loại nào? Người bị zona nên thực hiện lối sống sinh hoạt như thế nào trong những ngày điều trị bệnh? Hãy cùng VHEA Việt Nam đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi này!
Người bị zona thần kinh kiêng gì?
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da phổ biến dạng cấp tính, zona giống như phỏng dạ/ thủy đậu, chỉ xuất hiện 1 lần (khả năng tái phát <1%). Không những vậy, zona và thủy đậu được tạo ra bởi chung 1 loại virus VVZ số 3.
Cũng vì lẽ đó chúng hơi tương đồng nhau khi tạo ra những nốt bỏng nhỏ chứa dịch bên trong thường gọi là mụn nước/ bọng nước.
Ở zona, mụn nước mọc thành chùm men theo dây thần kinh trên cơ thể, những chùm nước này gây ngứa rát và nhạy cảm.Cũng vì tính nhạy cảm đó, những chùm bọng nước rất dễ bị vi khuẩn, virus, nấm từ môi trường bên ngoài luôn nhăm nhe để tấn công gây ra zona bội nhiễm hoặc các bệnh biến chứng khác của zona.
Zona bội nhiễm nếu không tính xuất hiện từ những đối tượng có hệ miễn dịch yếu do bệnh tật, chữa trị hay điều kiện sức khỏe thì còn do ảnh hưởng từ quá trình điều trị bệnh, nguồn dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể và phong cách, lối sống sinh hoạt trong thời gian bị zona. Và ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu người bị zona thần kinh kiêng gì ở cả 3 yếu tố này.
Không nên làm gì trong quá trình điều trị bệnh?
Trước hết quá trình điều trị bệnh quyết định rất nhiều tới sự hồi phục của bệnh và trong quá trình này bạn cần phải tuân thủ tất cả những yêu cầu chữa trị bệnh của bác sĩ và lưu ý những thông tin sau:
- Không tự ý chữa trị
Dẫu biết zona thần kinh không phải là căn bệnh mãn tính hay căn bệnh có thể khiến người bệnh bị ảnh hưởng và có rất nhiều cách chữa trị. Một số người lựa chọn chữa trị theo phương pháp “truyền tai” tức là nghe người này người kia nói, đây là cách làm nguy hiểm và dễ dẫn tới zona bội nhiễm.
Chẳng hạn như đắp gạo nếp, đắp tỏi, dùng các loại thuốc tây, v.v.. chưa bàn về tính hiệu quả, nhưng việc để da tiếp xúc trực tiếp với những thành phần này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, mầm bệnh nhất là khi thiếu đi khâu vệ sinh vết thương.
- Không tự ý tăng giảm liều thuốc
Có rất nhiều tăng/ giảm liều thuốc dựa theo cảm tính như chưa thấy bệnh tiến triển trong liều đầu tiên thì uống, bôi gấp đôi hoặc khi gần khỏi thì tự cắt liều hoặc không dùng thuốc nữa.
Nếu sử dụng quá liều, sử dụng lâu dài có thể khiến corticoid từ một thuốc có tác dụng chữa bệnh trở thành thuốc độc, khiến tình trạng bệnh trở nên khó kiểm soát hơn rất nhiều.
Ở trường hợp ngược lại, việc tự ý cắt giảm liều cũng khiến bệnh xuất hiện nhiều diễn biến khôn lường. Các loại thuốc kháng sinh, kháng virus đôi khi chưa tiêu diệt VVZ 3 hoàn toàn mà mới chỉ có thể giảm số lượng của chúng xuống mức đáng kể.
- Bỏ qua khâu làm sạch vết mụn nước
Việc làm sạch, vệ sinh khu vực da bị tổn thương rất quan trọng vì giúp loại bỏ các vi khuẩn, virus, nấm xung quanh hoặc đang tiếp xúc với bề mặt da bị tổn thương. Ngoài ra ngay khi vỡ các mụn nước ta cũng phải lau sạch bằng bông, cồn y tế để zona không lan rộng
Bị zona kiêng ăn gì?
Có rất nhiều thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới zona nên cần phải cẩn thận, trong đó ta phải tránh những loại thực phẩm như sau:
- Thực phẩm chứa nhiều Amino Arginine: Thực phẩm chứa nhiều Arginine bao gồm các thực phẩm tinh chế từ đậu tương, ức gà tây – gà ta – gà công nghiệp, sườn heo, hạt bí, tảo xoắn Nhật Bản,…
- Trứng, rau muống, đường, cà phê, thức uống có cồn trong giai đoạn lên vẩy, đóng sẹo: Những thực phẩm này gây rối loạn collagen, elastin trong quá trình hồi phục da gây nên những vết sẹo lồi lõm, thâm tối màu. Đối với những người bị zona trên mặt, cổ thì cần đặc biệt chú ý.
- Hải sản, sữa: Không hẳn phải kiêng hải sản nhưng cơ địa một số người có khả năng lên dị ứng trong thời điểm này.
- Đồ ăn nhanh – đồ ăn đóng hộp: Các loại thực phẩm này chứa nhiều muối, chất béo xấu, tinh bột dư thừa gây cản trở hệ miễn dịch và quá trình phục hồi của bệnh.
Điều chỉnh lối sống sinh hoạt
Lối sống cũng tác động tới zona đáng kế, nên khắc phục những điều sau để quá trình điều trị và phục hồi bệnh nhanh hơn:
- Đừng để cơ thể bị stress, tâm lý trong suốt thời gian điều trị: Stress, áp lực khiến cho zona trở nên trầm trọng hơn và gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch, kết quả là bệnh trở nên rất dai dẳng và khả năng cao dẫn tới biến chứng.
- Đừng để cơ thể bẩn hay ra quá nhiều mồ hôi: Nhiều bệnh nhân quan niệm khi bị thủy đậu cần kiêng tuyệt đối nước và gió vì chúng có thể khiến virus lây lan rộng hơn. Tuy nhiên ngày nay các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc kiêng cữ này không những không giúp đỡ lây lan mà ngược lại khiến zona trở nên bất trị hơn.
Khi cơ thể lâu ngày không tắm các lớp sừng, tế bào chết cứ tích tụ bên ngoài và kì thực đây chính là “bữa tiệc dinh dưỡng” cho vi khuẩn, virus, nấm bên ngoài. Ta vô tình cấp năng lượng và tăng cơ hội tấn công của chúng.
- Ngưng sử dụng chất kích thích: Các loại chất kích thích bao gồm cả thuốc lào, thuốc lá khiến hệ miễn dịch trở nên rất mỏng manh, dễ xâm phạm vì các chất độc có trong chúng gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, khi hệ thần kinh không đủ tỉnh táo thì cũng không thể thực hiện được những chức năng cơ bản nữa.
Bị bệnh zona thần kinh nên ăn gì?
Bên cạnh câu hỏi bị zona thần kinh kiêng gì, ta cũng phải quan tâm tới khía cạnh ngược lại, đặc biệt là ở yếu tố dinh dưỡng. Thực phẩm cũng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của zona vì có tác động mạnh tới sản sinh tế bào và hệ miễn dịch bên trong cơ thể chúng ta.
Hãy quan tâm và bổ sung thêm những thực phẩm dưới đây trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh:
- Đạm: Đạm không cần bổ sung quá nhiều nhưng vẫn nên bổ sung đầy đủ và đa dạng, ta chú trọng tới các loại đam tươi, được chế biến tại nhà, ít tẩm ướp và ở dạng luộc, hấp hay xào nhạt. Đạm giúp các tế bào hồi phục nhanh lại trạng thái ban đầu và giúp sản sinh hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Ta có thể ăn khoảng 3 – 5 lạng đạm/ ngày trong thời gian trị bệnh.
- Vitamin và khoáng chất: Các loại vitamin như A, D, B, E, K, C và các khoáng như Kẽm, Canxi, Selen đều rất tốt cho cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể vận hành tốt hơn. Đây là nhóm dinh dưỡng tốt nhất cho người bệnh zona cũng như các loại bệnh khác.
Ngoài ra, người bệnh zona rất cần bổ sung nhiều nước cho cơ thể, nước chứa nhiều khoáng chất thiết yếu và giúp tăng sự vận động, lưu thông của máu, bạch cầu trong cơ thể. Nước có thể lấy từ nước ép hoa quả, nước lọc tinh khiết, nước canh,v.v.. Mỗi ngày nên cung cấp 2l – 3l nước cho cơ thể và nam giới cần nhiều nước hơn nữ giới.
Cách chăm sóc sức khỏe khi bị zona thần kinh
Để chăm sóc sức khỏe khi bị zona thần kinh, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:
- Thư giãn đầu óc và tập luyện nhẹ nhàng với các bài tập như yoga, đi dạo: Yoga, đi dạo vừa là hình thức vận động tích cực vừa khiến cơ thể thoải mái, giảm stress, đau đớn rất hiệu quả. Để nhận được năng lượng tốt hơn, ta nên thực hiện vào các buổi sáng sớm.
- Lựa chọn trang phục phù hợp: Lựa chọn quần áo sạch sẽ, khô thoáng, mát mẻ như cotton, đũi để da không bị kích ứng và luôn được thấm hút mồ hôi.
- Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi thêm: Giấc ngủ, nghỉ ngơi đầu óc giúp cơ thể phục hồi các chức năng, giúp hệ miễn dịch trở nên khỏe mạnh hơn.
- Luôn tham vấn ý kiến của bác sĩ khi bệnh có biến chuyển lạ, các dấu hiệu lạ: Khi xảy ra bất cứ hiện tượng nghi vấn nào, ta nên hỏi ngay bác sĩ để được thăm khám và tìm hướng điều trị tốt nhất.
- Chườm lạnh vào khu vực đau rát, không gãi, không sờ vào vết thương: Một cách giúp hạ những cơn đau rát, tê liệt, ngứa ngáy của bệnh không phải là xoa hay gãi mà là chườm lạnh nhẹ nhàng vào quanh khu vực da bị tổn thương. Đá lạnh giúp virus tấn công chậm lại và giảm nhiệt, giảm đau hiệu quả.
Trên đây là những hướng dẫn, lưu ý cho câu hỏi bị zona thần kinh kiêng gì, nên ăn gì và làm gì để nhanh khỏi. VHEA Việt Nam mong rằng, qua bài viết người đọc đã có thể nắm rõ những bí quyết giúp đối phó với zona thần kinh và có thể sớm vượt qua bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn luôn mạnh khỏe!
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!