Bệnh zona thần kinh ở mắt nguy hiểm không, làm sao trị?
Nội dung bài viết
Zona thần kinh ở mắt gây cộm ngứa, khó chịu, ảnh hưởng tới thị giác của người bệnh. Tuy nhiên zona ở mắt hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vậy ở mắt, zona có những triệu chứng gì? Gây nguy hiểm như thế nào cho người bệnh? Chữa ra sao? Hãy cùng VHEA tìm hiểu ngay về căn bệnh này.
Bệnh zona thần kinh ở mắt là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Zona thần kinh ở mắt là bệnh zona phát triển tại khu vực mắt của bệnh nhân có thể lan ra toàn mặt, tai, xuống cổ, sau gáy hoặc trên da đầu.
Zona thần kinh là một bệnh lý không lây truyền nhưng virus tạo ra nó – Varicella zoster Herpes lại có khả năng lây khi tiếp xúc trực tiếp tại những vùng da bị tổn thương.
Virus họ nhà Herpes đó cũng chính là virus gây nên bệnh thủy đậu – phỏng dạ. Thông thường khi bị lây Varicella zoster Herpes ở dạng zona thần kinh, người bị lây không lên zona mà lên phỏng dạ nếu chưa từng bị bệnh từ trước.
Khả năng tái nhiễm thủy đậu hay lên zona sau khi tiếp xúc với virus Herpes ở người đã từng bị thủy đậu có thể xảy ra nhưng hiếm hơn và tùy vào thể trạng, cơ địa của người đó.
Về cơ chế ta có thể bị zona thần kinh sau một thời gian bị thủy đậu, cũng có trường hợp bị thủy đậu nhưng không bị zona nữa.
Varicella zoster vẫn còn trú ẩn bên trong cơ thể của chúng ta dù đã hết phỏng dạ nhưng chúng không hoạt động mà rơi vào trạng thái như ngủ đông và thức giấc khi có điều kiện thuận lợi.
Lúc này, chúng nhân rộng số lượng và tấn công vào các dây thần kinh trong cơ thể gần não gây ra zona.
Varicella zoster có nhiều chủng, loại gây zona ở mắt có tên gọi là HZO Herpes-Zoster-Ophthalmicus và do 2 chủng là Herpes Simplex tuýp 1 (HSV1) và tuýp 2 (HSV2).
HSV1 tấn công giác mạc và vùng môi, miệng ở người lớn và chiếm đa số. HSV2 tấn công giác mạc ở trẻ sơ sinh nhưng hiếm gặp hơn. Tỉ lệ zona ở mặt ít hơn so với những bộ phận khác. Và ở những bộ phận khác thì có thể do chủng khác của Herpes gây ra.
Triệu chứng của zona thần kinh ở mắt
Zona thần kinh ở mắt cũng tương tự như các vị trí khác như cổ, mạn sườn, tay chân, v.v.. Khi đó, vùng da bị tấn công sẽ ửng đỏ, xuất hiện những chùm hạt nước li ti mọc san sát nhau, sần sùi và khô.
Ở khu vực mắt, zona thường xuất hiện vào phần mí trên, mí dưới, hốc mắt, thái dương, phần chân mày, trán. Khu vực bị lên zona sẽ đau rát, nóng, bỏng vài ngày đầu sau đó các mụn nước sẽ vỡ có thể kèm máu rồi khô lại.
Để phân biệt bị zona ở mắt với các bệnh khác, ta có thể dựa vào những triệu chứng điển hình khác của bệnh như:
- Khu vực mắt nóng lên, mắt bị kính ứng, nhạy cảm và chảy nước mắt.
- Khu vực da mắt đỏ lên trông thấy và phần lòng trắng trong con ngươi cũng xuất hiện tia máu đỏ.
- Đau rát và nhói trong con ngươi.
- Mắt mờ, tầm nhìn giảm, sợ ánh sáng.
- Sưng khu vực mắt như mí mắt, võng mạc, giác mạc
Vì mí mắt, võng mạc, giác mạc rất nhạy cảm nên cảm giác đau đớn của zona thần kinh ở mắt sẽ mãnh liệt hơn, khó chịu hơn so với các khu vực khác.
Zona thần kinh ở mắt có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?
Tuy zona thần kinh không thể gây tử vong trực tiếp trên người nhưng đây cũng không phải căn bệnh ta nên coi thường.
Đối với những biến chứng nhẹ thì zona thần kinh ở mắt có thể gây ra những cơn đau ngay cả khi những mụn bóng nước phát ban đã khô và lặn hết hay còn gọi là đau dây thần kinh Postherpetic.
Biến chứng này thường gặp ở người trung niên hơn. Bên cạnh đó những vệt zona thần kinh ở mắt cũng có thể để lại sẹo vĩnh viễn trên mặt khiến người bệnh trở nên tự ti.
Ở những biến chứng nguy hiểm hơn zona thần kinh có thể gây suy giảm thị lực, tăng nhãn áp, mất thị giác vĩnh viễn do tác động trực tiếp tới giác mạc, võng mạc.
Vì khu vực mắt là vùng tập trung nhiều dây thần kinh trung ương và gần não nên còn có thể gây ra liệt một số dây thần kinh trên mặt, nhiễm trùng da trên mặt. Bất cứ thương tổn nào tại vùng đầu, vùng mắt, vùng cằm đều không được chủ quan.
Thông thường zona sẽ xuất hiện những triệu chứng trong 2 – 3 ngày đầu tiên, các mụn nước sẽ mọc và gia tăng số lượng trong những ngày tiếp theo và tự vỡ rồi se lại hoàn thành quá trình phát ban zona.
Kể từ lúc bắt đầu triệu chứng tới khi hỏi hoàn toàn sẽ rơi vào 5 tuần. Các biến chứng có thể xảy ra ở những tuần cuối hoặc sau khi khỏi bệnh.
Không phải ai cũng gặp phải biến chứng của zona thần kinh ở mắt, nhưng để chắc chắn hơn thì ngay từ khi có biểu hiện zona thần kinh ở mắt người bệnh cũng nên điều trị sớm.
Các biến chứng của bệnh cần thời gian điều trị dài hơn. Để giảm nguy hại nhất, ngay từ khi còn bé trẻ nên được tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu.
Điều trị zona thần kinh tại mắt hiệu quả
Để điều trị zona thần kinh ở mắt hiệu quả ta có thể áp dụng 3 phương pháp: điều trị tây y, điều trị đông y, điều trị tại nhà. Mỗi phương pháp đều có ưu – nhược điểm riêng, người bệnh nên lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân nhất.
Trong trường hợp nặng và xảy ra các biến chứng, phương pháp nên sử dụng là tây y. Đối với trường hợp nhẹ không xảy ra biến chứng hoặc khi đã dùng hết liều Tây y thì có thể sử dụng đông y kết hợp điều trị tại nhà.
Thuốc Tây điều trị zona thần kinh
Khi sử dụng phương pháp Tây y, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống, thuốc bôi trực tiếp theo triệu chứng bệnh. Trước hết phải sử dụng các loại kháng sinh, kháng histamin để giảm hoạt động của virus, giảm các triệu chứng phát ban, mẩn ngứa dạng dị ứng trong cơ thể.
Chẳng hạn như Famciclovir hoặc Valacyclovir – kháng sinh dạng uống giúp khống chế virus HSV 1, giảm sự gia tăng mụn nước, loét, nhiễm trùng vùng bệnh. Ngoài ra còn có thuốc bôi Acyclovir hoặc Zovirax có tác dụng tương tự.
Theo lâm sàng đánh giá Famciclovir, Valacyclovir có tác dụng hơn trong điều trị zona thần kinh. Thuốc có tác dụng ngay trong 72h đầu tiên sử dụng.
Sau 72h nếu bệnh không có dấu hiệu ngưng trệ mà vẫn phát triển thì nên thay loại thuốc khác hoặc đi khám tại phòng khám chuyên môn gia liễu.
Đối với trường hợp sưng, đau nhức, cản trở thị lực thì bác sĩ sẽ sử dụng thêm thuốc uống hoặc thuốc nhỏ mắt chứa steroid, các loại thuốc giảm đau. Nếu thuốc giảm đau liều nhẹ không tác dụng thì người bệnh có thể phải sử dụng loại nặng hơn hoặc loại dùng để điều trị các chứng liên quan tới bệnh động kinh.
Trong trường hợp đau không thể kiểm soát thì cần phải tới bệnh viện kiểm tra ngay vì có thể virus gây ảnh hưởng tới dây thần kinhh.
Đông y chữa zona thần kinh
Đối với Đông y ta có thể sử dụng các bài thuốc uống, thuốc đắp và châm cứu khi bị đau dây thần kinh sau zona. Bài thuốc uống tham khảo đối với những bệnh nhân xuất hiện mụn nước, chán ăn, khó tiêu, người mệt mỏi, xanh xao, bứt dứt, miệng khô, đau dây thần kinh.
Bài thuốc này áp dụng trong thời gian bị bệnh và sau thời gian bị bệnh giúp người bệnh thanh nhiệt, tiêu độc, giảm đau.
Rửa sạch và sơ chế những loại thuốc sau: 12 gram mỗi loại quả chổi khô, kim ngân hoa, xích phục linh, sinh địa; 10 gram mỗi loại cây thược dược, bông mã đề, rau sam; 15 gram mỗi loại hạt ý dĩ, đậu đỏ; 9 gram quảng hoắc hương, 6 gram cam thảo.
Sau đó sắc với 1 lít nước cho cạn hết ⅔ là sử dụng được, uống đều đặn trong 1 tháng vào ba buổi sáng, trưa, chiều.
Đối với bài thuốc bôi ta có thể sử dụng một trong những loại dược liệu sau: bạch chỉ; lục đậu; rau sam; củ hành; ngọn khoai lang; ngọn mướp; cây nhọ nồi; kim hoàng.
Rửa sạch, phơi khô rồi tán nhỏ, sau đó bôi một lớp mỏng ở khu vực da nổi zona. Các bài thuốc bôi chỉ nên áp dụng tại vùng da và khi bệnh mới xuất hiện triệu chứng nhẹ.
Đối với các chứng đau dây thần kinh, liệt dây thần kinh sau zona ở mắt thì có thể sử dụng tới phương pháp châm cứu.
Điều trị zona thần kinh ở mắt tại nhà
Thông thường các bệnh zona thần kinh ở mắt nếu không có biến chứng nghiêm trọng thì không cần nhập viện điều trị và ta có thể điều trị tại nhà bằng 2 phương pháp trên.
Các dược sĩ tại cửa hàng thuốc có thể tư vấn các loại thuốc điều trị phù hợp với tạng bệnh. Bên cạnh đó, ta có thể áp dụng một số cách sau:
- Chườm lạnh tại khu vực phát ban, lên zona thần kinh. Nên chườm qua khăn, túi chườm để tránh tiếp xúc trực tiếp gây vỡ vết mụn nước.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng bị tổn thương bằng bông mềm và muối NaCl trước khi bôi thuốc để tăng hiệu quả của thuốc và tránh nguy cơ bội nhiễm.
- Tăng cường nhỏ mắt để làm dịu và hạn chế tổn thương mắt.
- Các dạng thuốc bôi nên sử dụng bông tăm để bôi vào vùng da bị thương.
Dù áp dụng phương pháp nào, người bệnh cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ có chuyên môn, khi thấy biểu hiện dị ứng hay sử dụng thuốc không hiệu quả sau 72h thì nên tái khám và đổi loại thuốc khác. Bệnh có thể tự khỏi nhưng vì vùng mắt rất dễ tổn thương và biến chứng nên rất cần điều trị sớm và đúng cách.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng phải chú ý ăn ít các loại thực phẩm như thịt gà vì chúng có thể gây nhức, xôi khiến tăng phù nề, rau muống có thể để lại sẹo,.…
Ngoài ra các cũng cần tránh xa thức ăn nhanh, đồ chế biến đóng hộp và hạn chế đồ tanh trong giai đoạn này. Nên kết hợp với chế độ ăn giàu vitamin và luyện tập thường xuyên để tăng sức đề kháng trong cơ thể.
Bệnh zona thần kinh ở mắt là bệnh cần theo dõi sát sao do những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây nên. Zona thần kinh ở mắt chỉ chiếm 10 – 20% so với các vị trí khác trên cơ thể.
Có thể điều trị zona theo nhiều cách khác nhau nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có phác đồ điều trị chuẩn xác nhất. VHEA Việt Nam mong rằng những thông tin đã cung cấp tại đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về bệnh.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!