Zona Ở Môi (Miệng) Và Cách Xử Lý, Điều Trị Nhanh

Zona ở môi là vị trí rất điển hình của zona, dẫu vậy đây vẫn là vị trí gây đau rát nhiều cho người bệnh hơn so với các vị trí khác vì môi tập trung nhiều dây thần kinh. Hãy cùng VHEA Việt Nam nghiên cứu về bệnh zona ở miệng môi và cách phòng, trị bệnh đúng cách.

Zona ở môi – Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh

Zona ở môi – miệng là tình trạng khu vực miệng bao gồm môi, cằm, má, trong khoang miệng, nhân trung xuất hiện những vùng da bị ửng đỏ, sưng tấy, bỏng rát và những bọng nước nhỏ li ti.

Chúng có biểu hiện hơi giống nốt thủy đậu nhưng có kích thước nhỏ hơn và mọc theo chùm sát nhau. Zona thần kinh khiến môi sưng lên và có phần gây khó khăn trong quá trình ăn uống.

Zona thần kinh trên môi hay mọi bộ phận khác trên cơ thể đều là do Varicella-zoster Virus VZV thuộc chủng Virus Herpes gây ra. Chúng cũng là đồng thủ phạm gây ra bệnh trái rạ – thủy đậu.

Những tưởng sau khi hết thủy đậu, ta không còn gặp phải căn bệnh đó nữa nhưng trên thực tế, zona cũng mang những triệu chứng tương tự thủy đậu.

Nguyên nhân bị zona ở môi chủ yếu là do người bệnh chưa tiêm chủng vaccine phòng chống thủy đậu và đã từng bị thủy đậu. Theo đó, virus tồn tại từ khi bị thủy đậu và vẫn tồn tại trong cơ thể chúng ta nhưng không hoạt động, quá trình ngủ đông này có thể kéo dài tới vài chục năm.

Chỉ tới khi gặp thời điểm thích hợp như hệ miễn dịch bị suy yếu, stress cao độ chúng mới tái kích hoạt, nhân đông số lượng và tấn công vào các dây thần kinh trong cơ thể.

Zona ở môi - VZV Simplex dưới kính hiển vi
Virus gây Zona ở môi – VZV Simplex dưới kính hiển vi

Đôi khi chúng ta có thể nhầm lẫn zona ở môi (miệng) với chốc mép, nhiệt miệng vì thế nên cần để ý các triệu chứng của bệnh để có thể phân biệt chúng với nhau.

Một số dấu hiệu zona ở môi phổ biến nhất là:

  • Thời gian ban đầu: Trong 1 – 2 ngày đầu tiên virus tái khởi động, bệnh nhân sẽ xuất hiện những triệu chứng ban đầu gần giống như bị cảm là mệt mỏi, sốt nhẹ, nhức đầu, uể oải, sợ lạnh. Ở giai đoạn này chúng ta thường không phân biệt được zona với các bệnh khác.
  • Triệu chứng rõ ràng trong thời gian phát tác: Tại thời điểm phát tác sau giai đoạn đầu, ta có thể rõ ràng nhận thấy và xác nhận zona. Tại môi, miệng và các vùng xung quanh sưng lên thấy rõ và xuất hiện những vùng đỏ, bóng nước vừa gây ngứa râm ran vừa đau châm chích. Những vết bỏng nước từ xuất hiện mờ mờ rồi căng lên chuyển sang màu trắng đục, vàng theo thời gian.
  • Triệu chứng kết thúc: Sau khoảng 1 tuần kể từ khi phát tác, các vết mụn nước tự vỡ và có thể kèm máu, hơi tanh. Sau đó chúng khô lại và đóng vảy cứng, hết cảm giác đau tê, hết sưng. Khi lớp vảy cứng biến mất, vết zona có thể để lại sẹo trắng mờ mờ trên môi, miệng.

Ở giai đoạn kết thúc, thời gian zona lành và hồi phục có thể kéo dài đến 3 – 4 tuần. Chính vì vậy, kể từ khi bắt đầu tới lúc khỏi hoàn toàn bệnh có thể kéo dài tới cả tháng trời, thậm chí có thể lâu hơn nữa nếu người bệnh mắc một số các bệnh biến chứng.

Zona thần kinh ở môi có lây không? Có nguy hiểm không?

Như chúng ta đã biết, zona thần kinh ở môi do một nhánh của Virus Herpes gây ra như thủy đậu. Thủy đậu có tính lây nhiễm rất cao vậy còn zona thì sao? Liệu zona cũng truyền nhiễm nhanh như “anh em” thủy đậu?

Xét theo thực tế, zona thần kinh kém truyền nhiễm hơn hẳn so với thủy đậu. Khả năng lây lan ở zona rất thấp và theo xếp loại zona được xếp vào nhóm không phải là bệnh mang tính lây giữa người – người.

NHƯNG nếu một người chưa từng tiêm vaccine VZV ngừa thủy đậu và chưa từng bị thủy đậu mà tiếp xúc với dịch của mụn nước ở giai đoạn bệnh phát tác và cận kết thúc thì người đó có khả năng bị nhiễm virus VZV Herpes và sẽ lên thủy đậu chứ không lên zona.

Khi các vết mụn nước đã khô thì không còn khả năng lây truyền virus nữa. Tóm lại rằng zona không lây nhưng virus VZV thì có!

Zona ở môi cần phải theo dõi sát sao vì gần khu vực đầu não trung ương
Zona ở môi cần phải theo dõi sát sao vì gần khu vực đầu não trung ương

Chưa có trường hợp zona gây tử vong trực tiếp trên người nhưng đây vẫn là bệnh đáng chú ý và cần điều trị đúng cách. Vì khi bị zona ở môi tức là virus VZV đang ở rất gần với não (trung ương của cơ thể) nên có thể gây ra viêm não, giảm thị lực, giảm thính lực, liệt các dây thần kinh trên mặt.

Bên cạnh đó bệnh còn có nhiều bệnh biến chứng như nhiễm trùng bội nhiễm nếu thường xuyên gãi, không vệ sinh sau khi ăn uống và đau dây thần kinh.

Không chỉ vậy, người bị zona thần kinh còn cảm thấy rất khó khăn trong giao tiếp, ăn uống vì những vết mụn nước gây đau đớn, tê dây thần kinh và thiếu thẩm mỹ.

Cách chữa trị bệnh zona thần kinh tại môi hiệu quả

Zona thần kinh ở môi cần được chữa trị sớm và chữa trị đúng cách để tránh các căn bệnh biến chứng phiền toái và nguy hiểm.

Nếu ở các vị trí khác trên cơ thể như tay chân, sườn, ngực, ta có thể để bệnh tự khỏi hay sử dụng một số mẹo chữa bệnh thì zona ở môi cần phải theo dõi sát sao và điều trị theo phác đồ chuẩn.

Vậy bị zona ở môi nên bôi thuốc gì? Tây y chỉ định các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng virus, giảm sưng đau, giảm tê. Việc dùng thuốc cần theo đúng đơn của bác sĩ.

Bạn có thể thăm khám tại các bệnh viện có chuyên khoa da liễu như Bệnh viện da liễu Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Da liễu Hà Nội,…

Việc thăm khám rất nhanh gọn, đơn giản và bạn có thể về nhà điều trị theo đơn thuốc rồi tái khám theo yêu cầu của bác sĩ sau đó.

Mật ong, vaseline, nha đam, tỏi,v.v.. có thể giúp mau lành vết thương và mờ sẹo
Mật ong, vaseline, nha đam, tỏi,v.v.. có thể giúp mau lành vết thương và mờ sẹo

Bên cạnh đó, VHEA Việt Nam cũng giới thiệu một số loại mẹo trị zona, bạn chỉ nên áp dụng đối với các vị trí khác như cổ, vai, lưng hoặc trong giai đoạn 3 – giai đoạn kết thúc của bệnh zona ở môi. Để chắc chắn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng các mẹo chữa tại nhà này.

  • Vaseline trộn mật ong

Hỗn hợp này rất quen thuộc với chị em phụ nữ và trên thực tế hỗn hợp này rất phù hợp để trị zona. Thứ nhất, vaseline và mật ong có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên giúp kìm hãm sự lan rộng của zona và kích thích chúng nhanh tới giai đoạn số 3.

Không chỉ vậy hỗn hợp này rất lành tính, thân thiện với da, ít khi gây kích ứng nên phù hợp với bôi trên bề mặt da bị tổn thương. Cuối cùng vaseline kết hợp với mật ong còn giúp làm mềm da, mờ thâm, mờ sẹo. Trong giai đoạn cuối khi se vẩy, zona ở môi cũng có thể sử dụng hỗn hợp này.

  • Chườm đá lạnh giảm tê đau

Đá lạnh giúp hạ nhiệt nhanh, giảm kích ứng tê đau, làm chậm hoạt động của virus nên có thể sử dụng để đối phó khi bệnh bùng phát.

Khi sử dụng cách này, ta phải dùng túi chườm hoặc khăn sạch, bông sạch để tiếp xúc với phần da bị tổn thương để tránh gây vỡ vết mụn nước.

  • Đắp tỏi, đắp nha đam

Tỏi, gel nha đam có thể giúp kháng khuẩn rất tốt nên có thể giảm sự lây lan của bệnh trên da và kích thích nhanh tới giai đoạn hồi phục. Nha đam còn giúp giảm sự bỏng rát, châm chích, sần sùi trên da rất tốt.

  • Sữa chua

Sữa chua cũng là một hỗn hợp rất lành tính cho da giúp mờ sẹo, mờ thâm, bên cạnh đó trong sữa chứa nhiều lợi khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus có hại. Ta có dùng tăm bông rồi chấm nhẹ sữa chua lên vùng da bị tổn thương

Bị zona thần kinh ở môi kiêng gì, nên ăn gì?

Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều tới bệnh zona bao gồm cả zona thần kinh ở môi. Trong đó, có một số thực phẩm giúp ức chế virus rất hiệu quả song song với đó có những nhóm lại giúp tăng sinh virus và khiến bệnh trầm trọng hơn.

Chính vì vậy, người bệnh cần nghiêm túc lên danh sách thực phẩm nạp vào cơ thể trong những ngày bị zona.

Thực phẩm người bị zona thần kinh nên ăn

  • Hãy uống nước thường xuyên, uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày: Nước là chất lỏng quý giá nhưng không hề hiếm tìm. Chúng ta đôi khi cứ mải miết tìm những phương pháp này phương pháp kia để tăng hệ miễn dịch chống bệnh mà quên mất rằng nước hoàn toàn có thể giúp ta thực hiện điều đó.
  • Nước giúp bạch cầu di chuyển trong cơ thể nhanh hơn, trơn tru hơn và đào thảo các vật chất có hại cho cơ thể qua mồ hôi, qua hệ bài tiết. Không chỉ vậy, nước giúp cải thiện quá trình trao đổi chất nên hỗ trợ các loại thuốc men, dinh dưỡng được cung cấp rất tốt.
Nước giúp tăng hệ miễn dịch chống lại zona thần kinh ở môi
Nước giúp tăng hệ miễn dịch chống lại zona thần kinh ở môi
  • Tăng cường vitamin trong rau củ quả: Vitamin cũng là một chất vô cùng thiết yếu cho cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng. Thông thường ta chỉ hay tập trung tăng cường vitamin C trong thời gian bị bệnh nhưng còn rất nhiều loại vitamin và khoáng khác hỗ trợ tốt cho cơ thể và cần phải bổ sung tăng cường khi ta bị zona như vitamin A, D, E, kẽm, selen. Chúng có nhiều trong rau lá xanh, họ nhà bông cải giúp hạn chế sự hoạt động của virus.

Bị zona ở môi kiêng gì?

  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu: Các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu cho cơ thể chính là thức ăn nhanh. Không phải tự nhiên thức ăn nhanh bị gắn với cái tên xấu xí “đồ ăn rác” – Junk food. Ngoài việc cung cấp lượng carbs dư thừa, cholesterol xấu thì chúng không cung cấp dinh dưỡng gì cho cơ thể. Chúng làm giảm hiệu quả của hệ miễn dịch đi trông thấy.
  • Thịt gà – Rau muống – Đồ nếp: Đây là nhóm thực phẩm gây tăng sự phù nề, đau nhức của bệnh. Bạn sẽ càng khó chịu, đau nhức khi sử dụng nhóm thực phẩm này khi bị bệnh.
  • Nhóm thực phẩm từ đậu nành: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành sẽ khiến virus trở nên hoạt động tích cực hơn và gây bất lợi cho người bệnh. Hãy tạm để dành những món này sau khi hoàn toàn khỏi bệnh bạn nhé.
Nên tránh đậu nành trong suốt quá trình điều trị zona thần kinh
Nên tránh đậu nành trong suốt quá trình điều trị zona thần kinh
  • Nhóm thực phẩm chứa Amino axit arginine: Nhóm này có trong hầu hết các loại đạm nên rất khó để loại hẳn ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên chúng ta nên hạn chế một chút vào thời gian trị bệnh vì chúng cũng khiến virus hoạt động mạnh mẽ hơn.
  • Các chất kích thích: Các loại thức uống nhiều cồn, thuốc kích thích gây ảnh hưởng tới thần kinh trung ương và giảm mạnh các tế bào bạch cầu trong cơ thể. Chính vì vậy, chúng khiến cơ thể trở nên khó lành bệnh hơn. Đây là nhóm chất nên tránh xa nhất!
  • Tinh bột, đường: Tinh bột, đường chuyển hóa thành carb trong cơ thể, carb là năng lượng tích cực nhưng năng lượng này cũng đồng thời giúp virus trở nên hoạt động tích cực hơn. Chính vì vậy, nếu bánh ngọt, kẹo ngọt, trà sữa là món ăn vặt yêu thích của bạn thì cũng nên tạm “chia tay” một thời gian.

Không những vậy, người bệnh cũng không nên gãi, ma sát với các vết bọng nước zona để tránh tình trạng lây lan rộng của bệnh nếu các mụn nước bị tróc vỡ, chảy dịch ra xung quanh.

Chưa kể rằng, trong móng tay chứa rất nhiều vi khuẩn, nấm, virus khác nên khả năng gây ra bội nhiễm cũng rất cao.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh ở môi hiệu quả

Cách phòng tránh bệnh zona ở môi hữu hiệu nhất vẫn là tiêm chủng vaccine chống thủy đậu. Vaccine này có thể tiêm ngay từ khi ta còn nhỏ. Khi đã được phòng ngừa, ta sẽ tránh được cả 2 bệnh thủy đậu và zona thần kinh.

Người trên 50 tuổi vẫn có thể tiêm chủng vacxin tại các trung tâm y tế. Trường hợp chưa kịp tiêm vaccine và đã có tiền sử bị thủy đậu ta nên biết cách phòng ngừa để giảm khả năng virus hoạt động trở lại.

  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, mặc dù zona không lây nhưng mụn nước của zona thì có nên ta vẫn phải tránh tiếp xúc vật lý với người bệnh. Hãy tạm thời không va chạm, không quan hệ, không thơm – hôn, không dùng chung đồ với người đang bị zona.
  • Trong trường hợp đã tiếp xúc với người bệnh thì cần vệ sinh thật sẽ tay chân, móng tay các vị trí đã tiếp xúc bằng xà phòng sát khuẩn, dung dịch sát khuẩn.
  • Thường xuyên tập thể dục, ăn uống nghỉ ngơi điều độ để tăng cường sức khỏe.
  • Giữ tâm lý cân bằng tích cực, không làm việc quá sức để cơ thể, tâm trí được nghỉ ngơi, thư giãn.
Tập luyện giúp cân bằng cơ thể phòng ngừa zona ở môi và nhiều bệnh tật khác
Tập luyện giúp cân bằng cơ thể phòng ngừa zona ở môi và nhiều bệnh tật khác

Trên đây là những thông tin rất bổ ích và cần nắm chắc khi ta bị zona ở môi/ miệng. Nên nhớ rằng, vị trí này rất gần não bộ nên người bệnh nên điều trị chuẩn xác theo đúng phác đồ của bác sĩ đưa ra.

Để giúp bệnh mau khỏi hơn ta phải lựa chọn những thực phẩm tốt, tăng sức đề kháng, làm giảm hiệu suất của virus. Đồng thời tránh tác động trực tiếp vào vùng da bị tổn thương như gãi, xoa, sờ, nắn vì có thể gây vỡ bóng nước và lây lan rộng ra các vùng da xung quanh.

Bạn nên biết:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *