Bệnh Giời Leo Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả

Giời leo do một loại virus gây nên khiến cơ thể đau nhức, ngứa ngáy và xuất hiện các mụn nước khó chịu. Vậy bệnh giời leo có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa? Mời bạn tham khảo các thông tin trong bài viết sau. 

Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo, zona thần kinh là bệnh lý có thể gặp ở bất kỳ ai, ở mọi lứa tuổi, đặc biệt dễ gặp ở những người từng bị thủy đậu, có hệ miễn dịch yếu hoặc tiếp xúc với người bệnh.

Trong đó người lớn tuổi từ 60 trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì sức đề kháng giảm. Bệnh giời leo thường xuất hiện mụn nước khiến người bệnh ngứa ngáy, đau rát như bị kim châm.

Ngoài ra, bệnh nhân còn bị sốt nhẹ, mất vị giác, hoa mắt, ù tai và mệt mỏi.

Bệnh giời leo có lây không? Cách phòng ngừa
Bệnh giời leo có lây không? Cách phòng ngừa

Virus gây nên bệnh thủy đậu, cũng chính là virus gây nên bệnh giời leo, là varicella zoster. Sau khi bệnh nhân khỏi thủy đậu, virus này vẫn luôn tồn tại trong cơ thể.

Khi có yếu tố nào đó tác động làm giảm hệ miễn dịch thì virus varicella zoste sẽ hoạt động trở lại và gây nên bệnh giời leo.

Bệnh giời leo có thể lây từ người này sang người khác qua nhiều đường khác nhau:

  • Tiếp xúc trực tiếp với các vùng da có mụn nước hoặc dịch của mụn nước.
  • Lây nhiễm qua đường không khí, đường hô hấp do dịch tiết mũi họng hoặc dịch tiết mụn nước.
  • Lây khi sử dụng chung các vật dụng có dính dịch nước của người bệnh, đặc biệt là quần áo, chăn gối…

Cần làm gì để điều trị, phòng ngừa bệnh giời leo?

Bệnh giời leo không chỉ khiến người bệnh đau đớn, ngứa rát, khó chịu mà còn có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, khi mắc bệnh bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và chỉ định các phác đồ điều trị phù hợp.

Một số cách được áp dụng để chữa bệnh giời leo như sử dụng thuốc Tây, phương pháp Đông y hoặc áp dụng một số mẹo dân gian.

Bệnh giời leo có lây không? Làm gì để điều trị và phòng ngừa?
Bệnh giời leo có lây không? Làm gì để điều trị và phòng ngừa?

Đi khám và điều trị bằng thuốc

Nếu phát hiện các triệu chứng của bệnh giời leo, bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kháng sinh như valacyclovir, acyclovir, famciclovir hoặc các thuốc kháng viêm như naproxen và ibuprofen.

Các loại thuốc này giúp vết thương nhanh lành hơn và giảm đau cho bệnh nhân. Với một số trường hợp bệnh nặng, bác sĩ sẽ kê một thuốc giảm đau gây nghiện ngắn ngày cho người bệnh.

Đông y cũng là một trong những phương pháp được nhiều người tin dùng để hạn chế các tác dụng phụ từ thuốc Tây. Bài thuốc Đông y trị giời leo thường được bào chế từ các thảo dược như ngân hoa, kinh giới, bạch linh, cam thảo, hoàng liên, gừng tươi…

Chúng có tác dụng giảm đau, xẹp mụn nước và giải độc ra khỏi cơ thể. Phương pháp này điều trị bệnh từ căn nguyên sâu bên trong tạng phủ. Từ đó tăng cường nội lực, sức đề kháng chữa lành bệnh giời leo tận gốc.

Mẹo chữa giời leo từ dân gian

Mẹo dân gian trị giời leo như cây xấu hổ, lá sung, tinh dầu cũng là những cách được nhiều người áp dụng.

  • Sử dụng tinh dầu: Một số loại tinh dầu như khuynh diệp, ô liu và tinh dầu tràm có tác dụng hỗ trợ sát trùng, chống viêm, diệt vi khuẩn giời leo hiệu quả. Bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu và trộn lẫn với dầu dừa, sau đó thoa mỏng lên vùng da tổn thương từ 2 – 3 lần/ngày.
Bệnh giời leo có lây không? Mẹo điều trị bằng dân gian như thế nào?
Bệnh giời leo có lây không? Mẹo điều trị bằng dân gian như thế nào?
  • Dùng cây xấu hổ: Xấu hổ có tác dụng kháng viêm, hút mủ, làm lành vết thương trên da. Dân gian thường sử dụng cây xấu hổ để giã nhuyễn rồi đắp lên da để chữa giời leo.
  • Dùng mủ cây sung: Mủ cây sung có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm sưng rát và làm lành vết thương hiệu quả. Khi bị giời leo, bạn chỉ cần lấy mủ sung thoa một lớp mỏng lên vết thương mỗi ngày 3 lần.

Biện pháp phòng ngừa

Bệnh giời leo khiến người mắc phải vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để phòng bệnh giời leo, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh thủy đậu, nguyên do chính gây nên bệnh giời leo.
  • Tránh tiếp xúc hoặc dùng chung đồ dùng với những người bị giời leo hoặc thủy đậu.
  • Luôn giữ cho môi trường sống xung quanh được sạch sẽ, sát khuẩn các vật dụng sinh hoạt thường xuyên sử dụng.
  • Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ thường xuyên để tránh các vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh ăn nhiều đồ ngọt, đồ béo và kiêng rượu bia vì các chất này có thể khiến bạn càng đau rát.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B, C, Kẽm… để tái tạo vùng da bị tổn thương nhanh chóng và cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường độ deo dai cho cơ thể và cải thiện sức đề kháng cùng hệ thống miễn dịch.

Hy vọng sau bài viết này các bạn đã có câu trả lời cho mình về việc bệnh giời leo có lây không. Bệnh giời leo tuy không quá nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh khó chịu và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy hãy tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để không mắc phải. Nếu có triệu chứng bất thường, hãy đến gặp các bác sĩ để được tư vấn và điều trị sớm nhất nhé.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *