Zona Bội Nhiễm Là Gì Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Zona bội nhiễm là một trong những biến chứng của bệnh zona thần kinh mà chúng ta phải hết sức thận trọng. Bội nhiễm báo hiệu tình trạng da đang bị tấn công bởi nhiều vi khuẩn, virus cùng một lúc. Hãy cùng VHEA Việt Nam tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa zona bội nhiễm ở bài viết dưới.

Nguyên nhân, triệu chứng zona bội nhiễm

Bệnh zona bội nhiễm là một biến chứng rất hay gặp ở người đang bị nhiễm zona thần kinh. Zona thần kinh là một dạng bệnh nhiễm trùng do virus VZV thuộc họ Herpes gây ra.

Đây cũng là vi-rút gây ra căn bệnh thủy đậu thường gặp hay còn gọi là phỏng dạ, trái rạ. Tơng tự như thủy đậu, zona thần kinh gây ra những nhóm bọng nước sưng đỏ, bỏng rát, ngứa ngáy, vô cùng khó chịu vì vừa ngứa vừa đau.

Zona hình thành trên da
Zona hình thành trên da

Zona chỉ phát tác trên những người đã từng bị nhiễm VZV và từng bị thủy đậu. Theo đó, khi một người bị thủy đậu rồi hết, VZV không hề biến mất hay bị tiêu diệt hoàn toàn mà chúng vẫn tồn tại trong cơ thể, nương nhờ các rễ hạch dây thần kinh và ngủ đông.

Quá trình này có thể kéo dài vài tháng, vài chục năm hoặc mãi mãi. Chỉ khi nào cơ thể tạo môi trường thuận lợi thì chúng mới thức giấc và tấn công.

Nguyên nhân gây zona thần kinh bội nhiễm

Xét về zona bội nhiễm, chúng là những vi khuẩn, vi-rút, nấm khác cùng tấn công vào các chùm zona gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm nặng nề và khó chữa trị hơn.

Nguyên nhân thường dẫn tới trường hợp zona bội nhiễm thường là:

  • Bị suy giảm miễn dịch: Mắc bệnh HIV-AIDS, viêm gan vi-rút, ung thư tế bào bạch cầu,… Tế bào bạch cầu trong những bệnh nhân này thường rất ít, ngay trong quá trình chống lại VZV cũng mất nhiều thời gian hơn bình thường dù được chữa trị thuốc men đúng phác đồ. Và cũng vì sự thiếu hụt kháng thể như vậy nên hệ miễn dịch không thể chống lại các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm thông thường và dễ dàng dẫn tới bội nhiễm.
  • Vệ sinh thân thể kém: Có thể do quan niệm dân gian kiêng tắm nên nhiều người ít khi vệ sinh cơ thể trong thời gian bị bệnh hoặc chỉ vệ sinh qua loa. Zona thần kinh có thể kéo dài từ 2 tuần tới cả tháng trời, việc không vệ sinh đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm rất dễ khiến vi khuẩn, vi-rút, nấm sinh sinh sôi, hệ miễn dịch làm việc quá tải, không thể kiểm soát được.
Gãi là một trong những hành động rất nhỏ nhưng lại dễ dẫn tới zona bội nhiễm
Gãi là một trong những hành động rất nhỏ nhưng lại dễ dẫn tới zona bội nhiễm
  • Gãi mụn nước: Đây là hành động dễ gây ra zona bội nhiễm nhất, như đã nói da có rất nhiều sinh vật ngoại lại và ngay trong móng tay cũng thế. Việc gãi mụn nước vừa khiến zona phát tán lây lan rộng, vừa tạo điều kiện cho các vi khuẩn kia có cơ hội tấn công vào vùng da bị tổn thương.
  • Sử dụng quá liều corticoid: Trong quá trình điều trị zona, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi ngoài da chứa thành phần corticoid. Nếu sử dụng đúng, corticoid chỉ có thể sử dụng một lớp mỏng trong mỗi lần bôi và chỉ bôi vào một thời gian ngắn giúp giảm ngứa, giảm viêm da. Tuy nhiên trong trường hợp dùng quá nhiều và lâu dài, corticoid lại khiến da tổn thương ngược lại.
  • Điều trị sai cách: Xét về các phương pháp điều trị zona, có rất nhiều cách trị phổ biến, nhưng trong đó có những cách điều trị không đúng hoặc không hợp cơ địa bệnh nhân nên dẫn tới nhiễm trùng nặng hoặc các biến chứng khác.
  • Người có hệ miễn dịch yếu: Phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân đang xạ trị – hóa trị ung thư, trẻ em chưa tiêm phòng, người lớn tuổi đặc biệt là những người có các bệnh lý chuyển hóa khiến tác động xấu tới hệ miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết zona bội nhiễm

Ngoài những triệu chứng cơ bản của zona như xuất hiện các chùm mụn nước li ti chứa dịch khó vỡ theo dọc dây thần kinh gây bỏng rát, vừa ngứa vừa đau, tấy nhẹ.

Người bị zona bội nhiễm sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng điển hình báo hiệu cơ thể đang trang tình trạng bị nhiều vi khuẩn, vi-rút, nấm tấn công:

  • Vùng da sưng lớn, đau rát, ngứa ngáy, ửng đỏ hơn bình thường.
  • Các vết mụn nước xuất hiện mủ trắng, vàng, xanh, ăn rất sâu vào da và tốc độ lây lan rất nhanh.
  • Các dây thần kinh xung quanh bị giật và đau.
  • Sốt cao kéo dài, người uể oải, mệt mỏi, khó chịu, đau nhức.
  • Chán ăn, mất nước.

Zona thần kinh bội nhiễm có lây không? Có nguy hiểm không?

Zona thần kinh bội nhiễm là bệnh các vùng mụn nước bị nhiều loại vi khuẩn, vi-rút, nấm đồng tấn công. Xét phạm vi trên một cơ thể.

Zona bội nhiễm có thể lan rộng và lây sang khu vực xung quanh nếu không kịp thời chữa trị và ngăn chặn sớm. Bội nhiễm lây lan sẽ còn nặng và diễn tiến khó lường hơn.

Xét phạm vi giữa người – người, zona thần kinh không lây nhưng vi-rút VZV vẫn có thể lây cho người chưa tiêm vaccine và chưa bị thủy đậu. Khi nhiễm vi-rút người đó sẽ bị bệnh thủy đậu.

Đối với trường hợp bội nhiễm rất ít khả năng lây lan các bội nhiễm vì đa số chúng chỉ là những vi khuẩn, vi-rút, nấm dạng cơ hội, cơ thể không kiểm soát được chỉ vì đang bị suy yếu miễn dịch hoặc quá tải.

Nếu người khác không may tiếp xúc với những khuẩn này thì đối với hệ miễn dịch bình thường vẫn có thể tiêu diệt chúng.

Phải tùy vào thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh, diễn tiến phát triển bệnh và phương pháp điều trị áp dụng ta mới có thể xác định được zona thần kinh bội nhiễm có gây nguy hiểm không.

Sẹo lồi lõm vĩnh viễn sau zona thần kinh bội nhiễm
Sẹo lồi lõm vĩnh viễn sau zona thần kinh bội nhiễm

Ở đây VHEA chỉ có thể cung cấp một số tình trạng điển hình khi zona bội nhiễm phát triển.

  • Sẹo: Đây là tình trạng nhẹ nhất của bệnh zona bội nhiễm. Sau khi bội nhiễm xuất hiện, phát triển và bị loại bỏ, chúng sẽ để lại những vết sẹo lồi lõm trên bề mặt da. Nếu các vết zona thường khi gần khỏi được chăm sóc cẩn thận sẽ mờ đi đến 70, 80% thì những vết zona bội nhiễm sẽ có ít khả năng đó hơn rất nhiều. Dù được chăm sóc và trị sẹo những vùng da tổn thương vẫn sẽ tồn tại sẹo vĩnh viễn.
  • Đau dây thần kinh – liệt dây thần kinh: Tình trạng này gặp rất nhiều ở người cao tuổi, theo số liệu của Viện 103 có đến 50% người trên 50 tuổi gặp phải sau khi bị bội nhiễm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng đau, liệt dây thần kinh gây ra nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày của người bệnh.
  • Viêm mô tế bào – Nhiễm trùng da: Tình trạng này gây ra bởi 2 loại vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus nằm trên bề mặt da và thông qua những vết mụn nước mới vỡ và xâm nhập vào da. Chúng đặc biệt ưa thích vùng chân và tập trung nhiều ở đó nên zona bội nhiễm viêm mô tế bào thường xuất hiện ở khu vực bàn chân, lòng bàn chân, đùi, cẳng chân. Tình trạng này nếu không được xử lý ngay thì có thể dẫn tới hoại tử vùng bị tấn công.
  • Suy giảm thị lực – Mù vĩnh viễn: Virus VZV tấn công trên mặt ở vùng mắt, miệng, trán, đầu rất nguy hiểm vì gần não, khi zona tại các vị trí này trở thành zona bội nhiễm thì chúng sẽ tấn công vào các dây thần kinh thị giác, thính giác và gây giảm thị lực, giảm thính lực thậm chí là mù, điếc vĩnh viễn. Ngoài ra các các giác quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng gọi là rối loạn giác quan.
  • Nhiễm trùng máu: Sau khi tấn công vào da, vi khuẩn có thể đào sâu vào tận bên trong cơ thể và chui vào máu. Nhiễm trùng máu cũng rất nguy hiểm vì độc lực, chất thải của vi khuẩn cũng như chế độ phản ứng lại của hệ miễn dịch phát viêm toàn thân. Nhiễm trùng máu cần cấp cứu kịp thời để loại bỏ vi khuẩn và điều hòa lại máu, nếu không cơ thể có thể bị sốc, suy tim cấp, tử vong.

Cách chữa trị bệnh zona thần kinh bội nhiễm

Khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh zona bội nhiễm, người bệnh nên được can thiệp y tế ngay, tránh để xảy ra trường hợp vết mụn nước lây lan nhanh, khó kiểm soát và chữa trị.

Nên đưa người bị bội nhiễm zona tới các trung tâm y tế hoặc các bệnh viện lớn để được điều trị và chăm sóc cẩn thận như Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Xanh pôn, Bệnh viện Bạch Mai,…

Trong các trường hợp nhiễm trùng da nhẹ, suy giảm thị lực, bệnh nhân có thể không cần nằm viện nội trú để theo dõi và chữa trị, nhưng phải uống thuốc bôi thuốc đúng theo phác đồ điều trị của bệnh và tái khám thường xuyên.

Một số loại thuốc các bác sĩ thường sử dụng trong điều trị zona thần kinh bội nhiễm:

Cần vệ sinh sạch sẽ khu vực zona bội nhiễm
Cần vệ sinh sạch sẽ khu vực zona bội nhiễm
  • Dung dịch vệ sinh, sát khuẩn khu vực bội nhiễm: Đây là cách giúp thuyên giảm tình trạng nhiễm trùng ngoài da, khiến khả năng lây lan, phát tán giảm đi và ngăn chặn các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm khác tấn công. Thông thường có thể sử dụng Povidine, Betadine thấm vào bông y tế sạch để vệ sinh các vùng xung quanh và những mụn nước chưa vỡ.
  • Thuốc kháng vi-rút dạng bôi hoặc uống: Để vô hiệu hóa các loại vi-rút, các loại thuốc này sẽ làm giảm khả năng sản xuất DNA của chúng khiến chúng không thể tăng số lượng, giảm hiệu quả tấn công. Các loại thuốc điển hình: Acyclovir dạng kem bôi, Famcino, Valacyclovir
  • Thuốc kháng sinh: Giảm nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn dạng uống hoặc tiêm truyền. Đây là loại thuốc thường được chỉ định khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng các loại. Một số kháng sinh điển hình được sử dụng là Amoxicillin, Ampicillin, Rocephin,v.v..
  • Thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sưng: Để giảm các triệu chứng khó chịu do bội nhiễm gây ra như sưng tấy, phù nề, đau rát, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc giúp làm dịu đi phần da bị tổn thương.
  • Một số loại vitamin cần thiết: Bác sĩ có thể kê thêm một số loại vitamin tổng hợp giúp người bệnh khỏe mạnh hơn và củng cố hệ miễn dịch trong cơ thể.

Không chỉ mỗi thuốc, bệnh nhân mắc zona bội nhiễm còn phải chú ý tới quá trình sinh hoạt tại nhà để mau khỏi bệnh.

  • Thường xuyên vệ sinh thân thể, vệ sinh khu vực sinh hoạt đặc biệt là chăn ga đệm gối, những nơi da tiếp xúc nhiều. Sau khi tắm thì vệ sinh vết thương thật sạch sẽ, đúng quy trình rồi bôi thuốc điều trị.
  • Không hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian điều trị, chúng gây kìm hãm tác dụng của thuốc.
Nha đam rất lành tính nhưng cũng không thể đắp lên khu vực nhiễm khuẩn
Nha đam rất lành tính nhưng cũng không thể đắp lên khu vực nhiễm khuẩn
  • Không bôi đắp các thuốc, các dung dịch khác lên bề mặt da tổn thương khi không có sự đồng ý của bác sĩ dù chúng có lành tính hay có thể chữa zona thần kinh. Việc tiếp xúc này rất nguy hiểm vì có thể da sẽ phải đối mặt với nhiều loại vi khuẩn, vi-rút, nấm hơn nữa.
  • Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, phải uống đúng theo chỉ dẫn. Khi có triệu chứng nôn mửa, phát ban, tiêu chảy thì có thể do dị ứng thành phần của thuốc hoặc bệnh trở nặng, có thể tạm ngưng sử dụng thuốc và tái khám ngay.
  • Trong trường hợp bệnh có tiến triển tốt, không xuất hiện các loại dị ứng, người bệnh vẫn tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
  • Bổ sung nhiều nước, hoa quả, rau củ và giảm các loại bánh kẹo, thức ăn nhanh trong thời gian trị bệnh.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh nhiễm trùng hiệu quả

Cách tốt nhất để điều trị bệnh là phòng ngừa bệnh. Chính vì vậy những bệnh nhân đang bị zona và có khả năng bị zona (chưa tiêm vaccine) nên chú ý quá trình phòng ngừa zona bội nhiễm. Đây là thông tin quan trọng nhưng thường xuyên bị xem nhẹ.

  • Điều trị zona tại nhà hoàn toàn trong thời điểm bệnh bùng phát (2 – 5 ngày sau những triệu chứng đầu tiên) để da không phải tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm từ môi trường, nguồn nước lạ, v.v…
  • Nên đi khám ngay khi phát hiện bị zona và điều trị theo đơn bác sĩ kê.
  • Không được gãi khi tắm cũng không chà sát mạnh gây vỡ mụn nước, việc chảy dịch ra rất nguy hiểm và có khả năng bội nhiễm cao. Các mụn nước thông thường sẽ tự vỡ vào thời điểm gần hết bệnh, nếu lỡ làm vỡ chúng thì phải vệ sinh sạch bằng cồn và bông sạch ngay.
Nên ở nhà điều trị và giảm bớt hoạt động khi điều trị zona thần kinh bội nhiễm
Nên ở nhà điều trị và giảm bớt hoạt động khi điều trị zona thần kinh bội nhiễm
  • Giảm hoạt động, không cần kiêng gió, cố gắng điều tiết cơ thể ra ít mồ hôi nhất khi bị zona thần kinh, vì mồ hôi có thể gây lây lan vi khuẩn và xâm nhập các vết thương gây bội nhiễm.
  • Ăn uống điều độ, cân bằng tâm trí không để rơi vào trạng thái stress, tâm lý nặng nề gây ảnh hưởng xấu tới bệnh.

Thông qua bài viết, ắt hẳn bạn đã hiểu thêm về một dạng biến chứng của zona thần kinh đó là zona bội nhiễm. Bội nhiễm xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thường xuyên gãi, tác động vào vết thương hoặc không biết cách vệ sinh khiến vi khuẩn, vi-rút, nấm tấn công.

Việc tự xử lý zona bội nhiễm khi không có chuyên môn dễ dàng dẫn tới nhiều tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong, người bệnh nên đặc biệt chú ý!

Thông tin hữu ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *