Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Bà bầu có ăn mận được không? (Mận bắc và nam)

Mận bắc chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa tốt cho hệ thống tiêu hóa. Trong khi đó, mận nam chứa một lượng nước rất lớn cùng nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe não bộ, gan và tăng cường sức khỏe tổng thể. Vậy bà bầu có ăn mận được không, nên ăn mận nam hay mận bắc? Bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bà bầu có ăn mận được không
Tìm hiểu thông tin bà bầu có ăn mận được không để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bà bầu có ăn mận được không?

Mận là loại trái cây bổ dưỡng và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Cả mận nam và mận bắc đều chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ tăng cường hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa một số bệnh lý ở phụ nữ mang thai.

Mận rất giàu chất dinh dưỡng như kali, phốt pho, magiê, canxi, vitamin A và vitamin C. Do đó, bà bầu ăn mận có thể tăng cường các chất dinh dưỡng, hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và ngăn ngừa một số biến chứng trong thai kỳ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo người bị bệnh thận hoặc có bất cứ vấn đề nào về thận cần tránh sử dụng mận.

Mặc dù các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bà bầu có thể sử dụng hầu như là tất cả các loại trái cây trong liều lượng quy định. Tuy nhiên, khi bổ sung mận, bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu mận mỗi ngày?

Mặc dù mận chứa nhiều chất dinh dưỡng và phù hợp để bổ sung trong thai kỳ, tuy nhiên sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ có thai có thể tiêu thụ khoảng 100 gram mận mỗi ngày.

Giá trị dinh dưỡng của mận

Mận chứa nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, chất chống oxy và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, mần bắc và mận nam thuốc các chi và họ khác nhau, nên giá trị dinh dưỡng có thể không giống nhau.

1. Giá trị dinh dưỡng của mận bắc

Mận bắc hay mận Hà Nội là một loại cây lá nhỏ phổ biến ở miền bắc Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Úc và Hoa Kỳ. Mận bắc thuộc chi Prunus, họ Rosaceae (họ Hoa hồng).

Bà bầu có ăn mận bắc được không
Mận bắc chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa tốt cho hệ thống tiêu hóa của bà bầu

Mận bắc và mận bắc phơi khô có hàm lượng dinh dưỡng cao, với hơn 15 loại vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa và các khoáng chất khác nhau. Cụ thể, một quả mận bắc có hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:

  • Lượng calo 30 kcal
  • Carbs 8 g
  • Chất xơ 1 g
  • Đường 7 g
  • Vitamin A chiếm khoảng 5% nhu cầu hàng ngày
  • Vitamin C chiếm khoảng 10% nhu cầu hàng ngày
  • Vitamin K chiếm khoảng 5% nhu cầu hàng ngày
  • Kali chiếm khoảng 3% nhu cầu hàng ngày
  • Đồng chiếm khoảng 2% nhu cầu hàng ngày
  • Mangan chiếm khoảng 2% nhu cầu hàng ngày

Mận khô có chứa nhiều calo hơn so với mận tươi. Trong khoảng 28 gram mận bắc khô có chứa khoảng 68 calo, chất xơ, đường, vitamin A, K, B2, B3, B6, kali, đồng, mangan, magie và phốt pho.

Nói chung, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong một phần mận tươi và mận khô có sự chênh lệch nhẹ. Mận khô chứa nhiều calo và vitamin K hơn mận tươi trong khi mận khô có hàm lượng vitamin B và khoáng chất cao hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì cả mận bắc tươi và mận bắc khô đều có thể sử dụng trong thai kỳ.

2. Giá trị dinh dưỡng của mận nam

Mận nam hay còn gọi là quả roi thuộc chi Trâm (Syzygium), họ Đào kim nương ( Myrtaceae), thường được phân bố ở Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Malaysia và miền nam Việt Nam. Mận miền nam chứa nhiều nước và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe.

Bà bầu có ăn mận nam được không
Mận nam chứa nhiều nước và có tác dụng ngăn ngừa các cơn ốm nghén ở bà bầu

Cụ thể, hàm lượng dinh dưỡng có trong mận nam bao gồm:

  • Nước 93 g
  • Carbohydrate 5.7 g
  • Chất đạm 0.6 g
  • Calo 25 kcal
  • Chất béo 0.3 g
  • Riboflavin 0.03 mg
  • Thiamin 0.02 mg
  • Vitamin A 17 mcg
  • Vitamin C 22.3 mg
  • Niacin 0.8 mg
  • Kali 123 mg
  • Sắt 0.07 mg
  • Canxi 29 mg
  • Phốt pho 8 mg
  • Kẽm 0.06 mg
  • Đồng 0.016 mg
  • Mangan 0.029 mg

Mặc dù các nghiên cứu về mận miền nam còn nhiều hạn chế, tuy nhiên nhiều báo cáo cho biết mận nam có nhiều lợi ích sức khỏe đối với phụ nữ mang thai. Ngoài ra, mận nam được cho là có thể bổ sung nước, ngăn ngừa các cơn ốm nghén và buồn nôn trong thai kỳ.

Các bác sĩ cho biết, mỗi ngày sử dụng một quả mận nam có thể bổ sung các khoáng chất và vitamin thiết yếu tốt cho bà bầu.

Do đó, bạn không cần lo lắng bà bầu có ăn mận được không, bởi vì phụ nữ mang thai có thể ăn hầu như tất cả các loại trái cây với số lượng phù hợp.

Mận bắc có tác dụng gì đối với phụ nữ mang thai?

Ăn mận bắc với số lượng phù hợp có thể mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Cụ thể một số lợi ích khi sử dụng mận bắc bao gồm:

1. Kiểm soát cân nặng

Về cơ bản, mận bắc chứa nhiều carbohydrate, với lượng đường thấp. Do đó, mận bắc trở thành một loại trái cây phù hợp để sử dụng đối với bà bầu thừa cân, béo phì hoặc cần giảm cân.

Tuy nhiên, mận khô cần được sử dụng hạn chế trong thời kỳ mang thai. Bởi vì mận khô chứa nhiều carbs và có hàm lượng natri cao. Điều này có thể tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.

Có bầu ăn mận miền bắc được không
Mận bắc có lượng đường thấp phù hợp để bổ sung cho bà bầu có cân nặng quá mức

2. Mận bắc ngăn ngừa chứng thiếu máu ở bà bầu

Thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai là một tình trạng phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Theo một số thông tin, mận bắc là một loại thực phẩm giàu chất sắt. Do đó, sử dụng mận bắc trong thai kỳ có thể ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và thiếu sắt. Chất sắt rất cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên, bên cạnh mận, bà bầu cần bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa sắt khác và sử dụng viên sắt bổ sung để tránh gây thiếu sắt khi mang thai.

3. Mận bắc cung cấp nhiều năng lượng

Hàm lượng vitamin C dồi dào trong mận bắc có thể tăng cường hệ thống tiêu hóa, giảm nguy cơ thiếu máu. Bên cạnh đó, vitamin C cũng là một chất chống oxy mạnh mẽ, có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do. Điều này có thể chống viêm, kháng khuẩn và tăng năng lượng ở phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, vitamin C cũng cần thiết cho quá trình tổng hợp L-carnitine. Đây là một axit amin cần thiết cho sự phân hủy axit béo và sản xuất năng lượng. Do đó, bà bầu thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, như mận, có thể tăng năng lượng và ngăn ngừa tình trạng mệt mỏi.

4. Mận bắc ngăn ngừa bệnh tim mạch

Mận bắc tươi và khô rất giàu chất chống oxy hóa. Do đó, ăn mận bắc có thể hỗ trợ giảm viêm, ngăn ngừa các tổn thương ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch.

Bầu có được ăn mận Bắc không
Mận bắc chứa nhiều chất chống oxy hóa và hỗ trợ hệ thống tim mạch

Bên cạnh đó, mận cũng chứa nhiều chất chống oxy polyphenol, rất tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, mận chứa ít chất béo và các chất béo trong mận là các chất béo không bão hòa, có thể ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim ở bà bầu.

5. Mận bắc hỗ trợ chống táo bón

Mận bắc có hàm lượng chất xơ dồi dào có thể tăng cường hoạt động của hệ thống tiêu hóa, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ. Mận có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, giúp phân đi qua ruột một cách dễ dàng, hỗ trợ nhuận tràng và bảo vệ hệ thống tiêu hóa.

Ngoài ra, mận khô cũng có thể cải thiện độ đặc của phân và tăng tần suất đi đại tiện. Ăn mận khô với số lượng vừa phải có thể tăng cường carotenoid và polyphenol kích thích hệ thống tiêu hóa, ngăn ngừa một số bệnh đường ruột.

6. Ngăn ngừa nguy cơ sinh non

Hàm lượng magie trong mận bắc tương đối cao, có thể làm giảm nguy cơ sinh non bằng cách hỗ trợ thư giãn tử cung và ngăn ngừa các cơn co thắt tử cung sớm. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong mận cao có thể ngăn ngừa nguy cơ vỡ ối sớm.

7. Cải thiện sức khỏe xương khớp

Mận bắc tươi và khô có chứa một lượng canxi tương đối cao, hàm lượng canxi này có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe xương ở bà bầu. Ngoài ra, mận cũng chứa nhiều kali, Vitamin K, canxi, phốt pho, tất cả đều cần thiết cho việc duy trì sức khỏe của xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương sau khi mang thai.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A tương đối cao, có thể hỗ trợ sự hình thành, phát triển và tăng trưởng xương ở thai nhi.

8. Hỗ trợ chống trầm cảm khi mang thai

Căng thẳng và mệt mỏi là các vấn đề phổ biến khi mang thai. Mận chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ làm tăng năng lượng, giúp bà bầu không cảm thấy mệt mỏi.

Cụ thể, mận bắc chứa kali giúp giảm huyết áp. Kali trong mận cũng giúp chống trầm cảm khi mang thai và kiểm soát lo lắng. Bên cạnh đó, beta-Carotene và vitamin A trong mận có thể giúp phát triển mắt và làn da của thai nhi.

Bà bầu ăn mận Bắc có ảnh hưởng gì không
Mận bắc có thể ngăn ngừa tình trạng trầm cảm và lo lắng khi mang thai

9. Tăng cường sức khỏe của da

Thay đổi hormone trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến làn da của bà bầu. Một số bà bầu có thể bị sạm da, xuất hiện tàn nhang, nám da, nổi mụn hoặc tiết nhiều dầu.

Mận có chứa chất chống oxy hóa và vitamin C. Các hoạt chất này có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe của da, điều trị mụn và giúp da trở nên mịn màng hơn.

Tác dụng của mận nam đối với phụ nữ mang thai

Mận nam (quả roi) là loại trái cây nhiệt đới mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm sức khỏe của phụ nữ mang thai. Cụ thể, một số tác dụng của mận nam đối với phụ nữ mang thai bao gồm:

1. Giải độc cơ thể

Mận nam chứa nhiều nước, vitamin và khoáng chất, có thể hỗ trợ giải độc trong cơ thể. Do đó bà bầu sử dụng mận nam thường xuyên có thể hỗ trợ làm sạch cơ thể và loại bỏ các chất độc hại một cách tự nhiên.

2. Cải thiện làn da

Mận nam có chứa một số thành phần có tác dụng chống nấm và vi khuẩn. Các hoạt chất này có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng da. Các chất chống oxy hóa trong mận có thể ngăn ngừa các rối loạn da do thay đổi nồng độ hormone, cải thiện tình trạng mụn, da nhiều dầu và giúp da mềm mại, mịn màng hơn.

Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C dồi dào có trong mận nam có thể hỗ trợ tổng hợp collagen. Điều này có thể ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa và các tổn thương da liên quan đến thai kỳ.

Có bầu ăn mận miền Nam được không
Mận nam có chứa chất chống oxy hóa có tác dụng cân bằng hormone và cải thiện làn da

3. Hỗ trợ điều chỉnh lượng đường trong máu

Mận nam có chứa chất chống oxy hóa tự nhiên như hợp chất polyphenolic, có thể ngăn ngừa tổn thương mô liên quan đến bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, hợp chất Jambosine được tìm thấy trong mận nam, có thể điều chỉnh quá trình chuyển đổi tinh bột thành đường. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường.

Do đó, bà bầu có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ có thể sử dụng mận nam để hỗ trợ điều trị bệnh.

4. Tăng cường sức khỏe tim mạch

Mận nam có chứa phytochemical tự nhiên, một hoạt chất có thể ngăn ngừa huyết áp cao, đột quỵ và một số bệnh lý tim mạch khác. Do đó thường xuyên sử dụng mận nam trong thai kỳ có thể ngăn ngừa tình trạng huyết áp cao và ngăn ngừa một số bệnh lý khác về tim.

5. Ngăn ngừa bệnh táo bón trong thai kỳ

Táo bón, bệnh trĩ và các bệnh lý tiêu hóa khác là vấn đề tương đối phổ biến trong thai kỳ. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ và nước đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa tình trạng này.

Mận nam chứa nhiều nước và chất xơ. Thường xuyên sử dụng mận nam có thể hỗ trợ thức ăn di chuyển trong ruột một cách dễ dàng, ngăn ngừa táo bón và các rối loạn liên quan.

Có bầu ăn mận Nam có sao không
Mận nam chứa nhiều nước và chất xơ có thể ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ

6. Tăng cường sức khỏe xương

Một quả mận nam có thể chứa khoảng 29 mg canxi, có thể hỗ trợ duy trì sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương và gãy xương ở bà bầu.

Bên cạnh đó, mận nam chứa các khoáng chất như magie, phốt pho, kali, canxi, có thể hỗ trợ việc hình thành xương của bào thai và ngăn ngừa các rủi ro về xương khớp trong tương lai.

7. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Mận nam chứa nhiều vitamin C, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch ở bà bầu. Ngoài ra, vitamin C cũng cần thiết để hấp thụ sắt, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu ở bà bầu.

Các đặc tính kháng nấm và kháng vi khuẩn của mận nam cũng có thể tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Bà bầu thường xuyên ăn mận nam có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, loại bỏ độc tố và tăng cường sức khỏe tổng thể.

8. Ngăn ngừa chuột rút cơ bắp

Chuột rút cơ bắp là một vấn đề phổ biến ở bà bầu, do nồng độ kali trong máu thấp. Mận nam chứa nhiều kali, do đó bà bầu thường xuyên ăn mận nam có thể cải thiện tình trạng chuột rút.

9. Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở bà bầu là một vấn đề phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Mận nam chứa nhiều nước và các hợp chất hóa học có thể giúp cơ thể loại bỏ độc tố. Bên cạnh đó, mận nam cũng có thể kích thích quá trình đi tiểu và loại bỏ vi khuẩn ở đường tiết niệu. Ngoài ra, thường xuyên ăn mận nam cũng có thể ngăn ngừa hình thành sỏi thận.

Bà bầu ăn quả mận nam có tốt không
Mận nam chứa nhiều nước và các hợp chất hóa học có thể hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu

10. Ngăn ngừa tình trạng ốm nghén

Mận nam chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cụ thể, bà bầu sử dụng mận nam có thể ngăn ngừa các cơn buồn nôn và ngăn ngừa tình trạng mất nước do nôn thường xuyên.

Một số cách sử dụng mận cho bà bầu

Cả mận nam và mận bắc đều có thể được sử dụng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn. Cụ thể một số cách sử dụng mận cho bà bầu bao gồm:

1. Đối với mận bắc

Mận bắc có thể ăn trực tiếp, phơi khô hoặc dùng làm mứt ăn kèm với bánh mì. Để ăn trực tiếp và phơi khô, bà bầu nên chọn mận có màu sắc tươi, kích thước trung bình. Tránh chọn các quả mận da nhăn, hư hỏng, thâm tím hoặc có vỏ quá xanh. Mận có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh.

Bên cạnh đó, để làm mứt mận bà bầu có thể tham khảo cách sau:

Chuẩn bị:

  • 2 cốc mận (khoảng 200 gram)
  • 4 muỗng canh đường mía
  • 4 muỗng canh mứt cam
  • Một ít hạt nhục đậu khấu

Cách thực hiện:

  • Trộn đường, mận thành một hỗn hợp đồng nhất sau đó đun sôi hoặc nướng trong 5 phút để khi thành mứt. Cho thêm mứt cam và hạt nhục đậu khấu để tăng hương vị.
  • Mứt mận có thể bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để kéo dài thời gian sử dụng.
cách ăn mận cho bà bầu
Mận có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành mứt

2. Đối với mận nam

Tương tự như mận bắc, mận nam có thể sử dụng ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mận nam có thể ép thành nước để cung cấp các chất dinh dưỡng và vitamin cho phụ nữ mang thai. Cụ thể cách chế biến nước ép mận như sau:

Chuẩn bị:

  • Mận: 1 kg
  • Đường: 1/2 bát
  • Nước chanh: 1 – 2 muỗng canh
  • Nước lọc: 3 – 4 cốc
  • Muối: 1/4 muỗng cà phê

Cách thực hiện:

  • Mận rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, cho vào máy xay cùng với nước lọc và xay kỹ.
  • Lọc hỗn hợp để thu được phần nước mận, thêm đường, muối và nước chanh, trộn đều. Lượng đường và muối có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân.
  • Nước ép mận có thể bảo quản trong tủ lạnh để tăng hương vị.

Một số lưu ý khi sử dụng mận cho bà bầu

Mặc dù mận chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ, tuy nhiên để tránh các rủi ro không mong muốn bà bầu cần lưu ý một số vấn đề như:

1. Đối với mận bắc

Mận không chứa calo và phù hợp với bà bầu béo phì hoặc có cần nặng quá mức. Tuy nhiên, calo rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai, do đó bà bầu cần tăng cần nên tránh sử dụng mận.

Sử dụng quá nhiều mận có thể tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, bà bầu có tiền sử sỏi thận hoặc có nguy cơ sỏi thận, nên tránh sử dụng mận.

Trong thời kỳ mang thai bà bầu nên sử dụng mận tươi thay vì mận khô. Mận khô và một số loại trái cây khô khác có thể có hàm lượng natri cao, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

bà bầu ăn mận nhiều có tốt không
Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng mận trong thai kỳ

2. Đối với mận nam

Hạt mận nam được cho là có chứa độc và có thể gây ảnh hưởng đến bà bầu. Do đó, khi sử dụng mận cần loại bỏ hạt.

Ăn quá nhiều mận nam có thể dẫn đến ngứa cổ họng, viêm họng, ho và một số bệnh lý liên quan khác.

Mận là loại trái cây bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, các chất chống oxy hóa, hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, bà bầu thường xuyên sử dụng mận có thể ngăn ngừa nhiều bệnh lý như loãng xương, bệnh tim hoặc tiểu đường thai kỳ.

Bà bầu có thể ăn mận với số lượng phù hợp, tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một căn bệnh phổ biến nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Ác thay, cứ 10 người phụ nữ thì có đến 9 người mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung sau sinh. Vậy, làm thế nào để các mẹ thoát khỏi căn bệnh này mà vẫn đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *