Viêm đường tiết niệu ở bà bầu và cách điều trị an toàn
Nội dung bài viết
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu là một bệnh lý rất hay gặp. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây sảy thai, sinh non hay ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Cùng tìm hiểu những thông tin về viêm đường tiết niệu cũng như cách chữa an toàn cho các mẹ bầu sau đây.
Viêm đường tiết niệu ở bà bầu là như thế nào? Có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn, virus hay nấm mốc tấn công và hoạt động mạnh gây nên.
Ở đối tượng phụ nữ mang thai lúc này sức đề kháng suy giảm, cộng thêm thai phát triển kích thước lớn dần gây chèn ép lên vùng tiết niệu có thể dẫn đến viêm. Bởi vậy, bệnh viêm đường tiết niệu là hiện tượng phổ biến rất dễ xảy ra ở các mẹ bầu.
Bệnh viêm đường tiết niệu thường xuất hiện với những triệu chứng rõ ràng như tiểu buốt, bí tiểu, tiểu dắt, tức vùng bụng dưới,…
Tuy nhiên, ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh thường diễn ra âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể, bà bầu chỉ có thể biết được thông qua thăm khám hay xét nghiệm nước tiểu.
Vậy viêm đường tiết niệu ở bà bầu có nguy hiểm không? – Tùy theo từng cơ quan bị viêm đường tiết niệu mà bác sĩ có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe thai phụ.
Mặc dù vậy, bệnh viêm đường tiết niệu nói chung đều gây những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi và cơ thể mẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể gây ra viêm nhiễm nặng, nguy đến tính mạng.
Những biến chứng viêm đường tiết niệu khi đang mang thai có thể xảy tới, phải kể đến như:
- Viêm bàng quang cấp
- Viên thận cấp
- Suy thận cấp
- Tiền sản giật.
- Nhiễm độc thai
- Cao huyết áp
Để phòng ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra, bà bầu nên thực hiện thăm khám sớm tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín để điều trị dứt điểm bệnh viêm đường tiết niệu.
Khi sức đề kháng còn tốt và thận hoạt động bình thường thì việc điều trị sẽ rất nhanh và dễ dàng.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm đường tiết niệu khi mang thai
Khi mẹ bầu mang thai bị viêm đường tiết niệu thì chủ yếu do sự xâm nhập của vi khuẩn E Coli. Vi khuẩn này có khả năng gây viêm nhiễm cao và dễ dàng gây bệnh ở mọi đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang bầu.
Khi đi tiểu, dòng chảy của nước tiểu sẽ giúp đẩy hết những vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu ra ngoài. Tuy nhiên khi phụ nữ mang thai, tử cung thay đổi kích thước gây chèn ép lên vùng bàng quang gây khó tiểu hay tiểu sót. Nước tiểu bị ứ đọng quá lâu sẽ trào ngược lên niệu đạo gây viêm.
Đối với các bà bầu, việc thay đổi nội tiết tố nữ giới khiến cơ thể có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn. Thế nhưng rất nhiều mẹ bầu lựa chọn cách uống ít nước đi hay nhịn tiểu. Lâu dần khiến nước tiểu tràn qua niệu đạo sẽ khiến dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.
Trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ, tử cung thường có xu hướng nghiêng sang phải và chèn ép vào thận, niệu quản. Do đó tỷ lệ mẹ bầu mắc viêm đường tiết niệu rất cao, luôn có cảm giác buồn tiểu nhưng không tiểu được nhiều.
Khi bị viêm đường tiết niệu, bà bầu sẽ cảm nhận được những triệu chứng như:
- Viêm bàng quang: Nước tiểu sẫm màu, có mùi khai nồng và có thể lẫn máu. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ.
- Viêm bể thận: Mẹ bầu bị sốt cao kèm theo mạch đập nhanh, nước tiểu đục và lẫn máu, đau âm ỉ vùng thắt lưng xuống xương chậu và bộ phận sinh dục.
Cách chữa viêm đường tiết niệu ở bà bầu an toàn, hiệu quả
Khi bị viêm đường tiết niệu, thông thường bác sĩ sẽ kê cho mẹ bầu một số loại thuốc Tây giúp điều trị nhanh chóng và sớm hồi phục lại sức khỏe trước đây. Những loại kháng sinh an toàn với bà bầu như ampicillin, cephalexin + nitrofurantoin,…
Bệnh nhân nên tuân thủ đúng liệu trình điều trị hay uống thuốc, không nên bỏ dở giữa chừng kể cả khi bệnh đã có dấu hiệu khỏi.
Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu thường lo lắng rằng sử dụng thuốc Tây y sẽ gây những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Vì thế mẹ bầu có thể sử dụng một số phương pháp điều trị viêm đường tiết niệu tại nhà đối với trường hợp bệnh nhẹ như sau:
Uống nước cam, nước dừa
Sử dụng nước cam, nước dừa non pha loãng cùng với nhau để uống được coi là một mẹo dân gian giúp điều trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu hiệu quả.
Nước cam có chứa nhiều vitamin C, giúp nâng cao sức đề kháng. Trong nước dừa non có axit lauric, công dụng diệt khuẩn, lợi tiểu, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus,…
Mẹ bầu nên pha nước uống kiên trì trong khoảng 1 tuần để có thể giảm bớt tình trạng bệnh. Sau khoảng 2 tuần uống nước cam pha với nước dừa non là có thể khỏi bệnh.
Uống trà bạc hà
Những tinh chất trong lá bạc hà có thể thanh lọc cơ thể, giải trừ độc tố trong thận, giúp cải thiện hô hấp, dễ ngủ, giảm bớt ốm nghén, chữa trị cảm lạnh,… Bởi vậy, nước bạc hà được sử dụng rất nhiều trong điều trị viêm đường tiết niệu cho các mẹ bầu.
Lấy lá bạc hà tươi đem rửa sạch rồi hãm với nước sôi trong khoảng 15 phút để uống hàng ngày. Mẹ bầu nên uống nước lá bạc hà trong khoảng 1 tuần liên tục để cải thiện tình trạng viêm đường tiết niệu hiệu quả.
Uống trà gừng
Ngoài sử dụng nước cam, nước dừa hay nước lá bạc hà để uống, mẹ bầu cũng có thể sử dụng trà gừng ấm để điều trị viêm đường tiết niệu. Gừng không chỉ giúp làm ấm đường thở mà còn giúp đào thải những độc tố trong cơ thể ra ngoài.
Để áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà một cách an toàn và hiệu quả nhất, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Mẹo dân gian có thể sử dụng và rất lành tính tuy nhiên mẹ bầu vẫn cần theo dõi sức khỏe sát sao, tránh trường hợp để bệnh nặng gây khó khăn trong việc điều trị về sau.
Cách phòng bệnh viêm đường tiết niệu cho bà bầu
Khi bị viêm đường tiết niệu ở giai đoạn đầu, mẹ bầu thường rất khó phát hiện và dẫn đến việc bệnh trở nặng hơn. Bởi vậy, cách phòng bệnh tốt nhất đó là bà bầu cần thăm khám bác sĩ định kỳ 3 tháng 1 lần để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe của bản thân.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần lưu ý:
- Uống đủ nước mỗi ngày, nên bổ sung nhiều nước ép hoa quả để tăng cường vitamin A,C,E cho cơ thể.
- Ăn uống đủ chất, nên ăn những thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Không nên nhịn tiểu và nên đi tiểu ngay sau khi có hoạt động tình dục.
- Khi đi đại tiện nên thực hiện lau từ đằng trước ra sau, không nên làm ngược lại bởi vi khuẩn từ hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày để bảo vệ đường tiết niệu, tránh vi khuẩn xâm nhập. Có thể sử dụng nước lá trà xanh, nước lá trầu không hay những dung dịch vệ sinh không tạo bọt để rửa vùng kín. Tránh việc chà xát mạnh gây tổn thương và viêm nhiễm ngược.
- Nên điều trị dứt điểm những bệnh lý phụ khoa như viêm âm đạo, viêm lộ tuyến, viêm cổ tử cung để tránh vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập sang đường niệu đạo.
Việc điều trị viêm đường tiết niệu ở bà bầu sẽ rất đơn giản nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, kịp thời. Việc phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu cũng rất dễ dàng, bởi vậy người bệnh nên xây dựng thói quen sinh hoạt tốt để giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thăm khám để phát hiện bệnh và nhớ luôn xét nghiệm nước tiểu khi đi khám thai.
Cẩm nang mẹ bầu:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!