Bệnh Zona Ở Lưng Làm Sao Trị? Thông Tin Cần Biết – VHEA Việt Nam
Nội dung bài viết
Bệnh zona ở lưng là một loại viêm da do virus Varicella zoster gây ra. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ chuyển sang những biến chứng nghiêm trọng hơn. Cách điều trị bệnh zona ở lưng như thế nào? Có cần kiêng gì cho nhanh khỏi không? Vấn đề bạn đang thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh zona ở lưng
Zona thần kinh là bệnh lý về da có thể xuất hiện ở đối tượng nào. Nguyên nhân gây bệnh do virus gây bệnh thủy đậu, thuộc họ Herpes gây ra. Những bệnh nhân có tiền sử bị thủy đậu có nguy cơ cao mắc bệnh zona.
Sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus gây bệnh vẫn còn tồn tại trong cơ thể và nằm tại hạch thần kinh. Khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi hoặc thể trạng cơ thể yếu, miễn dịch kém thì virus sẽ hoạt động.
Khi hoạt động trở lại, tốc độ phát triển của virus cực kỳ nhanh chóng, lan truyền dọc khắp dây thần kinh. Sau khi lan rộng, vùng da và niêm mạc bị tổn thương gây ra bệnh.
Lưng là vị trí phổ biến dễ gây bệnh zona nhất. Ngoài ra, bệnh còn có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào khác trên cơ thể. Bệnh nhân cần phải kiểm tra để điều trị kịp thời để tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng khác.
Được biết, bệnh zona sẽ khởi phát một cách đột ngột vào bất kỳ thời điểm nào. Người bị nhiễm virus zona sẽ có những biểu hiện như:
- Cơ thể mệt mỏi, có cảm giác đau
- Nhiệt độ cơ thể từ 38 đến 39 độ
- Nước tiểu có màu vàng…
Ngoài ra, triệu chứng bệnh zona thần kinh ở lưng còn có:
- Vùng da lưng sẽ có nổi ban đỏ, đau rát. Nốt ban đỏ sẽ đổi thành một hoặc nhiều đám mụn nước nhỏ tập trung lại. Mụn nước sẽ mọc theo đường dây thần kinh ngoại biên.
- Mụn nước thời gian đầu sẽ có màu trong và chuyển dần sang vào đục. Vài ngày sau đó, mụn nước sẽ tạo vảy, bong dần để lại vết sẹo. Sẹo zona có màu trắng như bị hắc lào.
- Vùng da tổn thương còn có cảm giác ngứa nghiêm trọng, đau rát âm ỉ, giật theo từng cơn như bị kim châm.
- Khi bệnh zona lây sang những vùng khác có thể ảnh hưởng đến thính lực. Tai người bệnh nghe kém hơn, có tiếng ù xuất hiện.
Bệnh zona thần kinh ở lưng có lây không? Có nguy hiểm không?
Zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không lây. Tuy nhiên, virus gây bệnh lại rất dễ lây lan sang người khác, tăng nguy cơ mắc bệnh thủy đậu cho họ. nếu mụn nước đã khô, tạo thành vảy thì virus sẽ không thể lây lan.
Trường hợp người bệnh bị ho, hắt hơi cũng không thể lây nhiễm bệnh.
Bị zona ở lưng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị triệt để sẽ để lại các biến chứng nghiêm trọng về sau. Nếu có biến chứng, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.
Biến chứng của zona ngoài việc ảnh hưởng ở vùng da bị tổn thương còn gây nguy hiểm của những cơ quan khác trong cơ thể.
Một số biến chứng của bệnh zona thần kinh ở lưng có thể kể đến như:
- Viêm loét da: Mụn nước trên lưng khi vỡ sẽ tạo thành hố sâu kèm theo biểu hiện sưng đỏ. Nếu điều trị sai sẽ có cơn đau nghiêm trọng, rất khó chịu.
- Đau thần kinh: Đây là biến chứng phổ biến của người sau khi bị zona. Nguyên nhân là do virus vẫn còn ẩn thân trong cơ thể nên sẽ còn cảm giác đau bên trong hệ thần kinh và tế bào thần kinh trung ương.
- Để lại sẹo: Chọn sai cách trị bệnh zona ở lưng sẽ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Độ nguy hiểm của bệnh còn tùy theo mức độ tổn thương dưới da, thể trạng người bệnh, phương pháp chăm sóc, điều trị và các biến chứng về sau. Thời gian trung bình để điều trị hồi phục bệnh khoảng vài tuần.
Cách chữa trị bệnh zona thần kinh tại lưng
Sau khi được kiểm tra và chẩn đoán bệnh bạn cần phải tìm cách chữa bệnh zona thần kinh ở lưng. Dựa trên kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất.
Chữa bệnh zona thần kinh ở lưng bằng thuốc Tây
Để ngăn ngừa rủi ro biến chứng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc điều trị. Các loại thuốc được ưu tiên dùng đó là: Thuốc chống viêm, giảm đau ngoài da, làm dịu dây thần kinh, chống ngứa…
Dựa theo mức độ nghiêm trọng của bệnh bác sĩ sẽ chọn ra thuốc phù hợp để điều trị. Bị zona zona thần kinh ở lưng có thể dùng một số loại thuốc như:
- Ibuprofen
- Gabapentin
- Acetaminophen
- Naproxen
- Dimenhydrinat…
Nếu da bị tổn thương bị tiết dịch, rộp nước, mưng mủ, bác sĩ sẽ kê thuốc bôi ngoài da để vùng da tổn thương nhanh chóng lành, giảm đau, giảm ngứa, ngăn nguy cơ bội nhiễm và để lại sẹo.
Một số loại thuốc bôi phổ biến trị zona đó là:
- Thuốc bôi Dalibour
- Thuốc bôi ngoài da Bactroban
- Thuốc bôi dạng kem Acyclovir…
Trị zona thần kinh bằng phương pháp Laser HeNe
Phương pháp Laser HeNe được áp dụng trong trường hợp vết thương đã chuyển nặng, đau đớn nghiêm trọng, tổn thương lan rộng kèm theo dấu hiệu viêm nhiễm.
Tác dụng điều trị của phương pháp này là:
- Kích thích việc tạo mô hạt của tế bào.
- Diệt trừ virus zona.
- Giảm tiết dịch của da tổn thương.
- Tăng khả năng tổng hợp protein của da.
- Thúc đẩy quá trình phân chia tế bào hình thành da mới.
- Tăng tạo nguyên xơ bào ở vùng da tổn thương.
- Hỗ trợ chống viêm, giảm phù nề, giảm đau và giảm tổn thương da.
- Giúp thành mạch được ổn định hơn.
Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa zona tại nhà
Ngoài những cách trị zona thần kinh ở lưng trên, bệnh nhân cần kết hợp điều trị tại nhà cẩn thận. Khi điều trị tại nhà bệnh nhân cần chú ý những điểm sau đây:
- Vệ sinh cơ thể và giữ gìn da sạch sẽ nhất là khu vực bị tổn thương do bệnh gây ra.
- Mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, chất vải phải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
- Nếu da có dấu hiệu rỉ mủ thì dùng băng ép ngâm vào thau nước có đá lạnh rồi chườm lên vùng da.
- Tắm gội thường xuyên mỗi ngày.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương, nơi có mụn nước hoặc tiết dịch đã khô.
- Không chạm tay hoặc đồ vật vào vùng da bị bệnh.
- Không gãi, cào cấu lên vùng da bị bệnh để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Không để vùng da bệnh tiếp xúc với nguồn nước hoặc đồ vật không vệ sinh, đồ hóa chất độc hại, nấm mốc…
Bị zona thần kinh ở lưng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để bạn nhanh chóng khỏi bệnh. Người bị zona thần kinh nên ăn:
- Thực phẩm có chứa lysine như cá, thịt gà, cây họ đậu, pho mát, sữa tươi…
- Tỏi rất tốt cho việc điều trị zona bởi thành phần trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm sưng, nhiễm trùng, làm dịu mụn nước và hạn chế khả năng có biến chứng nguy hiểm.
- Bổ sung vitamin C, B6 và B12 để tăng sức đề kháng cơ thể, bảo vệ hàng rào miễn dịch.
- Bổ sung thêm thảo dược để kháng viêm, kháng khuẩn.
Ngoài những nhóm thực phẩm nên ăn thì bệnh nhân bị zona cần tránh những loại thực phẩm như sau:
- Thực phẩm được chế biến sẵn, có nhiều chất béo.
- Thực phẩm có chứa nhiều đường.
- Hạn chế dùng các loại ngũ cốc tinh chế.
- Không uống đồ có cồn.
- Không dùng thực phẩm có chứa Gelatin.
- Không ăn thực phẩm có chứa axit amin arginine.
- Không dùng sản phẩm có chiết xuất hoặc làm từ đậu nành.
Phòng ngừa bệnh zona ở lưng hiệu quả
Mọi người hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh, giảm mức độ lây lan bệnh và phòng ngừa biến chứng xấu xảy ra bằng một số biện pháp như sau:
- Vệ sinh hàng ngày, giữ cơ thể sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị zona thần kinh để phòng bị nhiễm virus.
- Người trên 50 tuổi có tiền sử thủy đậu cần được kiểm tra, tiêm vắc xin phòng ngừa.
- Người không có tiền sử về thủy đậu cần chủ động tiêm vắc xin phòng ngừa.
- Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, chất béo, omega – 3…
- Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, chăn màn, quần áo cần giặt giũ sạch, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân có nguy cơ gây bệnh.
- Luyện tập thể thao để cải thiện sức đề kháng cơ thể, tăng cường phòng ngừa bệnh zona ở lưng.
- Người bị zona ở lưng nên tránh tiếp xúc với người xung quanh để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về bệnh zona ở lưng. Hy vọng bạn sẽ được cung cấp các thông tin bổ ích để phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng là tiền đề dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần cảnh giác, hãy chủ động đi khám khi thấy dấu hiệu bất thường trên làn da của bạn.
Không thể bỏ qua:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!