Bị Zona Có Được Ăn Trứng Không, Cần Tránh Bao Lâu?
Nội dung bài viết
Bị zona có được ăn trứng không là một trong những câu hỏi được quan tâm nhất bởi người bệnh zona thần kinh. Hãy cùng VHEA Việt Nam đi tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này. Song song với đó, chúng tôi xin gửi tới bạn các biện pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bị zona có được ăn trứng không?
Trứng gia cầm là một trong những loại đạm vô cùng bổ dưỡng và đa dạng vitamin, khoáng chất bên trong, trứng chứa nhiều cholesterol có lợi cho sức khỏe như HDL.
Tuy vậy, liệu trứng có phù hợp với bệnh thần kinh zona? Liệu trứng có thể gây tăng tình trạng phù nề, ngứa rát như thịt gà? Bị zona có được ăn trứng không?
Theo nghiên cứu các loại trứng gia cầm có tác động đối với bệnh zona cả theo 2 chiều hướng xấu và tốt.
2 chiều hướng này phụ thuộc vào cách ăn như thế nào trong 3 giai đoạn phát triển của bệnh zona thần kinh: Giai đoạn khởi phát, giai đoạn bùng nổ và giai đoạn kết thúc.
Ở mỗi giai đoạn, bệnh có những biểu hiện rất điển hình và khác nhau. Ta có thể căn cứ vào thời gian và biểu hiện để xác nhận tình trạng bệnh của bản thân đang ở trong giai đoạn nào và lựa chọn cách ăn trứng sao cho đúng.
Giai đoạn khởi phát
Trong khoảng 1 – 3 ngày đầu tiên khi VZV tấn công, cơ thể báo hiệu đang bị tấn công bằng một số biểu hiện nhẹ như người trở nên mệt mỏi, uể oải, đau đầu, có thể xuất hiện hạch, có thể sốt nhẹ và ngứa rát râm ran tại những khu vực sẽ lên chùm bọng nước.
Ở giai đoạn này, đối với người không có chuyên môn sẽ hơi khó phát hiện vì các dấu hiệu đều khá chung chung, có thể nhầm lẫn sang các bệnh khác.
Đối với giai đoạn này, ta nên bổ sung nhiều trứng vì trứng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng nhờ chứa nhiều Omega – 3, kẽm, selen, vitamin A, vitamin E, vitamin D, vitamin B-12 cùng nhiều loại axit khác tốt cho hệ miễn dịch. Trứng có thể sử dụng hằng ngày từ 1 – 3 quả.
Trước đây từng có những tranh luận về ý kiến chỉ nên ăn 3 quả trứng/ tuần vì trứng có nhiều cholesterol gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tuy nhiên, đó là bởi, khi đó khoa học chưa tìm ra được trứng chứa HDL và lecithin giúp cân bằng lượng cholesterol, ngăn ngừa xơ vữa động mạch rất tốt. Đối với trẻ nhỏ, người bị cao huyết áp, mỡ máu thì vẫn cần kiểm soát lượng trứng nạp vào mỗi ngày.
Giai đoạn bùng nổ
Cơ thể bắt đầu xuất hiện thêm những mảng đỏ bỏng rát, phù lên một chút so với da theo hình bầu dục hoặc theo đường dây thần kinh hơi giống dị ứng.
Sau khoảng 1 – 2 tiếng những mụn nước bắt đầu mọc tại khu vực phù nề, ửng đỏ, tăng cảm giác ngứa râm ran. Các bọng nước có thể tiếp tục mọc lên trong khoảng vài ngày tiếp theo, cứng, non, khó vỡ.
Tương tự như giai đoạn khởi phát, ở giai đoạn này, người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng trứng để tăng cường hệ miễn dịch của bản thân để các tế bào bạch cầu nhanh chóng loại bỏ virus VZV cũng như ngăn ngừa các vi khuẩn, virus, nấm khác xâm nhập cơ thể gây ra tình trạng bội nhiễm.
Giai đoạn kết thúc
Các nhóm bọng nước tự vỡ có thể xuất hiện cả máu sau đó khô lại và biến mất hoàn toàn, tình trạng đau dây thần kinh có thể hết hoặc vẫn tiếp tục đau kéo dài.
Triệu chứng như mệt mỏi, nổi hạch, sốt kết thúc. Giai đoạn này thường xuất hiện sau 2 – 5 tuần kể từ giai đoạn bùng nổ.
Ở giai đoạn này, ta nên ngưng sử dụng trứng nhất là đối với các chị em phụ nữ vì trứng gây lồi sẹo, khiến vùng da bị tổn thương sẽ tồn tại những vết sẹo xấu xí vĩnh viễn.
Tại các khu vực lưng, chân tay thì có thể không ảnh hưởng nhiều vì thường xuyên được che đi, nhưng nếu bị sẹo zona ở mắt, ở trán, ở cằm thì sẽ gây mất thẩm mỹ.
Không chỉ vậy vùng da này sẽ có màu trắng hơn so với vùng da khác do tế bào nhờ trứng tái cấu trúc lại nên ngay mắt bình thường cũng sẽ thấy rất rõ.
Vậy để kết luận lại cho câu hỏi gây nhiều nghi vấn Bị zona có được ăn trứng không, VHEA Việt Nam xin nhận định rằng có thể ăn trứng thoải mái vào giai đoạn đầu của bệnh và nên ngưng sử dụng khi các vết thương bắt đầu lành lại, lên da non.
Tuy nhiên trẻ em dưới 1 tuổi và những bệnh nhân đang có bệnh nền về cao huyết áp, máu nhiễm mỡ thì nên cẩn trọng về số lượng ở mọi giai đoạn bệnh và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Các biện pháp kiểm soát zona thần kinh hiệu quả
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, để ngưng sự lan rộng của zona thần kinh chúng ta phải thực hiện những quy tắc bất di bất dịch như sau:
Không kiêng nước, không kiêng gió
Kiêng nước, kiêng gió là cách chữa zona thần kinh phổ biến bắt nguồn từ dân gian nhưng khoa học hiện đại ngày nay đã chứng minh điều ngược lại.
Việc người bệnh vệ sinh thân thể kém và để cơ thể bị nóng sinh và ra nhiều mồ hôi càng khiến zona trở nên bất trị, khó kiểm soát .
Theo đó, việc không vệ sinh thân thể suốt hàng tuần và mồ hôi tiết ra tạo ra môi trường lý tưởng cho vi sinh là các tế bào chết ứ đọng trên da. Những tế bào này trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho vi khuẩn, virus, nấm sinh sôi, phát triển trên bề mặt da.
Khi đủ sức, chúng sẽ đồng tấn công vào vị trí các vết thương trên cơ thể chính là những vùng da bị tổn thương đang chịu tác động của virus VZV.
Chính vì vậy thay vì kiêng nước kiêng gió hãy thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và luôn sinh hoạt trong môi trường mát mẻ.
Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Zona thần kinh là bệnh phổ thông, không nguy hiểm nhưng biến chứng của bệnh thì khác. Một số biến chứng của bệnh có thể gây ra tử vong hoặc mất giác quan vĩnh viễn.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới điều đó là thực hiện sai chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tự ý chữa trị khi không có trình độ chuyên môn. Và người bệnh cũng không nên coi nhẹ việc tái khám khi bệnh gần khỏi.
Không gãi, chà sát mạnh khiến vỡ bọng nước
Khi ngứa mà không được gãi quả thực là một cực hình đối với người bệnh nhưng việc gãi hay tác động mạnh vào vết thương khiến zona được đà tăng rộng.
Không chỉ vậy, vi khuẩn trú ngụ trên da, móng tay sẽ tấn công ngay vùng da đang bị tổn thương khi chúng được tiếp xúc. Trong trường hợp ngứa nhiều, nên chườm lạnh qua khăn sạch, túi chườm sạch để giảm bớt phần nào.
Ngoài ra, stress cũng là nguyên nhân gây ra zona và biến chứng nặng của bệnh, chính vì vậy, cần phải cân bằng tâm lý và tăng thời gian nghỉ ngơi, hạn chế công việc, hạn chế suy nghĩ tiêu cực trong suốt thời gian trị bệnh.
Đối với những người chưa bị zona thần kinh, chưa bị thủy đậu thì nên tiêm vaccine phòng bệnh từ sớm. Vaccine VZV có thể tiêm cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ tới người cao tuổi. Và một điều đáng lưu ý nữa là không được tiếp xúc với vết bọng nước của người bệnh dù đã vỡ hay chưa vì virus VZV vẫn lây qua dịch.
Trên đây là câu trả lời hoàn chỉnh của VHEA Việt Nam cho câu hỏi bị zona có được ăn trứng không cùng với chế độ ăn dinh dưỡng, phù hợp và biện pháp hữu hiệu kiểm soát tình trạng zona.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!