Triệu chứng bị zona ở cổ và cách xử lý, điều trị
Nội dung bài viết
Bị zona ở cổ khiến người bệnh khó chịu vì ngứa ngáy, đau rát và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Vị trí ở cổ dễ nhìn và người bệnh thường có xu hướng che lại bằng cách mặc áo kín cổ khiến tăng cảm giác khó chịu. Vậy nguyên nhân bị zona ở cổ là gì? Cách chữa trị ra sao?
Bị zona ở cổ – Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh
Zona là căn bệnh gây ra bởi một loại virus có tên là Varicella Zoster, virus này cũng là thủ phạm gây ra bệnh thủy đậu. Hơi khác một chút thủy đậu, zona khiến vùng da xuất hiện những chấm nước nhỏ bỏng rát mọc san sát nhau và tập trung theo từng mảng, từng chùm.
Nếu một người có tiền sử bệnh thủy đậu thì có khả năng cao sẽ bị Zona thần kinh bởi virus này còn tồn tại trong cơ thể của người đó.
Sau khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ thức giấc, phát tán, tấn công vào hệ thống dây thần kinh gần thần kinh trung ương.
Zona là căn bệnh phổ thông, nhiều người mắc phải và ở mọi độ tuổi, mọi đối tượng. Zona có thể phát tán ở mọi vị trí trên da bao gồm chân, tay, miệng, trong miệng và cả ở cổ.
Triệu chứng zona ở cổ là:
- Xuất hiện những chùm bóng nước nhỏ tập trung tại cổ ửng đỏ và ngứa râm ran, châm chích, rát bỏng.
- Phần da cổ xung quanh cũng trở nên mẫn cảm, dể bị kích ứng gây khó chịu.
- Đau mỏi cơ bắp toàn thân, uể oải, có dấu hiệu sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.
- Sợ, ngại ánh sáng.
- Ớn lạnh.
- Đau dạ dày.
- Nổi hạch ở cổ.
Zona ở cổ có thể gây lây lan ra phía sau gáy, lên mặt hoặc xuống ngực, lưng. Những vết bóng nước do zona gây ra vài ngày có thể tự vỡ, da se khô lại và ửng đỏ.
Đôi khi ta sẽ thấy cả máu sau khi những bóng nước bị vỡ, lúc đó chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da cổ và bôi thuốc. Sau vài ngày vùng da bị zona sẽ khỏi dần và đóng vảy.
Zona ủ bệnh và xuất hiện triệu chứng ban đầu trong khoảng 2-3 ngày và có thể điều trị khỏi hoàn toàn trong 5 tuần.
Zona thần kinh ở cổ có lây không? Có nguy hiểm không?
Zona thần kinh ở cổ không phải bệnh lây lan giữa người – người nhưng virus gây bệnh Varicella Zoster thì lại có thể lây truyền và khi lây truyền thì người bị lây sẽ bị lên thủy đậu.
Trong trường hợp người đó bị thủy đậu từ trước thì khả năng bị lên zona thần kinh không cao. Những ai chưa từng bị thủy đậu, chưa từng tiêm vaccine phòng bệnh này thì không nên tiếp xúc với người bị zona thần kinh.
Thông thường, bệnh sẽ lây khi người bệnh tiếp xúc với dịch ở vết bỏng nước vỡ và không lây qua không khí, giao tiếp. Tuy nhiên virus Varicella Zoster ở zona thần kinh có khả năng lây nhiễm thấp hơn so với virus Varicella Zoster trong thủy đậu.
Khi các vết mụn nước zona ở cổ đã khô và đóng vẩy thì hoàn toàn không thể lây truyền virus được nữa.
Zona thần kinh không phải bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng người mắc bệnh. Tuy nhiên bị zona ở cổ hay bất cứ vị trí khác mà không chữa trị hoặc bệnh tiến triển xấu thì có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng nhiễm trùng da: Các bóng nước hình thành do Zona thần kinh rất dễ kích ứng, nếu cố tình gãi, làm vỡ có thể gây ra nhiễm trùng. Với tính chất mọc trùm của zona thì vết nhiễm trùng rất dễ lây lan ra toàn bộ vùng đó. Nhiễm trùng da cần phải điều trị nhanh trước khi chúng tấn công vào máu hay các bộ phận khác.
- Biến chứng các bệnh liên quan tới dây thần kinh trung ương: Một số bệnh mà zona thần kinh có thể gây ra khác khi virus tấn công sâu vào hệ thần kinh là liệt một số dây thần kinh ở mặt, viêm não, viêm màng cứng, mất cân bằng, các vấn đề về thính giác, thị giác, đau dây thần kinh sau herpes.
Cách chữa trị bệnh zona thần kinh tại cổ hiệu quả
Zona thần kinh là bệnh rất phổ thông nên có rất nhiều loại thuốc có thể trị bệnh và đa số các dược sĩ tại các hiệu thuốc cũng nắm rõ phác đồ điều trị bệnh. VHEA Việt Nam xin gửi cách chữa trị để bạn đọc tham khảo.
Điều trị Zona thần kinh tại cổ bằng Tây y
Một số loại thuốc tây rất công hiệu trong việc điều trị bệnh, theo đó phải kể đến thuốc ức chế virus Varicella Zoster như Valacyclovir, Acyclovir và Famciclovir giúp giảm hoạt động của virus. Các loại thuốc nên sử dụng ngay khi bệnh mới xuất hiện.
Song song đó, người bệnh có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau, thuốc giảm đau thần kinh chống co giật, thuốc gây tê, thuốc giảm đau chống trầm cảm, corticosteroid khi có những triệu chứng nặng hay các biến chứng.
Dù có hiệu quả nhanh và lâu dài tuy nhiên các loại thuốc Tây y có thể gây dị ứng hoặc không hợp thuốc. Trong 72h nếu xảy ra kích ứng hoặc không hợp thuốc thì nên tới cơ sở khám bệnh và thay đổi phác đồ điều trị.
Đông y trị Zona thần kinh tại cổ
Zona thần kinh ở cổ có thể điều trị bằng một số bài thuốc uống giúp tiêu độc, khử khuẩn, thanh nhiệt cơ thể.
Những bài thuốc Đông y nên áp dụng trong giai đoạn đầu của bệnh, hoặc sử dụng khi có biến chứng đau dây thần kinh.
- Chuẩn bị: 9 gram mỗi loại Đại thanh diệp, huyền sâm, quán chúng, hoàng cầm; 12 gram mỗi loại Liên kiều, kim ngân hoa, sinh địa; 15 gram Đơn bì; 6 gram Xích thược.
- Thực hiện: Sắc lên với nước đến khi các vị thuốc hòa vào nhau rồi chia uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Mẹo trị Zona thần kinh trị tại nhà
Nếu các chùm mụn nước Zona thần kinh trở nên đau rát, không nên gãi mà nên chườm lạnh qua khăn, túi chườm để tránh gây bỏng lạnh.
Chườm lạnh giúp vùng da bị tổn thương bớt sưng đỏ, giảm kích ứng, giảm đau các dây thần kinh.
- Sử dụng nha đam: Phần thịt nha đam sau khi sơ chế cẩn thận có thể thoa lên vùng da bị tổn thương. Phần gel từ thịt nha đam giúp kháng khuẩn vô cùng hiệu quả và làm mát, giảm ngứa vùng da bị Zona tấn công. Bên cạnh đó, nha đam nấu với đậu xanh giúp giải nhiệt rất tốt, hỗ trợ tiêu diệt virus từ bên trong.
- Sử dụng tỏi: Tỏi và một số loại rau gia vị khác đều chứa kháng sinh tự nhiên, giúp cải thiện hệ miễn dịch bên trong cơ thể. Không chỉ vậy, đắp tỏi trực tiếp lên vùng da bị zona mà mụn chưa vỡ cũng giúp giảm kích ứng, châm chích.
- Sử dụng tinh dầu tràm: Tinh dầu tràm giúp kháng khuẩn, ức chế virus rất tốt. Để sử dụng, người bệnh hòa tinh dầu với nước ấm rồi thoa vào vùng da bị tổn thương sau khi vệ sinh sạch sẽ.
Bị zona ở cổ nên ăn gì, kiêng gì?
Không chỉ chữa trị bằng cách sử dụng thuốc uống, thuốc bôi, người bị zona thần kinh ở cổ nên ăn nhiều một số thực phẩm tích cực, hỗ trợ điều trị bệnh song song với kiêng khem những thực phẩm gây kích ứng.
Bị zona thần kinh ở cổ nên ăn gì?
- Nhóm thực phẩm lysine: Lysine giúp ức chế hoạt động của virus Varicella Zoster, giảm các triệu chứng của zona thần kinh như viêm loét, nhiễm trùng. Lysine có nhiều trong sữa, cá, phomat, v.v..
- Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C: Đây là nhóm thực phẩm vô cùng quen thuộc và nên được bổ sung hàng ngày dù có hay bệnh hay không. Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, hạn chế hoạt động của virus. Vitamin C có nhiều trong rau củ quả như các loại quả họ cam quýt, quả họ dâu tây, ổi, các loại rau xanh lá.
- Cam thảo: Cam thảo có vị ngọt thanh là một trong những dược liệu lành tính, được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Cam thảo giúp giảm sưng, giảm nhiễm trùng rất tốt.
- Tía tô: Rau tía tô giúp giảm đau, giảm căng thẳng, an thần rất tốt. Tía tô giúp vô hiệu hóa hoạt động của vi khuẩn, virus rất hiệu quả.
Bị zona ở cổ kiêng gì?
- Các loại đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp: Các thực phẩm này chứa nhiều muối, chất bảo quản, chất béo xấu rất cao. Những chất này khiến cho các vết thương trở nên khó lành, miễn dịch suy giảm.
- Nhóm thực phẩm chứa axit arginine: Thực phẩm chứa axit arginine khiến virus hoạt động tích cực hơn. Chính vì vậy, trong thời gian bị bệnh, ta nên hạn chế sử dụng thịt gà, thăn heo, đậu nành, lạc,v.v..
- Các loại đồ uống có cồn: Hóa chất trong đồ uống có gas, đồ uống có cồn gây ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh zona, khiến giảm hệ miễn dịch trong cơ thể.
- Nhóm thực phẩm tinh bột tinh chế, đường: Tinh bột, đường làm tăng năng lượng và cũng giúp virus hoạt động mạnh mẽ hơn. Ta nên hạn chế các loại tinh bột tinh chế như bún, phở, mì hay các loại bánh kẹo ra khỏi thực đơn để bệnh mau khỏi.
Phòng ngừa bệnh zona ở cổ hiệu quả
Để phòng ngừa bệnh zona ở cổ chúng ta có thể tham khảo một số hướng dẫn sau:
- Tiêm phòng vaccine chống thủy đậu ngay từ khi còn nhỏ.
- Hạn chế tiếp xúc với những vết phỏng dạ, chùm mụn nước của người bị thủy đậu, zona thần kinh.
- Nên vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đồ vật trong nhà.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá.
Bên cạnh đó những người đang bị zona cũng cần chú ý che chắn những vết mụn nước để tránh lây virus cho người khác, luôn tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Bị zona ở cổ không quá nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ phát triển thành nhiều bệnh biến chứng khác và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Trong quá trình điều trị ta có thể sử dụng thuốc bôi, thuốc uống, kết hợp cùng chườm, đắp. Tuy nhiên nên hỏi ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi thực hiện và nếu cảm thấy các vùng bệnh bị châm chích nặng nề hơn thì cần phải ngưng ngay.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!