Zona Có Ăn Được Thịt Gà Không, Có Cần Kiêng?
Nội dung bài viết
Zona có ăn được thịt gà không là câu hỏi nhận rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. VHEA xin giải đáp thắc mắc, đồng thời tiết lộ cho quý bạn đọc cách kiểm soát bệnh hiệu quả, an toàn hơn ở bài viết dưới.
Bị zona có ăn được thịt gà không?
Vậy bị zona có ăn được thịt gà không? Ta sẽ xét vấn đề này trên cả 2 quan điểm: Y học cổ truyền và y học hiện đại.
Theo quan niệm dân gian, dù thịt gà giúp cơ thể bồi bổ rất tốt nhưng thịt gà không phải thực phẩm hợp lý khi điều trị các bệnh về da và bệnh có vết thương hở.
Theo đó, thịt gà mang tính nghịch với bệnh, dễ gây mưng mủ, kích thích vết thương sưng viêm. Đặc biệt với bệnh thủy đậu, zona, thịt gà tăng khả năng ngứa rát, trở nên đau nhức và để lại sẹo.
Ở phía quan điểm của y học hiện đại trước câu hỏi Zona có ăn được thịt gà không cũng khá tương đồng với quan niệm dân gian. Theo phân tích thành phần dinh dưỡng và các chất bên trong, thịt gà là một loại thịt trắng, giàu đạm và chứa nhiều Arginine.
Chất này nếu sử dụng đối với cơ thể bình thường không bệnh thì rất tốt, không những vậy Arginine còn rất phù hợp cho sinh lý nam và cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Tuy vậy, Arginine cho thấy ảnh hưởng tiêu cực của chất này lên bệnh thủy đậu và zona thần kinh. Arginine tham gia vào quá trình thúc đẩy gan tái tạo, tăng sinh chất ure và điều hòa lượng amoniac trong cơ thể.
Chính hiện tượng này gây ra những kích thích ngoài da và đặc biệt là khi đang bị bệnh da liễu hay zona thì khu vực da đó càng phản ứng mạnh hơn, vết thương càng trầm trọng hơn.
Điều này cũng đúng đối với trường hợp các vết thương hở. Ngoài ra cá nhà khoa học cũng cho rằng thịt gà giúp virus VZV trở nên tích cực hơn, sinh sôi nhanh hơn.
Theo nghiên cứu trong 100gr thịt ức gà thì có chứa 9r Arginine gần 10% của khối thịt, chưa có kết luận cụ thể là ăn bao nhiêu thì mới gây tăng sinh ure vì điều đó còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Có thể việc sử dụng một lượng rất ít chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu dùng lượng ít mà thường xuyên, hàng ngày thì rất không nên. Chưa kể nhiều người có thói quen bồi bổ cho cơ thể mỗi khi bệnh nên nếu sử dụng gà để bồi bổ thì không thể nấu ít được.
Như vậy dù theo quan niệm dân gian hay y học hiện đại, tất cả người mắc zona đều không nên sử dụng thịt gà trong khoảng thời gian điều trị bệnh.
Tuy vậy, có thể 1,2 miếng không ảnh hưởng ngay tới tình trạng bệnh nên khi lỡ ăn chúng ta cũng không nên quá lo lắng, nhưng sau đó nên ngưng sử dụng để tránh bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
Bị zona thần kinh cần kiêng ăn gì?
Bên cạnh việc tập trung trả lời cho câu hỏi zona có ăn được thịt gà không, chúng ta cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh.
- Nhóm Arginine
Thịt gà chính là thực phẩm rất điển hình nằm trong nhóm này. Như đã giải thích bên trên, Ariginine giúp tăng sinh ure và cân bằng amoniac trong cơ thể nên dễ gây kích ứng cho da.
Chính vì vậy, ta nên hạn chế nhóm này trong thời gian bị zona hay các bệnh về da liễu. Còn đối với người bình thường thì nhóm này rất cần cho cơ thể vì cũng tăng cường miễn dịch.
Một số thực phẩm khác chứa nhiều Arginine ngoài thịt gà là thịt gà tây, sườn thăn lợn, hạt bí, đậu nành, lạc, sữa và chế phẩm từ sữa, đậu lăng, đậu gà.
Người bệnh nên chú ý dùng ít thực phẩm này. Đối với trường hợp sữa và các chế phẩm thì chúng chứa nhiều cả Vitamin D và lượng Arginine cũng không quá nhiều nên có thể sử dụng với lượng vừa phải.
- Nhóm tinh bột tinh chế – Đường
Tinh bột và đường là nguồn năng lượng rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Có thể nói rằng chúng ta không thể sống nếu thiếu chúng và chúng ta đang có xu hướng nghiện nhóm này.
Theo đó, tinh bột, đường cung cấp năng lượng nhanh cho cơ thể, giúp chúng ta “bừng tỉnh” ngay, cảm thấy khỏe ngay, thỏa mãn ngay khi nạp vào cơ thể. Và đáng tiếc virus VZV và các loại u cục cũng vậy.
Theo đó, chúng cũng có thể hấp thụ năng lượng này và tăng số lượng lên nhanh trong thời gian ngắn, ta đã vô tình tiếp sức cho chúng khi sử dụng quá nhiều các loại tinh bột tinh chế và đường.
Trong thời điểm bệnh, chúng ta chỉ nên ăn cơm trắng và ăn ngọt từ hoa quả. Các loại tinh bột tinh chế như bún, phở, mì hay các loại đồ ngọt chế biến như bánh kẹo cần phải tránh xa trong thời gian này.
- Nhóm thức ăn nhanh – đồ hộp đóng sẵn
Không chỉ khi bị bệnh zona mà ngay cả khi cơ thể ta bình thường không bệnh thì cũng nên “chia tay” nhóm thực phẩm này.
Đối với đồ ăn nhanh như pizza, hamburger, nem chua, bánh tráng trộn,… chúng chứa nhiều tinh bột dư thừa và cả những cholesterol xấu khiến ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch, hệ thống miễn dịch của chúng ta.
Trong đồ hộp đóng sẵn cũng có nhiều chất bảo quản, lưu ý rằng những chất này ở mức cho phép tức là chúng không gây hại trực tiếp nhưng ấp ủ lâu ngày và tồn đọng nhiều trong cơ thể thì thật khó nói trước.
- Nhóm đồ uống có cồn, thuốc kích thích
Gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến lá chắn miễn dịch trở nên mỏng manh chính là những tác hại đáng sợ của nhóm này. Giống như nhóm thức ăn nhanh, đây là nhóm cần tránh xa ngay khi cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh.
Mặc dù không thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngay trước mắt nhưng nếu bạn đang băn khoăn sao dạo này cơ thể hay ốm vặt, bệnh lâu ngày không khỏi thì chúng có thể được cho là nguyên nhân hàng đầu.
Hãy nói không với thuốc lá, không với rượu bia, không với chất kích thích trong suốt thời gian điều trị zona thần kinh và dần dần loại bỏ chúng trong cuộc sống hàng ngày.
Tất cả các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra những tác hại kinh khủng của nhóm này đối với cơ thể và bệnh lý của chúng ta
Cách phòng ngừa, kiểm soát zona thần kinh
Zona thần kinh gây ra nhiều sự phiền toái đối với chúng ta. Chưa kể khi không được điều trị đúng cách bệnh còn trở nặng và có nguy cơ bội nhiễm, thậm chí gây mất thị giác vĩnh viễn.
Chính vì vậy, ta nên phòng bệnh và kiểm soát zona để không lây truyền bệnh ra cộng đồng xung quanh.
Về phòng bệnh, cơ chế hiệu quả nhất vẫn là tiêm chủng. Vaccine phòng virus VZV rất phổ biến bất cứ ai cũng có thể được tiêm phòng tại cá trạm y tế phường, xã hay tại các trung tâm tiêm chủng.
Trẻ em và người lớn tuổi từ 50 là 2 đối tượng cần tiêm chủng nhất do hệ miễn dịch yếu và khả năng lành bệnh rất lâu.
Khi tiêm vaccine, cơ thể đón nhận những virus VZV bất hoạt, hệ miễn dịch xác nhận sinh vật ngoại lại và tạo ra bạch cầu tấn công chúng đồng thời ghi nhớ cách phòng vệ này.
Để rồi sau đó, khi VZV có xâm nhập vào cơ thể chúng ta thì cơ thể sẽ tạo ra những bạch cầu với khả năng tiêu diệt virus VZV như khi được tiêm vaccine để tấn công và tiêu diệt chúng.
Bên cạnh đó, ta nên tránh tiếp xúc với những vết bỏng nước của người bị zona, thủy đậu. Mặc dù VZV không truyền qua đường không khí nhưng vẫn có thể truyền qua tiếp xúc mụn nước.
Người bị zona cũng nên chủ động che các vết thương đi với mục đích là không để các vết thương phải tiếp xúc với những vi khuẩn, virus khác và tránh lây cho người khác.
Nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh để cân bằng sức khỏe, nâng cấp hệ miễn dịch và điều hòa tâm lý.
Bên cạnh đó, luôn phải vệ sinh thân thể, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, khô ráo tránh tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, virus sinh sôi.
Như vậy, VHEA đã có câu trả lời rất hoàn chỉnh cho câu hỏi zona có ăn được thịt gà không của nhiều người bệnh đang băn khoăn.
Tóm lại, trong thời gian bị bệnh nên tránh xa thịt gà và các món tương tự chứa nhiều Arginine, chúng có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng và diễn biến lâu ngày hơn.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!