Mẹ Bị Zona Thần Kinh Có Cho Con Bú Được Không? Lưu Ý VHEA
Nội dung bài viết
Mẹ bị zona thần kinh có cho con bú được không là câu hỏi của rất nhiều bà mẹ trẻ. Được biết rằng, khả năng mẹ đang bầu và mẹ sau sinh bị zona cao hơn gấp bội so với người bình thường. Hãy cùng VHEA Việt Nam tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này và những lưu ý đối với các mẹ bị zona thần kinh khi cho con bú để đảm bảm sức khỏe của cả hai người.
Vì sao bị zona thần kinh khi cho con bú?
Trong các loại bệnh về nhiễm trùng da cấp tính, zona thần kinh là bệnh phổ biến hơn cả. Bệnh hình thành do sự tái kích hoạt và tấn công của virus luôn tiềm tàng trong cơ thể của chúng ta nếu đã từng bị thủy đậu: Varicella – zoster (VZV) một chủng gây mụn rộp nhà Herpes.
Virus VZV sau khi vào cơ thể chúng sẽ nhân rộng và tấn công lên bề mặt da gây ra tình trạng thủy đậu. Sau khi hết thủy đậu virus náu mình tại rễ hạch thần kinh tủy sống và rơi vào trạng thái ngủ đông âm ỉ.
Xét về điều kiện thích hợp khiến VZV tái hoạt và tấn công cơ thể, thông thường đó là 1 trong những điều kiện sau đây:
- Cơ thể bị suy nhược thần kinh, lo lắng quá độ khi đang chữa trị căn bệnh nào đó: VZV là virus tấn công thần kinh cảm giác nên việc suy nhược thần kinh như một lỗ hổng của cơ thể khiến chúng dễ dàng tấn công.
- Những người mắc bệnh suy giảm miễn dịch: Các bệnh suy giảm hệ thống miễn dịch thường là viêm gan virus, ung thư máu – bạch cầu, HIV/ AIDS, v.v..
- Những người sử dụng chất kích thích kéo dài: Các chất kích thích khiến hệ thần kinh trở nên lệch lạc từ đó dẫn tới thực hiện sai chức năng các hệ thống trong cơ thể thể bao gồm cả hệ miễn dịch. Chưa kể rằng các chất độc trong chất kích thích cũng khiến tổn thương tới sức đề kháng của cơ thể.
- Những người bị suy giảm miễn dịch đột ngột hoặc theo thời kỳ: Đó chính là các trường hợp người ung thư đang điều trị xạ trị – hóa trị, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt – mang thai – sau sinh.
Như vậy những bà mẹ sau sinh rất dễ bị virus VZV tấn công do vẫn chưa hồi phục hoàn toàn hệ miễn dịch của cơ thể từ quá trình thai kì. Sự suy yếu sức đề kháng của các mẹ kéo dài từ lúc đang mang thai đến vài tháng sau khi sinh, xét cho cùng đó cũng là thời gian khá dài và nguy hiểm đối với sức khỏe của các mẹ.
Trong thời điểm đó, rất nhiều vi khuẩn, virus, nấm có cơ hội tấn công và gây bệnh cho mẹ. Các mẹ có thể nhận thấy mình đang bị zona khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như sau:
- Giai đoạn đầu – giai đoạn khởi phát: Các mẹ có dấu hiệu sốt nhẹ, mệt mỏi hơn bình thường, thấy ngứa và nóng râm ran tại một bộ phận da như mắt – trán, môi – cằm – cổ, ngực, mạn sườn, mông, tay, chân, v.v.. có thể lên phát ban.
- Giai đoạn phát tác: Sau 2 – 3 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng nhẹ, từ các vùng ngứa nổi mụn chứa dịch theo chùm đi dọc dây thần kinh, cảm giác như bị kiến cắn không ngừng, các dây thần kinh trở nên đau buốt. Có thể bị ù tai, giảm thị lực nếu zona xuất hiện ở những vị trí này.
- Giai đoạn kết thúc: Các vết mụn tự vỡ, khô và se lại nhưng các triệu chứng đau dây thần kinh vẫn có thể âm ỉ kéo dài.
Mẹ bị zona thần kinh có cho con bú được không?
Mẹ bị zona thần kinh khi cho con bú VẪN CÓ THỂ CHO CON BÚ SỮA MẸ vì virus VZV không tấn công và tồn tại trong sữa mẹ. Trên thực tế ,zona không lây từ người sang người hay di truyền từ mẹ sang con.
Tuy vậy virus VZV vẫn có thể lây cho bé và khiến bé bị thủy đậu nếu không may bé tiếp xúc phải dịch nước mụn nên mẹ vẫn cần cẩn thận trong quá trình này.
Đối với các vị trí như tay chân lưng, mặt mũi các mẹ có thể dùng bông gạc sạch che đi vùng da bị zona thần kinh trong thời gian cho bé bú để tránh lây nhiễm trực tiếp.
Những vị trí này bé khó tiếp cận và không gây ảnh hưởng tới quá trình bú nên chỉ cần che đi là được. Nếu quá lo lắng, mẹ có thể đeo khẩu trang trong khi cho bé bú.
Đối với các mẹ bị zona thần kinh ở vị trí ngực, bụng hơi khó che và bé áp mặt lên, nằm lên, tiếp xúc trực tiếp thì có thể tạm hút sữa, vắt sữa ra bình ti để cho bé uống trong thời gian mẹ điều trị.
Nếu mẹ bị zona ở phần đầu ti thì cho bé ti một bên còn bên bị zona vắt sữa rồi tạm bỏ nếu mẹ sợ mụn nước vỡ trong quá trình vắt sữa. Tuy nhiên khả năng zona mọc ở phần núm và đầu ti khá hiếm gặp vì đó không phải vị trí “đắc địa” virus tấn công.
Cách điều trị đúng cách khi mẹ bầu bị zona thần kinh?
Quá trình điều trị của mẹ bị zona thần kinh khi cho con bú quả thật không hề đơn giản, khi đó mẹ phải hạn chế dùng các loại thuốc đặc trị virus, vi khuẩn, các loại kháng sinh, thuốc giảm viêm, giảm sưng, các loại thuốc chứa corticoid.
Nếu có dùng thì cũng chỉ được dùng ở mức độ vừa phải và bắt buộc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy, mẹ đừng tự ý sử dụng bất cứ loại thuốc nào và nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ.
Một số loại thuốc mẹ đang cho bé bú có thể sử dụng là:
- Paracetamol để giảm đau, giảm sốt trong trường hợp mẹ bị đau sốt kéo dài.
- Acyclovir và Valacyclovir để vô hiệu hóa virus.
- Ibuprofen để giảm sưng, kháng viêm và giảm đau.
- Fexofenadine, Loratadine để giảm dị ứng, giảm ngứa.
Tuy nhiên, các loại thuốc trên vẫn có thể ảnh hưởng tới bé và nhiều bác sĩ không an tâm vì phải khống chế liều lượng chuẩn xác nên có những trường hợp bác sĩ không cho mẹ uống, bôi bất cứ loại thuốc nào đã liệt kê. Để điều trị, các bác sĩ sử dụng các loại thuốc bôi lành tính hơn chính là hồ nước.
Hồ nước giúp kháng khuẩn trên bề mặt da, làm dịu mát da và bảo vệ da trước các tổn thương của zona. Dẫu vậy hồ nước có khả năng gây dị ứng nên các mẹ bầu và mẹ cho con bú vẫn cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ hoặc chỉ dùng khi đã được chỉ định. Cách sử dụng tham khảo:
- Bước 1: Vệ sinh vùng da bị zona bằng nước muối sinh lý (Lưu ý không dùng cồn iot – Betadine vì sản phẩm này bài tiết qua sữa mẹ).
- Bước 2: Sử dụng bông sạch chấm hồ nước rồi chấm lên vùng da đã được vệ sinh.
- Bước 3: Đắp 1 lớp gạc mỏng lên trước khi cho bé bú.
Các loại cồn betadine, xanh methylen không phù hợp với mẹ đang cho con bú nên mẹ không tự ý dùng, nếu muốn dùng phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Khi quá đau rát, ta có thể dùng khăn lạnh, sạch sẽ chườm lên xung quanh vùng da bị tổn thương. Virus sẽ hoạt động chậm lại khi gặp lạnh đột ngột.
Thời gian cho con bú mẹ cũng rất hay gặp khủng hoảng hoặc trầm cảm sau khi sinh. Khi bị zona thần kinh, các mẹ còn dễ trở nên mệt mỏi, stress hơn nữa. Vì vậy gia đình nên quan tâm phụ nữ cho con bú lúc này, luôn chăm sóc, động viên, hỗ trợ họ. Không nên để họ tự đối mặt với việc trông con và tự chữa bệnh.
Hãy cho họ có thời gian nghỉ ngơi dưỡng bệnh, cân bằng tâm lý, sức khỏe. Tâm lý nặng nề khiến tăng khả năng biến chứng của bệnh và khiến bệnh trở nên dai dẳng, trầm trọng, khó chữa hơn.
Mẹ đang cho con bú bị zona thần kinh hoặc đang bầu rất thiệt thòi vì khó dùng các loại thuốc và hệ miễn dịch đang suy giảm. Các mẹ thường phải chịu đau nhiều hơn và thời gian bệnh cũng kéo dài hơn vì thường chỉ được vệ sinh sạch sẽ vết thương mà không được dùng thuốc đặc trị. Trong trường hợp quá đau, bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau liều nhẹ cho các mẹ.
Phụ nữ đang cho con bú không nên tự ý bôi đắp các loại thuốc đông y hay áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian như gạo nếp, đỗ xanh,v.v.. Nếu không cẩn thận chúng còn tạo ra biến chứng càng khó chữa và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Ngay cả việc bôi, đắp các loại, chất lành tính như mật ong, nước cốt hành tây, tỏi, nha đam cũng có thể gây nguy hiểm cho các mẹ. Biến chứng có thể gây ra liệt dây thần kinh, bội nhiễm vi khuẩn, viêm não, rối loạn giác quan, mất thị giác/ thính giác vĩnh viễn,v.v..
Chính vì vậy, bị zona thần kinh khi cho con bú cần phải tới phòng khám chuyên khoa để để điều trị càng sớm càng tốt và không được tự ý chữa trị, áp dụng các phương pháp truyền tai khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
Biện pháp phòng ngừa lây lan zona khi cho con bú
Khi bị zona thần kinh, các mẹ cần lưu ý che đậy lại vết thương trong lúc cho bé bú để bé không tiếp xúc trực tiếp với vết thương. Không chỉ vậy, khi trẻ được 12 tháng tuổi, mẹ nên nhanh chóng đưa bé ra trạm xá, các trung tâm y tế để được tiêm chủng vaccine phòng ngừa virus VZV và bệnh thủy đậu.
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa lây lan zona chuẩn xác nhất và hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé. Lịch tiêm của bé từ 12 tháng tuổi như sau:
- Mũi 1: Tiêm khi bé được 12 tháng tuổi
- Mũi 2: Cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng
Một số lưu ý cho mẹ trước khi đưa bé đi tiêm, liệt kê tiền sử dị ứng của trẻ với bác sĩ khám trước khi tiêm vaccine. Trong trường hợp bé bị ốm sốt, tiêu chảy thì chưa tiêm vội, đợi hết hẳn sau vài ngày mới được tiêm.
Phụ nữ trước khi mang bầu 3 tháng cũng có thể tiêm vaccine này để phòng ngừa thủy đậu, zona trong thời kì mang bầu và cho con bú.
Ngoài ra những mẹ bị zona thần kinh đang có cho con bú cũng cần lưu ý một số điều kiêng cữ khi bị zona như không được gãi, xoa vào vùng da bị lên zona. Hành động này khiến vùng mụn nước bị lây lan và rất dễ tiếp xúc với da bé. Không chỉ vậy, gãi dễ khiến zona trở thành zona bội nhiễm do trong móng tay và bề mặt da tiếp xúc có rất nhiều vi khuẩn trú ngụ.
Mẹ hãy luôn vệ sinh sạch sẽ thân thể, mặc quần áo thấm hút ẩm tốt đặc biệt vào mùa hè để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Không những vậy, sau khi tắm cũng phải vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước muối sinh lý rồi tra thuốc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
Mẹ bị zona thần kinh cho con bú bắt buộc phải tránh xa thịt gà, đậu tương và chế phẩm từ đậu, không uống viên tảo xoắn vì chúng gây kích ứng da khiến thêm ngứa, đau rát. Bên cạnh đó, cũng không nên ăn nhiều đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp, những loại thực phẩm này có hại cho cơ thể, khiến sức đề kháng giảm đi, chữa bệnh lâu hơn. Đặc biệt phải tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích trong giai đoạn này.
Như vậy VHEA Việt Nam đã giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi mẹ bị zona thần kinh có cho con bú được không. Mẹ hoàn toàn có thể tiếp tục cho con bú trong thời điểm bị zona thần kinh nhưng cần phải vệ sinh sạch sẽ và đắp gạc y tế lên trước khi cho bé ti.
Để điều trị cần tới phòng khám chuyên khoa để thăm khám, các mẹ không được tự ý chữa trị khi không có chuyên môn. Luôn bổ sung thật nhiều vitamin và khoáng chất trong bữa ăn hàng ngày và dành thêm một chút thời gian nghỉ ngơi dưỡng bệnh.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!