Cách trị và phòng ngừa uống kháng sinh bị táo bón

Uống kháng sinh bị táo bón là tình trạng rất nhiều người gặp phải. Đặc biệt là trong trường hợp sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài. Tuy nhiên nếu sớm can thiệp thì tình trạng này có thể được khắc phục dễ dàng hơn là bị táo bón do các bệnh lý tiêu hóa.

uống kháng sinh bị táo bón
Rất nhiều người bị táo bón trong quá trình sử dụng kháng sinh

Uống kháng sinh bị táo bón – Nguyên nhân do đâu?

Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ảnh hưởng đến mọi đối tượng. Nó thường là hệ quả của chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh. Hay đôi khi là do mắc các bệnh về đường tiêu hóa.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc uống kháng sinh có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và gây ra táo bón. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

Các chuyên gia cho biết, trong đường ruột luôn chứa nhiều loại lợi khuẩn khác nhau. Bình thường, các lợi khuẩn có chức năng duy trì sự cân bằng hệ vi sinh và đảm bảo quá trình tiêu hóa của cơ thể. Đồng thời thúc đẩy hấp thụ dưỡng chất và ức chế hoạt động của các hại khuẩn gây bệnh đường ruột.

Trong khi đó, kháng sinh lại là loại thuốc cực mạnh. Ngay cả việc dùng kháng sinh liều thấp cũng có thể tiêu diệt và ức chế sự sinh sôi của các vi khuẩn. Các lợi khuẩn trong đường ruột cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của kháng sinh.

Đặc biệt là khi dùng kháng sinh với liều cao hay kéo dài thì có thể tiêu diệt cả các lợi khuẩn. Từ đó khiến cho sự cân bằng vi sinh trong đường ruột bị phá vỡ. Điều này có thể gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống kháng sinh. Trong đó, táo bón là hiện tượng rất phổ biến.

tác dụng phụ của kháng sinh
Dùng kháng sinh có thể tiêu diệt các lợi khuẩn và làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột

Ngoài ra, uống kháng sinh bị táo bón còn có thể do một số yếu tố nguy cơ khác cộng hưởng vảo. Điển hình như uống không đủ nước, ăn uống và sinh hoạt kém điều độ khi đang điều trị với kháng sinh.

Cách khắc phục tình trạng táo bón do uống kháng sinh

Táo bón là tình trạng rất dễ xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh. Tình trạng này nếu kéo dài có thể sẽ khiến cho niêm mạc đại trực tràng bị tổn thương.

Tuy nhiên so với những nguyên nhân khác thì, uống thuốc kháng sinh bị táo bón có phần dễ khắc phục hơn. Dưới đây là một số giải pháp có khả năng đáp ứng|:

1. Bổ sung thêm nước cho cơ thể

Nước là thành phần không thể thiếu cho tất cả các hoạt động của cơ thể, trong đó có quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc bổ sung nước đầy đủ sẽ giúp làm mềm thức ăn. Từ đó giảm tối đa áp lực co bóp cho cả dạ dày và đường ruột. Đồng thời còn giúp làm mềm phân và khiến phân di chuyển dễ dàng hơn trong đường ruột.

Mỗi ngày bạn cần uống đủ 2 – 2.5 lít nước (khoảng từ 8 – 10 cốc) và chia làm nhiều lần. Tuy nhiên nếu đang bị táo bón trong quá trình dùng kháng sinh thì bạn có thể bổ sung nhiều hơn. Việc cấp nước cho cơ thể lúc này là rất cần thiết để hỗ trợ khắc phục chứng táo bón.

Hơn nữa, việc bổ sung đủ nước còn giúp kích thích quá trình chuyển hóa và làm cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Ngoài khắc phục táo bón thì còn giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ khác của thuốc kháng sinh.

2. Tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn

Chất xơ là thành phần không thể thiếu với hoạt động của hệ tiêu hóa. Việc không đáp ứng đủ chất xơ cho cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị táo bón khi uống kháng sinh.

Nếu không may gặp phải tình trạng này thì bạn cần chú ý điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho phù hợp. Trong đó tăng cường lượng chất xơ trong khẩu phần ăn là đặc biệt cần thiết.

khắc phục táo bón do uống kháng sinh
Bổ sung đủ chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm táo bón do uống kháng sinh

Bổ sung thêm chất xơ sẽ kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt, chất xơ cũng chính là nguồn nguyên liệu giúp tạo khối phân. Nhờ đó mà giúp phân di chuyển dễ dàng trong lòng ruột, giảm áp lực mỗi khi đại tiện.

Dưới đây là một số thực phẩm lành mạnh có chứa lượng chất xơ dồi dào:

  • Trái cây tươi như chuối, bơ, đu đủ chín…
  • Một số loại đậu
  • Ngũ cốc nguyên hạt như ngô, hạt kê, mè đen, yến mạch…
  • Rau lá xanh có tính nhuận tràng như lộc lang, mồng tơi, rau đay…
  • Các loại củ quả như cà rốt, khoai tây, bí đỏ…

3. Hỗ trợ hoạt động của ty thể

Ty thế là cơ quan làm nhiệm vụ sản xuất ra năng lượng đáp ứng tất cả hoạt động sống của tế bào. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, dùng kháng sinh liều cao kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ty thể.

Khi ty thế bị suy yếu thì chức năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Điều này không chỉ là nguyên nhân gây táo bón mà còn làm nặng nề thêm tình trạng này.

Muốn khắc phục tình trạng táo bón khi uống thuốc kháng sinh thì bạn nên áp dụng các giải pháp hỗ trợ hoạt động của ty thể. Tốt nhất hãy bổ sung các thực phẩm có hàm lượng dưỡng chất dồi dào để giúp các ty thể phục hồi khả năng hoạt động. Kẽm, magie, omega-3, protein, vitamin B và các chất chống oxy hóa là những thành phần dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khỏe của ty thể.

4. Tăng cường lợi khuẩn

Việc dùng thuốc kháng sinh có thể khiến cho nhiều lợi khuẩn trong đường ruột bị tiêu diệt. Đây là nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Vì thế để khắc phục tình trạng táo bón khi uống kháng sinh thì bạn nên bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể.

Điều này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ngăn ngừa và khắc phục tình trạng táo bón thì còn hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất và nâng cao thể trạng.

cách trị uống kháng sinh bị táo bón
Ăn nhiều sữa chua giúp tăng cường lợi khuẩn đường ruột và làm giảm táo bón

Trong đó, bạn được khuyên là nên bổ sung sữa chua cho cơ thể mỗi ngày để tăng cường lợi khuẩn đường ruột. Ngoài ra trong một số trường hợp cần thiết còn có thể sử dụng các viên uống bổ sung men vi sinh theo chỉ dẫn từ bác sĩ.

5. Tăng cường chức năng gan

Thuốc kháng sinh thường được hấp thu và chuyển hóa tại gan. Gan cũng chính là cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ sản xuất dịch cho quá trình tiêu hóa thức ăn.

Chức năng gan suy giảm sẽ khiến cho kháng sinh bị thải trừ chậm. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh các tác dụng phụ. Muốn khắc phục tình trạng táo bón và hỗ trợ hoạt động tiêu hóa khi uống kháng sinh thì cần chú ý đến việc tăng cường chức năng gan.

Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn dồi dào chất béo omega-3 cùng như các chất chống oxy hóa. Một số loại rau như bông cải xanh, bắp cải… có chứa lượng lưu huỳnh dồi dào cũng rất tốt cho hoạt động của gan. Ngoài ra chúng còn hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành các tế bào gan bị tổn thương.

6. Liên hệ với bác sĩ khi cần thiết

Đa phần các trường hợp bị táo bón khi uống kháng sinh đều đáp ứng tốt với các giải pháp tại nhà. Triệu chứng táo bón sẽ thuyên giảm nhanh chóng khi bổ sung đủ nước, điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, táo bón vẫn có thể kéo dài dai dẳng và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Lúc này bạn nên tìm gặp bác sĩ ngay để có giải pháp can thiệp khắc phục kịp thời.

Việc điều chỉnh liều lượng hay thay đổi toa thuốc có thể sẽ rất cần thiết. Bạn tuyệt đối không tự ý ngưng dùng kháng sinh hay thay đổi liều lượng khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Biện pháp phòng ngừa uống kháng sinh bị táo bón

Thuốc kháng sinh dễ gây ra nhiều tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị bệnh. Trong đó phổ biến nhất là ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và gây ra chứng táo bón.

ngăn ngừa táo bón khi dùng kháng sinh
Trong quá trình sử dụng kháng sinh, nên uống đủ nước để ngăn ngừa nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ

Vậy làm cách nào để uống kháng sinh mà không bị táo bón. Dưới đây là một số giải pháp hỗ trợ làm giảm nguy cơ phát sinh tác dụng phụ khi điều trị bằng kháng sinh:

  • Tùy thuộc vào mục đích điều trị mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng kháng sinh phù hợp. Bạn cần tuân thủ liều lượng, tần suất cũng như thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý kê đơn và mua thuốc về dùng hay lạm dụng dùng quá liều.
  • Thông thường, thuốc kháng sinh được chỉ định dùng sau bữa ăn nhưng cũng có một vài trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu uống thuốc trước khi ăn. Dù là dùng trong thời điểm nào thì bạn cũng cần tránh tiêu thụ đồ ăn cay nóng hay uống rượu bia.
  • Kháng sinh cũng có thể đồng thời tấn công các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Vì vậy, bạn có thể dùng thêm các chế phẩm sinh học, sữa chua hay sữa lên men hằng ngày nhằm tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột. Từ đó hỗ trợ làm giảm tác hại của kháng sinh.
  • Nên bổ sung đủ cho cơ thể từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Nhất là khi bạn đang điều trị bằng kháng sinh. Ngoài nước lọc có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây tươi để giúp thanh lọc các chất có hại ra khỏi cơ thể.
  • Trong quá trình dùng thuốc kháng sinh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và không có muối. Bởi lúc này hệ tiêu hóa đang bị ảnh hưởng. Đồng thời bạn nên tránh các thức ăn có dầu, không nên ăn quá nhiều một lúc. Chia nhỏ bữa ăn cũng là giải pháp tốt để phòng ngừa uống kháng sinh bị táo bón.
  • Bạn vẫn có thể dùng viên uống bổ sung vitamin hay thuốc kháng acid khi đang dùng kháng sinh. Tuy nhiên cần tránh sử dụng thuốc bổ sung sắt để phòng ngừa bị táo bón.
  • Khi uống kháng sinh cần chú ý dành thời gian cho việc tập thể dục hoặc yoga nhẹ nhàng. Điều này giúp tăng cường trao đổi chất và hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn.
  • Mặc dù có thể bị táo bón khi uống kháng sinh nhưng bạn vẫn cần chú ý tiếp tục uống đủ liều thuốc. Trong những trường hợp cần thiết hãy yêu cầu bác sĩ đổi toa thuốc để hạn chế gặp phải các tác dụng ngoại ý.

Thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng khi cần thiết theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Chú ý dùng đúng liều lượng, uống đủ nước, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Nếu không may bị táo bón hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *