Bị đau dạ dày và tiêu chảy – Cách chữa trị, ăn uống

Đau dạ dày và tiêu chảy có thể xảy ra cùng một lúc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh cần xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng để có biện pháp khắc phục và điều trị phù hợp.

đau dạ dày và tiêu chảy
Đau dạ dày và tiêu chảy là tình trạng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau

Nguyên nhân gây đau dạ dày và tiêu chảy

Đau dạ dày và tiêu chảy có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm chứng khó tiêu, bệnh viêm dạ dày ruột, nhiễm virus dạ dày hoặc các bệnh đường ruột khác. Bên cạnh đó, một số loại thuốc và thực phẩm bổ sung đôi khi cũng có thể dẫn đến các triệu chứng này.

Đau dạ dày là cơn đau xuất hiện ở giữa ngực và xương chậu. Các cơn đau có thể xuất hiện như một cơn chuột rút, đau nhức, âm ỉ hoặc đau buốt. Tiêu chảy kèm theo là tình trạng đi ngoài phân loãng, có máu hoặc chất dịch. Tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể bao gồm:

1. Nguyên nhân bệnh lý

Đau dạ dày tiêu chảy có thể cấp tính và xảy ra đột ngột hoặc mãn tính và phát triển chậm và kéo dài trong vài ngày. Một số bệnh lý và điều kiện sức khỏe có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

4 năm chịu đựng HP dạ dày khiến tôi vô cùng mệt mỏi, có những lúc còn bị xuất huyết tiêu hóa. Nhưng nhờ kiên trì dùng thuốc, tôi đã thoải mái hơn rất nhiều, ăn được, ngủ được sau 2 tháng >>> XEM NGAY
đau dạ dày tiêu chảy
Một số bệnh lý về hệ thống tiêu hóa có thể gây đau dạ dày tiêu chảy
  • Nhiễm trùng: Đau dạ dày và tiêu chảy có thể là do nhiễm vi khuẩn hoặc virus bên trong dạ dày và ruột. Các triệu chứng này thường biến mất trong vài ngày mà không cần điều trị.
  • Hội chứng ruột kích thích: Tiêu chảy và đau dạ dày có thể kéo dài và trở thành mãn tính, điều này có thể là dấu hiệu của Hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng khác có thể bao gồm co thắt dạ dày, đầy hơi, chướng bụng.
  • Bệnh viêm ruột: Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ chỉ một nhóm các tình trạng ảnh hưởng đến ruột, bao gồm bệnh Crohn và viêm loét đại tràng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm bệnh tiêu chảy, đau dạ dày, phân có màu, giảm cân và mệt mỏi thường xuyên. Bệnh viêm ruột có thể gây tổn thương hệ thống tiêu hóa và cần điều điều trị phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Nguyên nhân khác

Hầu hết các trường hợp đau dạ dày tiêu chảy thường xảy ra trong một thời gian ngắn. Việc thay đổi chế độ ăn uống đột ngột, tiêu thụ quá nhiều rượu và chứng khó tiêu chức năng đều có thể dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy. Ngoài trừ các điều kiện sức khỏe, một số nguyên nhân có thể gây đau dạ dày và tiêu chảy bao gồm:

Đau dạ dày kèm tiêu chảy
Đau dạ dày kèm tiêu chảy có thể là phản ứng khi cơ thể dị ứng với một số loại thức ăn
  • Phản ứng với thức ăn: Đôi khi thay đổi chế độ ăn uống một cách đột ngột, sử dụng thức ăn giàu chất béo có thể dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy. Một số người có thể bị nhạy cảm với một số loại thức ăn hoặc hoặc mắc bệnh celiac (không dung nạp gluten) cũng có thể bị đau dạ dày tiêu chảy.
  • Ăn quá nhiều hoặc khó tiêu: Ăn quá nhiều có thể dẫn đến khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày do hệ tiêu hóa phải quá mức để hấp thụ một lượng lớn thức ăn. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em, do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người chỉ nên ăn đến khi cảm thấy no.
  • Căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể tăng kích thích nhu động ruột, gây đau dạ dày và tiêu chảy. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng có thể khiến các triệu chứng Hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột trở nên nghiêm trọng, khiến cơn đau dạ dày tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây cản trở hệ thống tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa và một số triệu chứng liên quan khác.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày gây đau dạ dày kèm theo tiêu chảy như một tác dụng phụ. Cụ thể, các loại thuốc bao gồm thuốc kháng axit có chứa magiê, thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng, một số loại thuốc điều trị tiểu đường.

3. Các nguyên nhân ít phổ biến

Đau dạ dày và tiêu chảy liên tục hoặc nghiêm trọng có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng, đặc biệt là khi tiêu chảy kèm máu. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:

  • Viêm ruột thừa
  • Một số loại ung thư
  • Bệnh xơ nang
  • Các bệnh gây ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong ổ bụng
  • Các phản ứng liên quan đến phân
  • Tắc ruột

4. Nguyên nhân gây đau dạ dày tiêu chảy ở trẻ em

Tương tự như ở người lớn, tình trạng đau bụng và tiêu chảy ở trẻ em thường là do nhiễm trùng virus, dị ứng thực phẩm, không dung nạp lactose và căng thẳng.

Tuy nhiên ăn quá nhiều hoặc sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh cũng có thể dẫn đến các triệu chứng này. Một số trẻ em thường không thể phân biệt được cảm giác khi quá nó, điều này dẫn đến căng thẳng cho hệ thống tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy và đau dạ dày.

5. Nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy ở bà bầu

Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị đau bụng và tiêu chảy. Thay đổi nồng độ hormone và chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến các triệu chứng này. Bên cạnh đó, đau dạ dày và buồn nôn có thể là dấu hiệu mang thai sớm ở một số phụ nữ.

đau dạ dày kèm tiêu chảy là bệnh gì
Đôi khi tiêu chảy và đau bụng có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ

Một số phụ nữ có thể nhạy cảm với một số loại thực phẩm cụ thể khi mang thai. Điều này có thể bao gồm các loại thực phẩm thường xuyên sử dụng hoặc yêu thích. Tình trạng này thường được cải thiện sau vài ngày mà không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn nếu đau dạ dày tiêu chảy kéo dài hơn một vài ngày trong thai kỳ.

Cách chữa trị đau dạ dày tiêu chảy

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Do đó điều quan trọng là người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Nếu các triệu chứng do căng thẳng hoặc do thay đổi chế độ ăn uống, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp khắc phục tại nhà. Trong các trường hợp khác, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra chuyên môn và điều trị phù hợp.

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Điều quan trọng khi điều trị tình trạng đau dạ dày và tiêu chảy là ngăn ngừa tình trạng mất nước. Do đó, người bệnh nên uống nhiều nước, chẳng hạn như nước lọc, nước trái cây, nước canh hoặc súp để bổ sung lượng nước và cân bằng các chất điện giải. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh sử dụng caffeine và rượu.

Khi nhu động ruột trở nên đều đặn hơn, người bệnh có thể ăn một lượng nhỏ các loại thức ăn nhẹ, lỏng và ít chất xơ. Các loại thực phẩm này bao gồm bánh mì, cơm trắng và trứng. Tránh các loại thức ăn cay, nhiều chất béo và nhiều chất xơ. Các loại thực phẩm này có thể khiến các triệu chứng đau dạ dày và tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cũng có thể Probiotics để hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa. Probiotics tự nhiên được tìm thấy trong sữa chua và một số sản phẩm rau muối chua.

đau dạ dày tiêu chảy kéo dài
Dành thời gian nghỉ ngơi có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng một số chất bổ sung và thảo dược để làm dịu cơn đau dạ dày và ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các chất bổ sung để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, đôi với tình trạng căng thẳng, lo âu gây đau dạ dày tiêu chảy, người bệnh có thể tham khảo các kỹ thuật thư giãn như thiền định, yoga, hít thở sâu để cải thiện các triệu chứng. Đối các tình trạng nghiêm trọng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

2. Điều trị y tế

Các biện pháp điều trị y tế cho tình trạng đau dạ dày tiêu chảy phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Sử dụng thuốc chống dị ứng theo toa
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng cho các trường hợp căng thẳng và lo lắng
  • Thuốc chống viêm không steroid để hỗ trợ giảm đau
  • Thuốc chống ký sinh trùng trong trường hợp nhiễm ký sinh trùng

Đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đau dạ dày tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến và có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bổ sung một số loại thực phẩm có thể cải thiện các triệu chứng.

Một số loại thực phẩm có thể ngăn ngừa các cơn đau dạ dày và tiêu chảy bao gồm:

1. Thực phẩm nên ăn khi bị đau dạ dày và tiêu chảy

Khi bị đau dạ dày và tiêu chảy, các loại thực phẩm người bệnh sử dụng đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ quá trình phục hồi của hệ thống tiêu hóa. Các loại thực phẩm thường được khuyến cáo thường có vị nhạt, không gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và có thể liên kết, làm săn chắc phân.

Cụ thể, một số thức ăn được đề nghị cho người bị đau bụng tiêu chảy bao gồm:

  • Ngũ cốc nấu chín
  • Bánh quy
  • Nước sốt táo và nước ép táo

Người bệnh cũng cần uống nhiều nước để bổ sung vào lượng chất lỏng đã mất. Bên cạnh nước lọc, người bệnh có thể sử dụng một số chất lỏng khác như:

  • Nước dùng như nước hầm gà, nước hầm bò, đã loại bỏ phần mỡ
  • Nước tăng cường chất điện giải, nước dừa, nước chứa nhiều vitamin hoặc chất điện giải (người bệnh cần cố gắng tránh các loại đồ uống có chứa đường)
  • Trà không chứa caffeine

Sau khi các triệu chứng đã được cải thiện, người bệnh có thể bắt đầu bổ sung các loại thực phẩm khác như trứng hoặc cơm trắng.

đau dạ dày tiêu chảy nên ăn gì
Uống trà gừng được xem như một cách điều trị tình trạng đau dạ dày và tiêu chảy hiệu quả

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng một số thực phẩm như:

  • Gừng: Gừng là một loại gia vị và mùi thơm, thường được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Người bệnh có thể uống trà gừng, ngậm lát gừng hoặc uống nước gừng nóng để cải thiện cơn đau dạ dày.
  • Trà hoa cúc: Hoa cúc sấy khô, pha thành trà có thể dùng uống như một chất bổ sung và cải thiện nhiều vấn đề về hệ thống đau bụng, tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
  • Bạc hà: Một số người bệnh đau dạ dày và tiêu chảy do Hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh viêm ruột có thể uống trà bạc hà để cải thiện nhanh các triệu chứng. Bên cạnh đó, sử dụng viên nén bạc hà mỗi ngày một lần trong ít nhất hai tuần có thể làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi và tiêu chảy ở bệnh nhân viêm ruột.
  • Chuối xanh: Đau dạ dày và tiêu chảy có thể là dấu hiệu nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm. Một số nghiên cứu cho biết, ăn chuối xanh đã được nấu chín có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng tiêu chảy và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

2. Thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy

Khi đang bị đau dạ dày tiêu chảy hoặc đang trong quá trình hồi phục, người bệnh có thể nên tránh một số loại thực phẩm để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Một số loại thực phẩm có thể kích thích hệ thống tiêu hóa và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

đau dạ dày tiêu chảy không nên ăn gì
Tránh tiêu thụ các sản phẩm sữa khi bị tiêu chảy

Các loại thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy, đau dạ dày bao gồm:

  • Sữa và các phẩm từ sữa (bao gồm cả các loại đồ uống protein làm từ sữa)
  • Đồ chiên và thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Thực phẩm cay
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các loại thức ăn có chứa chất phụ gia
  • Các loại đồ ăn có thể gây ra khí như kẹo cao su
  • Thịt lợn và thịt bê
  • Cá mòi
  • Rau sống
  • Hành
  • Ngô (bắp)
  • Các loại trái cây họ cam quýt
  • Một số loại trái cây khác như dứa, anh đào, quả mọng có hạt, quả sung, nho
  • Rượu
  • Cà phê, soda, đồ uống có gas và các chất kích thích khác
  • Chất làm ngọt nhân tạo, bao gồm sorbitol

Biện pháp phòng ngừa tình trạng đau dạ dày tiêu chảy

Không phải tất cả các tình trạng gây đau dạ dày và tiêu chảy đều có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng này. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số lời khuyên như:

đau dạ dày tiêu chảy kéo dài
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng tiêu chảy và đau bụng
  • Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và bổ dưỡng
  • Hạn chế tiêu thụ rượu, thức ăn cay và các chất béo
  • Rửa tay thường xuyên ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và virus
  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn và bảo quản thực phẩm
  • Tránh ăn quá nhiều trong một bữa ăn, chỉ ăn đến khi cảm thấy no
  • Ngủ đủ giấc và thực hiện các kỹ thuật thư giãn để cải thiện các vấn đề căng thẳng, lo lắng
  • Uống đủ nước, duy trì tình trạng cân bằng các chất điện giải trong cơ thể
  • Tránh tiếp xúc với những người có dấu hiệu viêm dạ dày ruột
  • Điều trị các bệnh lý mãn tính như Hội chứng ruột kích thích và bệnh viêm ruột
  • Trao đổi với bác sĩ về tác dụng phụ của các loại thuốc và thay đổi loại thuốc nếu có thể

Đau dạ dày tiêu chảy khi nào cần đến bệnh viện?

Trong nhiều trường hợp tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy có thể cải thiện tại nhà bằng cách nghỉ ngơi và bổ sung một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Nếu người bệnh có dấu hiệu mất nước hoặc các dấu hiệu nghiêm trọng như phân có máu, phân đen, đau bụng dữ dội hoặc sốt từ 39 độ trở lên, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Bên cạnh đó, nếu trẻ em bị đau dạ dày và tiêu chảy, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được tư vấn phù hợp. Ngoài ra, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các dấu hiệu như:

  • Tiêu chảy không được cải thiện sau 24 giờ
  • Không đi tiểu trong vòng 3 giờ trở lên
  • Sốt từ 39 độ C
  • Bị khô miệng hoặc lưỡi
  • Khóc nhưng không có nước mắt
  • Da vùng bụng, má hoặc mắt bị trũng xuống
  • Đi ngoài phân đen hoặc có máu

Đau dạ dày và tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong nhiều trường hợp, thay đổi chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *