Giải pháp độc đáo đã được bào chế thành công bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền trong chữa bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp hàng ngàn người chấm dứt căn bệnh này chỉ sau 3 tháng.

Bệnh Trĩ Ngoại Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Hướng Điều Trị

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới đường lược và nằm gần ống hậu môn. Khác với trĩ nội, trĩ ngoại phát sinh triệu chứng cơ năng và thực thể ngay cả trong giai đoạn mới phát. Hiện nay, điều trị bệnh lý này chủ yếu là sử dụng thuốc và can thiệp ngoại khoa.

Bệnh trĩ ngoại là gì
Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Bệnh trĩ ngoại là một trong những thể lâm sàng của bệnh trĩ, bên cạnh bệnh trĩ nội và trĩ hỗn hợp. Trĩ ngoại được hình thành ở dưới đường lược, xảy ra khi các xoang mạch trĩ bên dưới phồng to và tạo thành cấu trúc dạng búi. Do xuất hiện ở gần ống hậu môn nên bệnh lý này phát sinh triệu chứng cơ năng và thực thể ngay cả trong giai đoạn mới phát.

Khác với trĩ nội, điều trị trĩ ngoại chủ yếu là chăm sóc tại nhà, sử dụng thuốc và phẫu thuật. Các thủ thuật xâm lấn thường không đem lại hiệu quả đối với bệnh trĩ ngoại và có khả năng tái phát cao.

Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng thường gặp ở người cao tuổi, hiếm khi khởi phát ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn 2 lần so với nữ giới. Mặc dù ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng bệnh lý này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt, lao động, tâm lý và làm sụt giảm chất lượng cuộc sống.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại

Triệu chứng lâm sàng của bệnh trĩ ngoại tương đối dễ nhận biết do búi trĩ nằm gần ống hậu môn. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lý này, bao gồm:

triệu chứng của bệnh trĩ ngoại là gì
Bệnh trĩ ngoại thường gây chảy máu khi đại tiện, đau rát và ngứa ngáy vùng hậu môn
  • Có thể quan sát thấy toàn bộ vùng da hậu môn sưng viêm, đỏ và phù nề
  • Sờ thấy búi trĩ căng phồng, bề mặt khô và có màu đỏ thẫm
  • Có cảm giác nóng rát và ngứa ngáy ở vùng hậu môn
  • Búi trĩ xuất hiện ở dưới đường lược có thể gây cản trở khi đại tiện, gây đau rát và chảy máu ở cuối bãi phân.
  • Ban đầu, chảy máu hậu môn thường có mức độ nhẹ (máu chỉ thấm 1 ít vào giấy vệ sinh). Tuy nhiên khi búi trĩ phát triển lớn, máu có thể phun thành giọt hoặc tia
  • Theo thời gian, búi trĩ có thể sa xuống và làm xuất hiện mẫu da thừa ở rìa hậu môn
  • Trĩ ngoại thường gây đau, vướng víu và khó chịu ở vùng hậu môn ngay trong giai đoạn mới phát. Các triệu chứng này có xu hướng nặng dần theo thời gian.
  • Búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài, ngay cả khi đi lại và thực hiện các hoạt động sinh hoạt.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên cơ chế bệnh sinh có liên quan đến tăng áp lực ống trực tràng – hậu môn, dẫn đến hiện tượng phình giãn tĩnh mạch, gây ứ huyết và tạo thành cấu trúc dạng búi.

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại
Táo bón mãn tính là một trong những yếu tố thuận lợi gây ra bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng

Một số yếu tố thuận lợi có thể gây ra bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

  • Táo bón kinh niên: Táo bón mãn tính là một trong những yếu tố thuận lợi gây tăng áp lực ống trực tràng – hậu môn, dẫn đến hiện tượng phình đám rối tĩnh mạch và gây ra bệnh trĩ. Tình trạng này thường gặp ở người có chế độ ăn ít chất xơ, lười vận động, hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Áp lực từ ổ bụng có thể đè nén lên ống trực tràng – hậu môn và làm nguy cơ hình thành búi trĩ. Các hoạt động gây tăng áp lực ổ bụng, bao gồm ho mãn tính, công việc ngồi hoặc đứng quá lâu, có thói quen ngồi xổm, thừa cân – béo phì, thường xuyên khuân vác nặng,…
  • Ảnh hưởng của một số bệnh tiêu hóa: Trên thực tế, bệnh trĩ ngoại có thể là hệ quả do viêm trực tràng mãn tính, hội chứng lỵ hoặc hội chứng ruột kích thích. Các bệnh lý này có thể gây viêm niêm mạc trực tràng mãn tính, đồng thời gây tiêu chảy, lỵ, mót rặn trong thời gian dài. Các triệu chứng này làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch khiến mạch máu phình giãn và hình thành cấu trúc dạng búi.
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại cũng có thể tăng lên nếu có những yếu tố như thường xuyên nhịn đại tiện, mang thai, hành kinh, sinh nở, chế độ ăn thiếu khoa học, căng thẳng kéo dài, mắc các bệnh chuyển hóa,…

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có lây không?

Bệnh trĩ ngoại thường gây nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu thăm khám và tích cực điều trị, bệnh có thể thuyên giảm và được kiểm soát chỉ sau một thời gian ngắn. Thống kê cho thấy, hầu hết các trường hợp bị trĩ ngoại đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa kết hợp với lối sống lành mạnh. Chỉ có khoảng 1/3 trường hợp phải can thiệp ngoại khoa.

So với bệnh trĩ nội, trĩ ngoại dễ phát hiện và ít phát sinh biến chứng hơn. Tuy nhiên nếu chủ quan và điều trị không đúng cách, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu và gây ra một số ảnh hưởng như:

  • Trĩ ngoại tắc mạch: Tắc mạch là tình trạng mạch máu trong búi trĩ bị vỡ khiến máu chảy ra ngoài, gây ứ đọng và hình thành cục máu đông. Biến chứng này điển hình bởi tình trạng đau rát, phù nề, rìa hậu môn có khối sưng màu xanh nhạt, sờ vào thấy căng bóng và có kích thước nhỏ bằng hạt đậu.
  • Viêm nhú và viêm khe: Viêm nhú và viêm khe có thể xuất hiện ở cả trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Biến chứng này xảy ra khi niêm mạc hậu môn bị viêm sưng, loét đỏ gây ngứa ngáy và nóng rát.
  • Hình thành mẫu da thừa rìa hậu môn: Ma sát giữa búi trĩ và phân có thể khiến niêm mạc hậu môn sa xuống và tạo thành mẫu da thừa ở rìa ống hậu môn. Biến chứng này thường gặp ở người bị trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, hiếm khi khởi phát ở bệnh trĩ nội.
  • Thiếu máu mãn tính: Thiếu máu mãn tính là hệ quả do tình trạng đi ngoài ra máu kéo dài. Biến chứng này thường không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục bằng điều trị nội khoa. Tuy nhiên thiếu máu mãn có thể gây mệt mỏi, suy nhược, giảm hiệu suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Do hình thành ở dưới đường lược nên búi trĩ ngoại gây vướng víu, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh hoạt. Ngoài ra, các triệu chứng cơ năng (chảy máu, đau rát, ngứa ngáy,…) của bệnh lý này còn tác động xấu đến chất lượng giấc ngủ và yếu tố tâm lý.

Bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại đều không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu về mô bệnh học và dịch tễ học, các nhà khoa học nhận thấy yếu tố di truyền có tham gia vào cơ chế bệnh sinh. Vì vậy, bệnh có nguy cơ di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng cách nào?

So với trĩ nội, trĩ ngoại có biểu hiện cơ năng và thực thể dễ nhận biết nên quá trình chẩn đoán tương đối dễ dàng. Một số kỹ thuật được áp dụng trong chẩn đoán bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại
Chẩn đoán trĩ ngoại chủ yếu là khai thác triệu chứng và thăm khám vùng hậu môn
  • Thăm khám hậu môn: Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng hậu môn để quan sát búi trĩ. Đối với trĩ ngoại, búi trĩ lòi hẳn ra bên ngoài, có bề mặt khô và màu đỏ thẫm. Trong trường hợp có huyết khối, búi trĩ thường xuất hiện các nốt màu tím sẫm, ấn vào có cảm giác cứng chắc và gây đau nhiều.
  • Khai thác triệu chứng: Ngoài thăm khám hậu môn, bác sĩ có thể khai thác một số triệu chứng điển hình của bệnh như đau vùng hậu môn, chảy máu khi đại tiện, ngứa ngáy,…

Nội soi trực tràng – hậu môn chủ yếu được chỉ định trong chẩn đoán bệnh trĩ nội. Đối với trĩ ngoại, nội soi chỉ được thực hiện để loại trừ các bệnh lý như:

  • Ung thư đại tràng, trực tràng
  • Ung thư ống hậu môn
  • Viêm ống hậu môn
  • Polyp ống hậu môn
  • Sa trực tràng

Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại phổ biến

Như đã đề cập, điều trị trĩ ngoại chủ yếu là sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Các thủ thuật xâm lấn như chích xơ búi trĩ, thắt cao su, áp lạnh bằng nito lỏng,… thường không đem lại hiệu quả.

Một số phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại được áp dụng phổ biến, bao gồm:

1. Mẹo cải thiện tại nhà

Đối với những trường hợp trĩ ngoại có mức độ nhẹ, bác sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp tại nhà để hỗ trợ giảm cơn đau và làm chậm tiến triển của bệnh.

Một số mẹo cải thiện bệnh trĩ ngoại ngay tại nhà, bao gồm:

  • Tăng chất xơ trong chế độ ăn: Chất xơ có vai trò điều hòa nhu động ruột, làm mềm phân và giảm táo bón. Bổ sung chất xơ vào chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm ma sát lên búi trĩ, cải thiện tình trạng chảy máu hậu môn, đau rát và ngứa ngáy.
  • Ngâm rửa hậu môn với nước ấm: Sau khi đi tiêu, nên ngâm rửa hậu môn với nước ấm để cầm máu, giảm đau rát và loại bỏ hoàn toàn chất thải ứ đọng ở ống hậu môn. Ngoài tác dụng giảm triệu chứng lâm sàng, biện pháp này còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Chườm lạnh: Trong trường hợp búi trĩ sưng nề và gây đau nhiều, có thể chườm khăn lạnh lên vùng hậu môn để làm mát, giảm đau và sưng viêm. Ngoài ra, chườm lạnh còn hỗ trợ cầm máu và giảm cảm giác khó chịu sau khi đi tiêu.

Thông thường, các biện pháp tại nhà được chỉ định trong 30 – 45 ngày kết hợp với sử dụng thuốc để giảm triệu chứng và hỗ trợ làm co búi trĩ.

2. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc được chỉ định đối với trĩ ngoại có mức độ nhẹ. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

Bệnh trĩ ngoại
Thuốc chỉ được sử dụng trong trường hợp bệnh trĩ ngoại có mức độ nhẹ
  • Viên uống bổ sung chất xơ: Đối với những trường hợp táo bón kinh niên, bác sĩ có thể kê toa một số viên uống bổ sung chất xơ để điều hòa nhu động ruột và giảm táo bón.
  • Thuốc chống viêm, giảm đau: Thuốc chống viêm, giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen, Piroxicam,… được sử dụng để giảm phù nề và đau nhức hậu môn. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ giúp làm giảm triệu chứng tạm thời nên cần tránh tình trạng phụ thuộc và lạm dụng.
  • Thuốc mỡ: Các loại thuốc mỡ được sử dụng cho bệnh trĩ ngoại thường chứa hydrocortisone, lidocaine hoặc kháng sinh nhằm chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa viêm nhiễm. Ngoài ra, thuốc mỡ còn có tác dụng làm trơn ống hậu môn, bảo vệ búi trĩ và giảm ma sát khi đại tiện.
  • Thuốc chứa flavonoid: Flavonoid là chất chống oxy hóa có trong nhiều loại thực vật. Thành phần này được chứng minh có hiệu quả giảm tính thấm và tăng độ bền thành mạch. Ngoài các chế phẩm tổng hợp như Herperidine, Disomine,… bác sĩ cũng có thể chỉ định viên uống từ các loại thảo dược có chứa flavonoid như hoa hòe, đinh lăng,… để hỗ trợ làm co búi trĩ.

3. Phẫu thuật cắt da thừa, búi trĩ

Can thiệp ngoại khoa được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ngoại khi có biến chứng tắc mạch, nhiễm trùng hoặc lở loét.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại
Can thiệp ngoại khoa được chỉ định khi bệnh đã xuất hiện các biến chứng như tắc mạch, mẫu da thừa,…

Một số kỹ thuật ngoại khoa được chỉ định trong điều trị bệnh trĩ ngoại, bao gồm:

  • Rạch búi trĩ: Rạch búi trĩ được thực hiện đối với các trường hợp xuất hiện biến chứng trĩ ngoại tắc mạch. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ rạch búi trĩ, sau đó nặn bỏ huyết khối và cầm máu bằng cách thoa gel hoặc đốt điện. Sau khi huyết khối được loại bỏ, búi trĩ có xu hướng giảm căng phồng, phù nề và đau rát.
  • Cắt bỏ mẫu da thừa: Đối với trường hợp hình thành mẫu da thừa ở rìa hậu môn, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần da thừa để hạn chế viêm nhiễm.
  • Phẫu thuật cắt búi trĩ: Trong trường hợp búi trĩ lớn và không có đáp ứng với điều trị bảo tồn, nội khoa, có thể cân nhắc phẫu thuật. Hiện nay phẫu thuật trĩ ngoại gồm một số kỹ thuật như cắt trĩ từng búi và cắt trĩ vòng.

Sau phẫu thuật, búi trĩ sẽ được loại bỏ hoàn toàn, từ đó làm giảm triệu chứng lâm sàng và ngăn ngừa biến chứng phát sinh. Tuy nhiên, có khoảng 2 – 5% trường hợp tái phát sau khi phẫu thuật.

Mặc dù có hiệu quả cao nhưng phẫu thuật cắt bỏ trĩ có thể gây ra một số biến chứng sau mổ như chảy máu, nhiễm trùng và bí tiểu. Ngoài ra, can thiệp ngoại khoa cũng có thể để lại các di chứng như mẩu da thừa, sa niêm mạc, hẹp hậu môn, loét hậu môn,…

Chăm sóc và phòng ngừa trĩ ngoại tái phát

Bệnh trĩ ngoại có thể tái phát sau điều trị nếu không chủ động chăm sóc và phòng ngừa. Vì vậy sau khi kết thúc quá trình điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh như:

cách điều trị bệnh trĩ ngoại
Ăn uống khoa học giúp giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa và phòng ngừa bệnh trĩ tái phát
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung chất xơ, nước và vitamin vào chế độ ăn hằng ngày. Hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống dễ gây táo bón như cà phê, rượu bia, nước ngọt có gas, thức ăn chứa nhiều gia vị, đạm và dầu mỡ.
  • Nên ăn uống vừa đủ no, tránh bỏ bữa hoặc ăn uống quá mức.
  • Tập thể dục ít nhất 5 buổi/ tuần để cải thiện sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch và thúc đẩy hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, hoạt động thể chất còn giúp điều chỉnh cân nặng, giảm táo bón và hạn chế một số tình trạng rối loạn tiêu hóa khác.
  • Hạn chế nhịn đại tiện, ngồi xổm, ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Nên tập thói quen đi đại tiện theo giờ hoặc đi tiêu ngay khi có nhu cầu.
  • Kiểm soát các bệnh lý có thể gây giãn tĩnh mạch hậu môn như tiểu đường, giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, bệnh gút,…

Bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết và điều trị hơn so với trĩ nội. Nếu thăm khám và điều trị sớm, bệnh có thể thuyên giảm chỉ sau một thời gian ngắn. Ngược lại tình trạng chủ quan có thể khiến búi trĩ gia tăng kích thước, sưng phù, tắc mạch, viêm nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

5/5 - (3 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *