Sau Khi Quan Hệ Bao Lâu Thì Biết Có Thai – Thử Ra 2 Vạch?

Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai là vấn đề thắc mắc của đa số phụ nữ, đặc biệt là ở những người đang mong muốn thụ thai. Để xác định thời điểm thử thai thích hợp, bạn có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết bên dưới.

Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai
Tìm hiểu sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai để thực nghiệm các thử nghiệm chính xác

Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai – thử ra 2 vạch?

Sau khi quan hệ tình dục, trứng và tinh trùng có thể gặp nhau trong vòng vài phút đến khoảng 12 giờ, phụ thuộc vào nhiều điều kiện và tư thế quan hệ. Tuy nhiên, để xác định sau khi quan hệ bao lâu thì có thai, bạn có thể cần mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể quá trình thụ thai diễn ra như sau:

1. Khi nào quá trình thụ tinh xảy ra?

Sự thụ tinh diễn ra khi trứng và tinh trùng gặp nhau bên trong ống dẫn trứng. Để điều này xảy, người phụ nữ cần ở cửa sổ thụ thai, điều này có nghĩa là người phụ nữ đã rụng trứng hoặc sắp rụng trứng trong ngày quan hệ tình dục.

Sau khi rời khỏi buồng trứng, một quả trứng chỉ có thể được thụ tinh trong khoảng 12 – 24 giờ. Nếu không được thụ tinh, trứng bắt đầu bị phá vỡ, hormone thay đổi và dẫn đến kinh nguyệt.

Bài rượu thuốc Nhất Nam Minh Mạng Tửu được hàng triệu quý ông Việt săn lùng nhờ hiệu quả tăng cường tuổi thọ, kéo dài sức xuân, nâng cao chính khí, đại bổ khí huyết. CLICK NGAY

Bất cứ hoạt động tình dục không được bảo vệ nào trong ngày rụng trứng và trước ngày rụng trứng 5 ngày để có thể dẫn đến quá trình thụ thai. Bên cạnh đó, việc thụ thai cũng có thể diễn ra rất sớm, sau 30 phút kể từ lúc xuất tinh vào ống dẫn trứng.

2. Khi nào hình thành bào thai?

Sau khi thụ tinh, hợp tử sẽ đi dọc theo ống dẫn trứng và phát triển thành bào thai. Hợp tử này sẽ phát triển thành một khối tế bào giống như quả bóng và sau đó là phôi nang. Khi đạt đến một giai đoạn phôi thai nhất định, các nang sẽ bám vào niêm mạc tử cung và phát triển thành phôi thai.

Quá trình bám vào thành tử cung của phôi thai là điều cần thiết và quan trọng. Nếu điều này không xảy ra, phôi thai sẽ bị phá vỡ và bị trục xuất ra khỏi tử cung như một phần niêm mạc của kinh nguyệt.

Đối với hầu hết mọi người, quá trình hình thành bào thai mất khoảng 6 – 10 ngày sau khi thụ tinh. Các triệu chứng có thể bao gồm đau quặn bụng nhẹ hoặc xuất hiện đốm máu nhỏ ở quần lót. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết nào.

3. Sau khi quan hệ bao lâu thì biết có thai?

Các xét nghiệm thử thai tại nhà thường dựa vào nồng độ  gonadotropin màng đệm ở người (hCG) trong nước tiểu. Hormone này được tạo ra sau khi hình thành bào thai nhưng nồng độ không quá cao cho đến khi bào thai được 6 – 14 ngày sau khi thụ tinh. Do đó, bạn có thể tiến hành thử thai sau 6 ngày kể từ lúc quan hệ tình dục.

Sau quan hệ bao lâu thì dùng que thử thai
Thông thường bạn nên đợi khoảng 2 tuần để có xét nghiệm thử thai chính xác

Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, để có kết quả thử thai chính xác nhất, bạn nên đợi ít nhất là hai tuần để tránh tình trạng âm tính giả khi thử thai. Thực hiện xét nghiệm sớm, khi các hormone thai kỳ chưa tích tụ đầy đủ, có thể cho kết quả âm tính ngay cả khi bạn đã mang thai.

Bên cạnh đó, hiện tại không có phương pháp phát hiện dấu hiệu mang thai trong vòng 2 – 3 ngày sau khi quan hệ. Do đó, đừng thực hiện xét nghiệm hoặc thử thai tại nhà quá sớm.

Các dấu hiệu mang thai phổ biến

Mỗi phụ nữ có các triệu chứng thai kỳ khác nhau. Tuy nhiên không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có triệu chứng, một số người thậm chí không biết bản thân mang thai cho đến thực hiện xét nghiệm.

Ngoài ra, các triệu chứng sớm của thai kỳ thường tương tự như các dấu hiệu tiền kinh nguyệt, do đó một số phụ nữ có thể không nhận ra mình đang mang thai.

Bạn có thể lưu ý một số dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của thai kỳ để có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp. Các dấu hiệu có thể bao gồm:

1. Chuột rút bụng

Sau khi thụ thai, trứng đã được thụ tinh sẽ tự gắn vào thành tử cung. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau bụng hoặc chuột rút hoặc đốm máu màu đỏ nhạt hoặc hồng. Đây có thể là dấu hiệu sớm nhất của thai kỳ, khi bào thai bám vào thành tử cung.

Sau bao lâu thì có dấu hiệu mang thai
Đau bụng và tiết dịch âm đạo có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ

Dấu hiệu này thường xuất hiện sau 6 – 12 ngày kể từ lúc trứng được thụ tinh. Cơn đau có thể tương tự như đau bụng kinh, do đó một số phụ nữ có thể nhầm lẫn dấu hiệu có kinh và mang thai.

Bên cạnh đó, một số phụ nữ có thể xuất hiện chất dịch màu trắng đục ở âm đạo. Điều này là do sự dày lên của thành niêm mạc tử cung khi quá trình thụ thai diễn ra. Sự tăng trưởng này có thể gây tăng tiết dịch âm đạo trong suốt trong suốt thai kỳ.

Chất dịch này thường trong suốt, không mùi và không gây khó chịu. Do đó, nếu cảm thấy có mùi hôi ở âm đạo, ngứa, nóng rát hoặc đau ở âm đạo, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm men.

2. Thay đổi ngực

Thay đổi ngực và vú là dấu hiệu rất sớm của thai kỳ, thường xảy ra khi nồng độ hormone ở phụ nữ thay đổi đột ngột sau khi thụ thai.

Vì những thay đổi này, ngực ở phụ nữ có thể bị sưng, đau hoặc mềm mại sau một hoặc hai tuần sau khi thụ thai. Một số phụ nữ có thể cảm thấy nặng ngực hoặc ngực đầy đặn hơn khi chạm vào. Bên cạnh đó quầng vú cũng có thể thay đổi, tối màu và to hơn bình thường.

Những thay đổi về ngực có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ và có thể được cải thiện khi cơ thể đã quen với nồng độ hormone mới. Do đó, nếu các cơn đau không được cải thiện, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Buồn nôn

Buồn nôn (ốm nghén) là dấu hiệu phổ biến của thai kỳ. Tuy nhiên không phải tất cả bà bầu đều gặp dấu hiệu này.

Nguyên nhân chính xác dẫn đến các cơn ốm nghén vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên việc thay đổi hormone có thể góp phần dẫn đến triệu chứng này. Buồn nôn liên quan đến thai kỳ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày, tuy nhiên thường phổ biến vào buổi sáng.

Biểu hiện có thai sau 2 ngày quan hệ
Buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng là dấu hiệu đặc trưng ở phụ nữ mang thai

Ngoài ra, một số phụ nữ có thể thèm ăn mất kiểm soát hoặc các ác cảm với một số loại thực phẩm cụ thể. Điều này cũng có liên quan đến sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ. Đôi khi các triệu chứng này có thể nghiêm trọng đến mức có thể gây kích thích dạ dày và đau dạ dày.

Các cơn buồn nôn, thèm ăn hoặc ác cảm với thức ăn có thể kéo dài toàn bộ thời gian của thai kỳ. Tuy nhiên đôi khi các triệu chứng có thể tự cải thiện khi đến tuần thứ 13 – 14 của thai kỳ.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để đảm bảo các chất dinh dưỡng phù hợp và cần thiết cho sự phát triển của bé.

4. Mất chu kỳ kinh nguyệt

Triệu chứng sớm rõ ràng nhất của thai kỳ là mất chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một không phải tất cả phụ nữ đều mất chu kỳ kinh nguyệt khi mang thai. Một số người có thể bị chảy máu trong lúc mang thai. Đến bệnh viện nếu bạn nghi ngờ mang thai và bị chảy máu từ âm đạo, điều này có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng.

Ngoài mang thai, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến trễ kinh hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt có thể bao gồm:

  • Tăng hoặc giảm cân không rõ lý do
  • Có các vấn đề về nội tiết tố
  • Mệt mỏi, căng thẳng quá mức
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai
  • Thay đổi biện pháp tránh thai

5. Các dấu hiệu phổ biến khác

Mang thai gây thay đổi cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này dẫn đến một số thay đổi như:

Quan hệ mấy ngày thì biết có bầu
Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ
  • Đi tiểu thường xuyên hơn: Đối với nhiều phụ nữ, nhu cầu đi tiểu có thể tăng lên vào tuần thứ 6 – 8 sau khi thụ thai. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là do viêm đường tiết niệu, tiểu đường, sử dụng thuốc lợi tiểu.
  • Táo bón: Khi mang thai, nồng độ hormone progesterone cao khiến thức ăn di chuyển chậm hơn qua đường ruột và có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa hoặc táo bón. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, tập thể dục và sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ.
  • Thay đổi tâm trạng: Đây là một thay đổi phổ biến ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Điều này cũng có liên quan đến việc thay đổi hormone.
  • Đau đầu và đau lưng: Nhiều phụ nữ mang thai có thể bị đau đầu nhẹ thường xuyên trong khi một số phụ nữ khác có thể bị đau lưng.
  • Chóng mặt và ngất xỉu: Nhiều phụ nữ mang thai có thể bị giãn mạch máu, dẫn đến tình trạng hạ đường huyết và huyết áp. Tình trạng này có thể gây ngất xỉu và chóng mặt.

Các biện pháp thử thai phổ biến

Các xét nghiệm mang thai thường là kiểm tra nước tiểu và nồng độ máu để xác định hormone gonadotropin màng đệm ở người (hCG). Cơ thể tạo ra hormone này sau khi trứng được thụ tinh và bám vào thành tử cung. Các loại xét nghiệm thai phổ biến thường bao gồm:

1. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ có thể chính xác đến 97% nếu được thực hiện đúng phương pháp và thời điểm. Các xét nghiệm có thể được thực hiện tại nhà thông qua thử thai hoặc thực hiện tại bệnh viện.

Xét nghiệm thai bằng nước tiểu thường nhằm mục đích kiểm tra nồng độ hormone gonadotropin màng đệm ở người (HCG) trong nước tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm thai kỳ phổ biến

Có nhiều cách khác nhau để thực hiện thử thai thông qua nước tiểu. Khi thực hiện tại nha, bạn có thể tham khảo một số phương pháp cụ thể như:

  • Thu thập nước tiểu vào một chiếc cố và nhúng que thử thai vào nước tiểu
  • Thu thập nước tiểu vào cốc và sử dụng ống nhỏ dung dịch để di chuyển một lượng nhỏ chất lỏng vào que thử thai
  • Đặt que thử thai vào dòng nước tiểu khi bạn đang ở giữa dòng nước tiểu

Tuy nhiên, xét nghiệm thai thông qua nước tiểu chỉ được thực hiện khi bạn có các dấu hiệu thai kỳ như mất chu kỳ kinh nguyệt, buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi.

2. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu thường được thực hiện tại bệnh viện và không phổ biến như xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên xét nghiệm máu có thể được thực hiện sớm hơn, khoảng từ 6 – 8 ngày sau khi trứng được thụ tinh.

Biểu hiện có thai sau 5 ngày quan hệ
Xét nghiệm máu có thể nhận biết dấu hiệu mang thai rất sớm, kể cả khi nồng độ hCG rất thấp

Hai loại xét nghiệm máu cho thai kỳ phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm định lượng nồng độ hCG chính xác có trong máu, thậm chí ở nồng độ rất thấp. Bệnh có xét nghiệm này cũng được sử dụng để theo dõi các vấn đề trong thai kỳ bao gồm thai ngoài tử cung, sẩy thai sớm hoặc khi nồng độ hCG giảm đột ngột.
  • Một xét nghiệm hCG định tính là xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra nồng độ hCG để xác định tình trạng có thai hoặc không có thai. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm này để xác định dấu hiệu mang thai sớm nhất là 10 ngày sau khi thụ thai, mặc dù một số xét nghiệm có thể cho phát hiện hCG sớm hơn.

Một xét nghiệm thai có thể phát hiện nồng độ hCG khi một người phụ nữ mất chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, kết quả sẽ chính xác hơn nếu bạn đợi 2 tuần sau khi quan hệ tình dục để thực hiện kiểm tra. Nếu bạn có bất cứ nghi ngờ hoặc câu hỏi nào liên quan, hãy đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

4.3/5 - (7 bình chọn)

>>> Chuyên gia sản phụ khoa hơn 40 năm kinh nghiệm >>> Hội tụ TÂM - TÂM - TÀI >>> Phương pháp điều trị AN TOÀN - HIỆU QUẢ - KHÔNG TÁI PHÁT >>> Bảo mật thông tin >>> Luôn luôn LẮNG NGHE, luôn luôn CHIA SẺ, THẤU HIỂU

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *